CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Sông Lô
3.5.1. Giải pháp về chính sách sử dụng đất
Huyện đã nắm bắt được chủ trương của nhà nước về chính sách dồn điền đổi thửa nhưng công tác tuyên truyền, thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Nguyên nhân do chưa tìm ra được hệ số chuyển đổi thích hợp giữa các loại đất có điều kiện canh tác khác nhau, ruộng đất quá phân tán nên một vài hộ không thể thực hiện tự chuyển đổi với nhau được mà phải rất nhiều hộ, điều này dẫn đến khó thoả thuận giữa các hộ…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 Cần phải thúc đẩy quá trình tích luỹ ruộng đất, đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, tập trung đất đai, tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất quy mô lớn phù hợp với sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện thâm canh cao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Đây là hướng đi duy nhất để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất đai manh mún, phân tán như hiện nay. Hỗ trợ và tạo điều kiện về mặt pháp lý cho nông dân thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê và cho thuê đất nông nghiệp.
Ngoài ra cần giải quyết tốt vấn đề quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch hệ thống thuỷ lợi, hệ thống phụ trợ sản xuất nông nghiệp.
3.5.2. Giải pháp về thị trường
Trong bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào thì thị trường tiêu thụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất. Do vậy, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản là khâu rất quan trọng, quyết định nhiều đến hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp theo hướng hàng hoá nói riêng. Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương, chúng tôi thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của huyện rất hạn chế, chợ huyện chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm một phần nhỏ cũng vì kinh tế huyện còn rất khó khăn. Chưa có doanh nghiệp thu mua hay tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Huyện có giao thông đường thủy là sông Lô với chiều dài dọc tuyến khoảng 28km, giao thông đường bộ với các trục đường tỉnh lộ 306, 307 chạy qua và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang chuẩn bị thông xe là điều kiện rất thuận lợi. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, huyện nên có những chủ trương mở rộng lưu thông hàng hoá bằng cách xác lập mối quan hệ giữa người sản xuất, người lưu thông và người tiêu thụ. Hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm thương mại ở các khu vực trung tâm thị trấn, thị tứ, để từ đó tạo môi trường cho lưu thông hàng hoá. Mặt khác cung cấp những thông tin về thị trường nông sản hiện tại, cũng như phải có dự báo trước cho tương lai để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Đa dạng hoá sản xuất, sản xuất theo định hướng của thị trường đòi hỏi thông tin thị trường hết sức quan trọng, các thông tin này cũng rất nhạy cảm và biến động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 liên tục. Điều đó cho thấy tổ chức sản xuất theo hình thức 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp mới đáp ứng thông tin thị trường mà vẫn đảm bảo về mặt quản lý và yêu cầu kỹ thuật.
3.5.3. Giải pháp về công tác khuyến nông
Áp dụng và phổ cập, chuyển giao các chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đến hộ sản xuất. Bồi dưỡng kiến thức qua trung tâm học tập cộng đồng tại thôn, mô hình trình diễn của chương trình khuyến nông.
Hướng dẫn các hộ gia đình sản xuất theo hướng canh tác bền vững, tiết kiệm và hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Chuyển đổi thời vụ gieo trồng thích hợp theo kế hoạch thời vụ gieo trồng của các cơ quan chính quyền địa phương, để tránh sâu bệnh, tiếp thu giống mới có chất lượng, giá trị hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển đa dạng các mô hình trình diễn cây trồng vật nuôi con giống cho hiệu quả cao, đa dạng hoá các mô hình sản xuất, nông lâm kết hợp, vườn ao chuồng, luân canh, xen canh ... giúp cho nông dân lựa chọn mô hình thích hợp với điều kiện đất đai, kỹ thuật, vốn của riêng mình, khuyến khích kinh tế hộ nông dân phát triển.
Nông dân thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất.
3.5.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật về giống cây, giống con, BVTV, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp.
Khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ sau thu hoạch.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm sản xuất, tập huấn, hướng dẫn tiến bộ khoa học mới cho người nông dân với các chủ đề cụ thể. Cần tăng cường mối liên hệ giữa người dân và các bộ cơ sở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 3.5.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Hiện tại nguồn lao động nông nghiệp ở địa phương chưa qua đào tạo phần lớn mới học hết phổ thông do đó việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào là vấn đề cần thiết. Vì vậy để nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và nhạy bén về thị trường cho người dân thì cán bộ lãnh đạo, các ban ngành cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết hay thăm quan vùng sản xuất điển hình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