Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP HUYỆN SÔNG lô, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sông Lô

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế

Vượt lên khó khăn, năm 2013, huyện Sông Lô vẫn hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,2%; giá trị sản xuất đạt trên 1.904 tỷ đồng, tăng hơn 128 tỷ đồng so với năm 2012; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 45,84%;

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 32,71%; thương mại - dịch vụ chiếm 21,45%. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2013 đạt 20,28 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 1,2 triệu đồng so với năm 2012; tỷ lệ hộ nghèo còn trên 8,2%, giảm 1,1% so với cùng kỳ.

* Ngành công nghip - xây dng (chiếm 32,71%): Trong đó, xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn lĩnh vực công nghiệp. Sở dĩ lĩnh vực xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn lĩnh vực công nghiệp là do huyện Sông Lô có một cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, lẻ do hộ tư nhân cá thể tổ chức, chưa có các khu công nghiệp để có thể tạo ra giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp cao cho ngành này. Xuất phát từ đặc điểm địa hình huyện Sông Lô được chọn là vùng phân chậm lũ nên trong thời gian qua được nhà nước xây dựng nhằm kiên cố hóa mặt đê do vậy tốc độ tăng trưởng bình quân ngành xây dựng đạt cao;

* Ngành nông - lâm - thy sn (chiếm 45,84%):

- Nông nghiệp

Phát triển ổn định lương thực, tập trung sản xuất một số sản phẩm chủ yếu có giá trị kinh tế cao như cây chè, lạc, đậu tương,...

Quy hoạch tăng diện tích trồng cây công nghiệp và cây thực phẩm, chuyển những diện tích đất chua trồng lúa sang trồng các cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế cao.

Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ đời sống nhân dân, phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa.

- Lâm nghiệp

Trong các giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp huyện phát triển theo những định hướng cơ bản sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 37 Phát triển kinh tế Lâm nghiệp, kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng lên 30% vào năm 2020. Đảm bảo cho môi trường sinh thái cho cả khu vực đô thị và nông thôn.

Đảm bảo trồng hết diện tích đất có thể trồng rừng hiện có phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần tích trữ nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường quản lí, bảo vệ diện tích rừng hiện có, chú trọng đầu tư gắn giải pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng và tăng nhanh tốc độ trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ rừng.

Quy hoạch, thực hiện dự án thâm canh rừng tự nhiên và rừng trồng để cung cấp nguyên liệu phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng, trồng cây ăn quả vùng đồi, kết hợp cây công nghiệp dài ngày với cây lâm nghiệp theo mô hình trang trại.

Khoanh nuôi, tái sinh rừng ở những diện tích có khả năng tái sinh thành rừng. Ở những nơi có điều kiện, gắn liền với bảo vệ, tiến hành trồng bổ sung các loại cây bản địa… vừa làm giàu nâng cao chất lượng rừng, vừa kết hợp cho sản phẩm tạo nguồn thu nhập cho người nhận khoán khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng.

Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thay vì trồng rừng là chính sẽ chuyển sang phục hồi rừng tự nhiên là chính và rừng phòng hộ đầu nguồn cùng tiến hành khai thác với cường độ hợp lý.

- Thủy sản

Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước và chương trình dự án nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, phấn đấu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 500 ha, sản lượng ước đạt 2.500 tấn.

Chú trọng vào khâu giống, kỹ thuật để nâng cao hơn nữa năng suất nuôi thả.

Xây dựng một số mô hình nuôi cá nước ngọt đặc sản…

Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường sông, nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

* Ngành dch v - thương mi (chiếm 21,45%): Trong tương lai, tốc độ tăng trưởng của khu vực này là còn cao nếu khai thác tốt tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn và hạ tầng thương mại - du lịch. Đặc biệt là tiềm năng du lịch để phát triển các di sản lịch sử, văn hóa lâu đời như: Thiền viên Trúc lâm, Thác Bay, Tháp Bình Sơn…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 38 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Sông Lô năm 2013

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sông Lô năm 2013 b. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

- Dân Số: Dân số bình quân toàn huyện năm 2013 là 93.984 người; gồm 07 dân tộc: Kinh, Cao Lan, Sán Dìu, Dao, Tày, Nùng, Hoa; là một trong những huyện có dân số đông của tỉnh Vĩnh Phúc, mật độ dân số là 625 người/km2. Trên 90 % dân số của huyện Sông Lô sống ở nông thôn. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên năm 2013 của huyện Sông Lô là 2,23 %. Dân số Sông Lô phân bố không đồng đều, tập trung ở các xã vùng ven sông, vùng đồng bằng và gần các tuyến đường giao thông.

- Lao động việc làm: Lực lượng lao động chiếm gần 53% dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 3,2% so với tổng số lao động. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm vẫn cao (chiếm khoảng 12,2% số dân trong độ tuổi lao động không tham gia vào các ngành kinh tế).

Chất lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần lên do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp trong tỉnh và các ngành dịch vụ thương mại. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả dài và ngắn hạn) chiếm khoảng 16,1%.

