Chính sách phân phối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện họat động Marketing tại ngân hàng TMCP ngọai thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (Trang 40 - 43)

Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai

2.2 Thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt

2.2.3 Chính sách phân phối

2.2.3.1 Kênh phân phối truyền thống

Do có sự chia tách hai chi nhánh cấp hai là VCB KCN Biên Hòa, và VCB KCN Nhơn Trạch; đồng thời do cơ cấu phân chia địa bàn nên đến thời điểm hiện nay VCB Đồng Nai mới chỉ có một hội sở chính và 7 phòng giao dịch trải dài từ khu vực Biên Hòa đến Huyện Long Khánh. Trong năm 2013 CN sẽ mở thêm PGD Gia Kiệm.

Bảng 2.5: Thống kê mạng lưới hệ thống các ngân hàng trong tỉnh Đồng Nai Ngân hàng / Kỳ hạn Chi nhánh

cấp một

Phòng giao dịch

Quỹ tín dụng

Vietcombank 3 13

Agribank 2 13 28

BIDV 3 9

VietinBank 3 17

ACB 1 9

(Nguồn: Website các ngân hàng)

Từ thống kê bảng 2.5 cho thấy hệ thống mạng lưới của VCB trên địa bàn tỉnh tương đối thấp. Riêng đối với VCB Đồng Nai khoảng cách giữa hai phòng giao dịch xa

nhất và gần nhất là hơn 70 Km nhưng cũng chỉ có 7 phòng giao dịch. Ngoài ra hệ thống mạng lưới của VCB Đồng Nai hiện nay còn gặp một số vấn đề sau:

Mạng lưới phòng giao dịch chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa bàn.

Sự phân bố giữa các phòng giao dịch chưa đồng đều. Điển hình như ba phòng giao dịch Chợ sặt, Tân Biên và Hố Nai mặc dù vẫn bảo đảm quy định của TW đặt ra là hai phòng giao dịch không được cách nhau dưới 3 Km nhưng so với các phòng giao dịch Long Khánh và Trảng Bom và Gia Kiệm mới cách nhau tới 30 Km là chưa lợp lý.

Hệ thống kênh phân phối của VCB Đồng Nai hiện nay chủ yếu là kênh phân phối trực tiếp, các kênh phân phối gián tiếp qua đại lý còn chưa được chú trọng phát triển.

2.2.3.2 Kênh phân phối hiện đại

Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như hạ tầng mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các ngân hàng phát triển các kênh phân phối hiệu quả không phụ thuộc vào thời gian và không gian với chi phí rẻ. Hiện nay VCB cung cấp hầu như toàn bộ các sản phẩm của kênh phân phối hiện đại.

Máy ATM(Automated teller machine) và EDC(Electronic Draft Capture): cung cấp cho khách hàng các dịch vụ cơ bản của ngân hàng như rút tiền, chuyển khoản, truy vấn giao dịch và thanh toán một số dịch vụ. Tính đến thời điểm cuối năm 2012 tổng số lượng máy ATM của VCB Đồng Nai trên địa bàn là 59 máy ATM và 1 KIOS.

Cũng tương tự như các điểm ATM, Các điểm chấp nhận thẻ POS hổ trợ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay trên toàn tỉnh có 226 điểm POS.

Biểu đồ 2.8: Thị phần phát triển mạng lưới VCB Đồng Nai trong khu vực (Nguồn: Thống kê của VCB TW)

Mặc dù số lượng máy ATM và EDC của VCB Đồng Nai tương đối nhiều (mạng lưới ATM và POS đứng thứ hai trong khu vực), nhưng do tiết kiệm chi phí nên mỗi điểm đặt thường đặt nhiều máy, có những điểm đặt 6 máy ATM. Hiện nay 90% các điểm ATM và POS tập trung quanh khu vực Thành Phố Biên Hòa. Đây là một chính sách tập trung hiệu quả về mặt doanh số và chi phí nhưng về lâu dài nếu không mở rộng ra các vùng lân cận sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa và khó phát triển ở các khu vực khác khi mà các ngân hàng khác đầu tư vào.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu POS phân theo các loại hình (Nguồn: Thống kê của VCB TW)

Dựa trên biểu đồ 2.9 ta thấy cơ cấu phân bố POS không đồng đều trong các khu vực. Nhưng do đặc điểm của địa bàn Đồng Nai tập trung nhiều khu công nghiệp, ít đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch và thói quen sử dụng tiền mặt của một đại bộ phận người dân còn lớn nên phân bố POS trên khá hớp lý.

Dịch vụ ngân hàng điện tử: như đã giới thiệu trong phần các sản phẩm gia tăng, các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay được phát triển trên nền tảng internet và dịch vụ di động. Các sản phẩm này hiện nay gần như đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người sử dụng. Đặc biệt là sản phẩm VCB-iB@nking (internet banking), hiện nay sản phẩm cung cấp cho hai đối tượng khách hàng là các nhân và tổ chức. Đối với khách hàng cá nhân hạn mức giao dịch trong ngày là 100 triệu, khách hàng có thể sử dụng hầu hết các tác vụ của ngân hàng như truy vấn thông tin, thanh toán dịch vụ, gửi tiết kiệm, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống VCB. Đối với khách hàng tổ chức chương trình được thiết kế với ba mức lập lệnh của thanh toán viên, xác nhận của kế toán trưởng và duyệt thanh toán của chủ tài khoản. Việc xác thực và bảo mật đối với khách hàng cá

nhân được xác thực thông qua số điện thoại đăng ký nhận OTP(One Time Password), với khách hàng tổ chức được xác thực bằng thiết bị RSA eToken. Nhìn chung các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử là các sản phẩm tiềm năng của VCB trong tương lai.

Biểu đồ 2.10: Thị phần phát triển e-bank VCB Đồng Nai trong khu vực (Nguồn: Thống kê của VCB TW)

Thị phần e-bank của VCB Đồng Nai hiện nay đứng đầu trong khu vực miền Đông Nam bộ của hệ thống VCB Đồng Nai. Nhưng tính tỉ trọng xâm nhập e-bank/tổng khách hàng hiện nay khá thấp (đứng thứ sáu trong khu vực). Do đó trong tương lai cần đẩy mạnh hoạt động của kênh phân phối này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện họat động Marketing tại ngân hàng TMCP ngọai thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)