CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Sông Lô
3.3.1. Các loại sử dụng đất nông nghiệp của huyện năm 2013
* Các loại sử dụng đất hiện trạng của huyện được thể hiện trong bảng 3.2 cho thấy: Sông Lô có 08 loại sử dụng đất (LUT) với 31 kiểu sử dụng đất khác nhau:
- LUT Chuyên lúa (LUT I): Đây là LUT có diện tích lớn thứ hai gồm 2 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích là 2.867,16 ha, chiếm 28,14% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, kiểu sử dụng đất 2 lúa với diện tích 2.303,06 ha phân bố chủ yếu ở chân đất trũng vào mùa đông thường vẫn thiếu nước để canh tác do nguồn nước dự trữ ít; kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa với diện tích 564,10 ha phân bố chủ yếu chân đất trũng tập trung ở các xã ven sông Lô vào mùa mưa thường bị ngập úng cục bộ, kéo dài đến tháng 9, tháng 10.
- LUT 2 lúa - 1 rau màu (LUT II): Phân bố trên đất vàn thuận lợi tưới tiêu và đất vàn cao, với tổng diện tích là 381,78 ha, chiếm 3,75% tổng diện tích đất nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 nghiệp, gồm 3 kiểu sử dụng đất chính, phân bố đều trên cả 3 tiểu vùng.
- LUT 1 lúa - 2 rau màu (LUT III): Gồm 7 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích là 273,02 ha, chiếm 2,68% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố trên chân đất vàn cao. Trong đó, kiểu sử dụng đất có diện tích phổ biến nhất là Lạc – Lúa mùa (LM) – Ngô đông với diện tích 112,48 ha.
- LUT LX – Cá (LUT IV): Có diện tích 452,38 ha, chiếm 4,44% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố trên các đồng chằm, vùng đất trũng tập trung chủ yếu ở các xã ven sông. Diện tích này đều là đất 1 lúa do hộ dân tự chuyển đổi và sau đã được chính quyền địa phương ủng hộ;
- LUT Chuyên rau - Màu – CCNNN (LUT V): Có diện tích 257,49 ha, chiếm 2,53% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố trên chân đất vàn cao. Trong đó, kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất là Chuyên sắn với diện tích 61,92 ha (chiếm 24,05 % tổng diện tích của LUT) có ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, nhiều nhất ở các xã Đồng Thịnh, Cao Phong, Đức Bác... với hình thức độc canh cây sắn trên vùng đất dốc, đất gò đồi, đất trồng bị rửa trôi, chất lượng đất ngày càng giảm.
Kiểu sử dụng đất chuyên ngô tập trung ở các xã Đức Bác, Tứ Yên, Cao Phong; kiểu sử dụng đất chuyên đậu tương tập trung ở các xã Đồng Quế, Nhân Đạo; kiểu sử dụng đất Lạc - Vừng chỉ có ở xã Nhân Đạo; kiểu sử dụng đất Đậu tương - Vừng cũng tương tự chỉ có ở xã Đôn Nhân. Diện tích trồng màu đang tăng do xu hướng chuyển từ đất lúa năng suất thấp tại các vàn cao không chủ động được nước sang trồng màu. Kiểu sử dụng đất Chuyên mía xuất hiện trong khoảng thời gian mấy năm gần đây, diện tích này chủ yếu được trồng trên đất vườn đồi của hộ nông dân trong xã Quang Yên, làm vùng nguyên liệu cho nhà máy đường Tuyên Quang.