Nguồn lao động trên địa huyện khá dồi dào, người dân có tính cần cù, chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, chiếm chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

32,71%

21,45%

45,84%

Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

Công nghiệp - xây dựng Thương mại – Dịch vu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 39 c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông

+ Đường bộ: Các công trình giao thông tuyến huyện, tuyến xã đều phát huy hiệu quả, đã góp phần thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán của nhân dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. Các tuyến đường tỉnh lộ đều đã được đầu tư nâng cấp cứng hoá 78,5 km/78,5km đạt tỷ lệ 100%; đường giao thông do huyện quản lý đã cứng hoá được 68,75 km/90,26 km (đạt 76,16%); đường giao thông nông thôn do các xã quản lý cứng hoá được 90,4 km/606,4 km (đạt 14,9%). Vận tải đường bộ trên địa bàn huyện có khối lượng vận tải chỉ bằng 50% vận tải đường sông. Năm 2005, vận tải đường bộ là 143.000 tấn đạt doanh thu 2.402,4 triệu đồng thì năm 2009 con số này là 445,9 tấn đạt doanh thu 5.706,3 triệu đồng;

+ Đường thuỷ: Sông Lô chảy qua huyện không có sự chênh lệch mực nước giữa mùa mưa và mùa cạn quá lớn nên việc khai thác giao thông đường thuỷ trên Sông Lô khá thuận lợi. Tuy nhiên, hiện nay ở trên sông đoạn chảy qua huyện mới chỉ có vài điểm khai thác cát, chỉ có các thuyền, bè tỷ trọng nhỏ chuyên chở vật liệu trên sông. Năm 2005, khối lượng hàng hoá vận chuyển là 286.000 tấn đạt doanh thu 8.694,4 triệu đồng thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên là 445.900 tấn (gấp 1,56 lần) đạt doanh thu 15.266,8 triệu đồng (gấp 1,756 lần). Trong tương lai huyện cần khai thác tốt tiềm năng của sông, phát triển đường thuỷ nội địa chuyên chở hàng hoá thay cho đường bộ đến các tỉnh bạn và ra cảng biển Hải Phòng cũng như tiếp cận hàng hoá của các tỉnh khác chuyên chở đến huyện bằng đường thuỷ như: Than Quảng Ninh, xi măng, sắt thép …

- Thuỷ lợi và cấp thoát nước

+ Hệ thống cấp nước đô thị: Hiện nay huyện đã có hệ thống cấp nước tập trung nguồn nước lấy từ Sông Lô là nhà máy nước sạch tại xã Nhạo Sơn (vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng), hiện nay huyện đang xây thêm nhà máy nước sạch ở xã Như Thuỵ để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân các xã. Tuy nhiên, hệ thống cấp nước này công xuất thấp, mạng đường ống xây dựng còn ít, nước đưa vào sử dụng chưa được khử trùng;

+ Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước hiện tại của Sông Lô là hệ thống thoát nước chung (thoát chung cả nước mưa và nước thải). Hệ thống thoát nước mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 40 chỉ được đầu tư xây dựng một số tuyến cống, mương xây nắp đan dọc theo các tuyến đường và tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm hành chính của huyện. Việc thu gom rác thải và xử lý các chất thải rắn chưa được đảm bảo theo yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường.

- Năng lượng

Hiện tại toàn huyện có 73,71 km đường dây cao thế điện áp 10 - 35 Kv, 124,85 km đường dài hạ thế 0,4 Kv loại 3 pha 4 dây và 65 trạm biến áp có công suất từ 100 - 320 KvA với tổng dung lượng 12.630 KvA đang cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện với sản lượng điện bình quân năm là: 85.298,56 Kwh, đạt sản lượng điện bình quân người là 950 kwh/người. Hiện nay 100% các xã, thị trấn của huyện có điện và lượng điện tiêu thụ điện chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt (92%) của người dân địa phương.

- Giáo dục, đào tạo

Mạng lưới giáo dục của huyện Sông Lô được tổ chức cho cả 4 cấp học, ngoài ra các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục luôn được tăng cường. Hiện nay toàn huyện có 17 trường mầm non, 17 trường THCS, 19 trường tiểu học và 3 trường THPT được kiên cố hoá đạt 98,1%; 21 trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm 39,6%.Trong đó, Mầm non đạt 8/17 trường chiếm 47%; Tiểu học đạt 10/19 trường chiếm 52,6%. Hệ thống trường học tiếp tục được củng cố và mở rộng, mạng lưới trường, lớp học được quan tâm đầu tư, xây dựng, trang thiết bị dạy và học được mua sắm đầy đủ, kịp thời đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập.

- Thông tin - phát thanh truyền hình: Hoạt động thông tin tuyên truyền có hiệu quả, tất cả các xã đều đã có đài phát thanh, thực hiện tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị, đúng định hướng; nâng cao tính giáo dục, ổn định dư luận, góp phần nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của nhân dân. Tổng thời lượng phát sóng, tiếp sóng các chương trình truyền hình quốc gia cũng như địa phương ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ hộ xem truyền hình và nghe được đài phát thanh đạt 100%. Đồng thời huyện cũng đang tiếp tục thực hiện đề án xây dựng trạm truyền thanh không dây cho các xã, thị trấn trên địa bàn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP HUYỆN SÔNG lô, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)