Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Sông Lô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP HUYỆN SÔNG lô, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sông Lô

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Sông Lô

* Thun li

- Huyện có vị trí tương đối thuận lợi, giáp với 2 tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang. Đặc biệt là thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, trong những năm tới huyện Sông Lô sẽ phát triển thành một huyện có nền kinh tế đa dạng, phong phú với cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ hợp lý.

- Sông Lô có khí hậu đặc trưng là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với các loại cây trồng được ưa chuộng của vùng nông thôn Bắc Bộ, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp trong vùng.

- Các nguồn tài nguyên + Tài nguyên đất:

Nhóm đất địa thành với nhiều loại đất và trên nhiều địa hình khác nhau, xen kẽ giữa vùng đồi núi thấp là những cánh đồng nhỏ hẹp rất hợp với việc phát triển rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và trồng các loại cây công nghiệp lâu lăm, cây ăn quả.

Nhóm đất thủy thành phân bố tương đối tập trung rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, cây rau quả có giá trị kinh tế cao.

+ Tài nguyên nước: Huyện có diện tích nước mặt khá lớn (chiếm 1,14% tổng diện tích tự nhiên). Lương mưa hàng năm cũng khá cao (1.600 – 1.800 mm/năm).

Thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện.

+ Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn (3.921,17 ha). Thuận lợi cho việc phát triển các dự án lâm nghiệp hoặc phát triển kinh tế của người dân theo hướng trồng rừng sản xuất.

* Khó khăn

- Sông Lô là huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách khá xa trung tâm tỉnh (cách thành phố Vĩnh Yên 25km) và huyện cũng mới tách ra từ huyện Lập Thạch nên huyện còn khó khăn về nhiều mặt.

- Địa hình đồi núi cao, khá đa dạng của huyện tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt đến sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu của huyện thường xuyên xảy ra các thiên tai như khô hạn hay úng lụt ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và đời sống của nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 42 - Các nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất: Huyện được chia ra làm 2 nhóm đất chính là đất đồi núi và đất phù sa nhưng đều rất khó canh tác. Đất đồi núi khó khăn về nguồn nước tưới vào mùa khô, chỉ phù hợp với các cây trồng chịu hạn; Đất phù sa chạy dọc các ven sông ven suối tạo thành những cánh đồng dài, nhỏ hẹp hay bị úng lụt vào mùa mưa.

+ Tài nguyên nước: Huyện có địa hình cao nên khó khăn trong việc khai thác nguồn nước ngầm; Nguồn nước mặt phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm và chất lượng nước cũng thay đổi theo mùa ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng, vật nuôi.

+ Tài nguyên khoáng sản: Lượng khoáng sản ít và không đa dạng và là một trong những huyện nghèo khoáng sản nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.3.2. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội

* Thun li

- Nền kinh tế phát triển ổn định có sự tăng trưởng khá; sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định; đặc biệt cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, ...) cho năng suất khá cao; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá.

- Có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, người dân có tính cần cù, chịu khó.

- Có các tuyến đường giao thông tương đối thuận lợi cho sản xuất và giao lưu hàng. Đặc biệt là thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ với con đường giao thông Xuyên Á được xây dựng tạo cho huyện Sông Lô có rất nhiều điều kiện để phát triển theo hướng hướng ngoại giao lưu kinh tế, bên cạnh đó còn có giao thông đường thủy như bến đò Tứ Yên, bến phà Yên Then, các bến đò, bến phà cá nhân tự phát, ...

- Huyện có lợi thế phát triển các loại hình dịch vụ như dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đường sông, dịch vụ đào tạo nghề, ...

- Do mới tách từ huyện Lập Thạch nên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện đang bước đầu được đầu tư nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đường giao thông đã và sẽ được thi công sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đây là một trong những thuận lợi cho huyện trong việc quy hoạch phát triển các ngành kinh tế hay quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 43

* Khó khăn:

- Áp lực đối với đất đai. từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt là các khu đất gần trung tâm. Áp lực đối với đất đai thể hiện trên các mặt sau:

+ Cơ cấu kinh tế của huyện chỉ so với năm 2012 cho thấy tỷ lệ các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng. Do vậy, việc phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ… ngày càng tăng và làm giảm quỹ đất nông nghiệp.

+ Trong thời kỳ tới, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa cần có quỹ đất cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng như phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…

+ Nhu cầu cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao, vì vậy cần có quỹ đất cho xây dựng các công trình công cộng, văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ ngơi…

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Việc thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, hiệu quả chưa cao, diện tích trồng cây vụ đông không đạt kế hoạch đề ra.

+ Năng suất lao động nông nghiệp của người dân chưa cao. Người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm rất nhiều nên dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội, … Lực lượng lao động nông nghiệp và nông dân chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ quá cao gây trở ngại cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

+ Huyện lại có tới 07 dân tộc sinh sống nên các phong tục tập quán khác nhau. Khó khăn trong công tác tuyên truyền và khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, …

+ Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông nội đồng, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện.

Nhìn chung áp lực đối với đất đai của huyện là rất lớn và các dự án phần nhiều sẽ lấy đất vào đất đang sử dụng, chủ yếu là đất nông nghiệp. Vì vậy cần sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững. Đồng thời đầu tư cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 44 cây trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nâng cao tay nghề cao người lao động. Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP HUYỆN SÔNG lô, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)