- LUT Chuyên cây CN lâu năm (LUT VI):
Chè: Thường bố trí ở vùng đồi núi thấp năng xuất chè búp tươi đạt từ 7- 8,5 tấn/ha. Cây chè hiện nay đang là thế mạnh của huyện Sông Lô nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
- LUT Chuyên cây lâm nghiệp (LUT VII): Chủ yếu là bạch đàn và keo thường được bố trí ở khu vực có địa hình vàn cao, cao chế độ tưới hạn chế (đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 trồng rừng sản xuất). Đây cũng là LUT có diện tích lớn nhất trong tổng tất cả các LUT của huyện với 3.921,17 ha, chiếm 38,48% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- LUT Chuyên cá (LUT VIII): Với diện tích là 146,26 ha, chiếm 1,44% tổng diện tích đất nông nghiệp. LUT này phân bố chủ yếu trên diện tích ao hồ và một phần diện tích đất trũng chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.
* Nhìn chung, Sông Lô có diện tích trồng lúa lớn, xu hướng giảm về diện tích trong những năm tới để chuyển đổi diện tích đất lúa năng suất kém sang trồng màu, đặc biệt đẩy mạnh cải tạo đồng chiêm trũng nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, để phát triển hợp lý và hiệu quả cần xem xét xây dựng quy hoạch nông nghiệp, theo vùng sản xuất đặc trưng nhằm đa dạng hoá nông nghiệp theo hướng hàng hoá trên quan điểm nông nghiệp hữu cơ nhằm cải tạo đất bạc màu trên vùng đất dốc của huyện đang thoái hoá nghiêm trọng.
- Số liệu bảng 3.2 cũng cho thấy:
+ Tiểu vùng 1: Gồm 7 loại sử dụng đất với 24 kiểu sử dụng đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất Chuyên cây lâm nghiệp (bạch đàn, keo) chiếm diện tích lớn nhất với 1886,73 ha, chiếm 18,52% tổng diện tích đất nông nghiệp, kiểu sử dụng đất Chuyên chè chiếm diện tích lớn thứ hai với 1192,13 ha, chiếm 11,70% tổng diện tích đất nông nghiệp, kiểu sử dụng đất Rau - Khoai lang - Rau chiếm diện tích nhỏ nhất chỉ có 1,09 ha.
+ Tiểu vùng 2: Gồm 8 loại sử dụng đất với 26 kiểu sử dụng đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa (LX – LM) có diện tích lớn nhất với 839,45 ha, chiếm 8,24% tổng diện tích đất nong nghiệp, tiếp đến là kiểu sử dụng đất Chuyên cây lâm nghiệp (bạch đàn, keo) có diện tích lớn thứ hai với 598,19 ha, chiếm 5,87% tổng diện tích đất nông nghiệp, kiểu sử dụng đất Rau - Khoai lang - Rau có tỷ lệ nhỏ nhất với diện tích chỉ có 1,62 ha.
+ Tiểu vùng 3: Gồm 8 loại sử dụng đất với 25 kiểu sử dụng đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất LX - LM chiếm diện tích lớn nhất với 911,97 ha, chiếm 8,95% tổng diện tích đất nông nghiệp, kiểu sử dụng đất Rau - Khoai lang - Rau có diện tích nhỏ nhất là 0,51 ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Bảng 3.2. Hiện trạng các
loại sử dụng đất huyện Sông Lô năm 2013
Loại sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (% so với tổng diện tích đất nông nghiệp) Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng
1 Tiểu vùng
2 Tiểu vùng
3 Tổng 3
tiểu vùng Tiểu vùng
1 Tiểu vùng
2 Tiểu vùng
3 Tổng 3 tiểu vùng Tổng diện tích các LUT 5.111,14 2.732,25 2.345,95 10.189,34 50,16 26,81 23,02 100,00
I. Chuyên lúa 551,64 1.044,92 1.270,60 2.867,16 5,41 10,26 12,47 28,14
1. LX – LM 551,64 839,45 911,97 2.303,06 5,41 8,24 8,95 22,60
2. LX - 205,47 358,63 564,10 - 2,02 3,52 5,54
II. 2 lúa – 1 rau màu 81,77 197,80 102,21 381,78 0,80 1,94 1,00 3,75
3. LX – LM – Ngô đông 49,81 137,48 56,52 243,81 0,49 1,35 0,55 2,39
4. LX – LM - Khoai lang 22,15 43,87 21,78 87,80 0,22 0,43 0,21 0,86
5. LX – LM – Rau 9,81 16,45 23,91 50,17 0,10 0,16 0,23 0,49
III. 1 lúa – 2 rau màu 99,25 113,37 60,40 273,02 0,97 1,11 0,59 2,68
6. Lạc – LM – Ngô đông 38,44 47,32 26,72 112,48 0,38 0,46 0,26 1,10
7. Lạc – LM 30,19 13,88 7,61 51,68 0,30 0,14 0,07 0,51
8. Đậu tương - LM – Ngô đông 8,92 12,43 7,73 29,08 0,09 0,12 0,08 0,29
9. Đậu tương - LM – Rau - 8,12 6,58 14,70 - 0,08 0,06 0,14
10. Rau - LM – Rau 3,47 4,42 7,70 15,59 0,03 0,04 0,08 0,15
11. Đậu các loại – LM – Ngô đông 18,23 8,17 4,06 30,46 0,18 0,08 0,04 0,30
12. Khoai lang – LM – Rau - 19,03 - 19,03 - 0,19 - 0,19
IV. Lúa – Cá - 133,84 318,54 452,38 - 1,31 3,13 4,44
13. Lúa – Cá - 133,84 318,54 452,38 - 1,31 3,13 4,44
V. Chuyên rau – Màu – CCNNN 136,46 80,51 40,52 257,49 1,34 0,79 0,40 2,53
14. Chuyên ngô (3 vụ ) 11,95 7,16 8,59 27,70 0,12 0,07 0,08 0,27
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 15. Chuyên đậu tương (3 vụ ) 8,31 8,74 6,05 23,10 0,08 0,09 0,06 0,23
16. Chuyên sắn (1 vụ ) 35,93 19,73 6,26 61,92 0,35 0,19 0,06 0,61
17. Chuyên lạc (3 vụ ) 8,27 8,66 3,56 20,49 0,08 0,08 0,03 0,20
18. Chuyên khoai lang (3 vụ ) 6,79 12,29 - 19,08 0,07 0,12 - 0,19
19. Lạc – Vừng 3,53 - - 3,53 0,03 - - 0,03
20. Lạc - Lạc 3,13 9,49 2,64 15,26 0,03 0,09 0,03 0,15
21. Đậu tương – Lạc – Vừng - - 2,93 2,93 - - 0,03 0,03
22. Khoai lang - Lạc 4,17 1,77 2,59 8,53 0,04 0,02 0,03 0,08
23. Rau - Khoai lang – Rau 1,09 1,62 0,51 3,22 0,01 0,02 0,01 0,03
24. Lạc Xuân – Ngô mùa - 5,22 1,89 7,11 - 0,05 0,02 0,07
25. Ngô xuân - Khoai lang 3,54 5,83 - 9,37 0,03 0,06 - 0,09
26. Ngô xuân – Đậu tương - - 5,50 5,50 - - 0,05 0,05
27. Chuyên mía 49,75 - - 49,75 0,49 - - 0,49
VI. Cây CN lâu năm 1.192,13 523,71 174,24 1.890,08 11,70 5,14 1,71 18,55
28. Chuyên chè 1.192,13 523,71 174,24 1.890,08 11,70 5,14 1,71 18,55
VII. Cây lâm nghiệp 3.013,02 598,19 309,96 3.921,17 29,57 5,87 3,04 38,48
29. Bạch đàn, keo 1.886,73 598,19 309,96 2.794,88 18,52 5,87 3,04 27,43
30. Rừng phòng hộ 1.126,29 - - 1.126,29 11,05 - - 11,05
VIII. Chuyên cá 36,87 39,91 69,48 146,26 0,36 0,39 0,68 1,44
31. Cá 36,87 39,91 69,48 146,26 0,36 0,39 0,68 1,44
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra