Kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện họat động Marketing tại ngân hàng TMCP ngọai thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (Trang 58 - 66)

Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai

2.3 Sự hài lòng của khách hàng đối với các chính sách marketing hiện tại của VCB Đồng Nai

2.3.3 Kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 8 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó.

Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H7.

Sự hài lòng của khách hàng H1

H2 H3 H4 H5 H6 H7 Sản phẩm

Phân phối Chiêu thị Con người

Quy trình Vật chất

Giá

Phân tích tương quan

Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

Bảng 2.12: Ma trận tương quan giữa các biến

PD PR PL PM PE PS DV SC

PD 1 0.506 0.467 -0.185 0.441 0.417 0.537 0.718 PR 1 0.444 -0.134 0.440 0.376 0.403 0.586

PL 1 -0.209 0.415 0.338 0.465 0.600

PM 1 -0.204 -0.180 -0.184 -0.243

PE 1 0.548 0.250 0.615

PS 1 0.179 0.505

DV 1 0.521

SC 1

Theo ma trận tương quan ở bảng 2.12 thì các biến đều có tương quan. Hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập ở mức tương đối, trong đó sản phẩm dịch vụ có tương quan cao nhất vơi sự hài lòng của khách hàng (0.718). Do đó, ta có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho sự hài lòng.

Phân tích hồi quy

Kiểm định giả thuyết về tác động của các yếu tố marketing lên sự hài lòng của khách hàng.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 7 biến độc lập bao gồm : Sản phẩm dịch vụ (PD), Giá (PL), Phân phối (PL), Chiêu thị (PM), Con người (PE),Quy trình (PS), Cơ sở vật chất (DV) và biến phụ thuộc là sự hài lòng (SC).

Kết quả thống kê mô tả của các biến đưa vào phân tích hồi quy : Bảng 2.13: Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy

Trung bình Độ lệch chuẩn Kích thước mẫu

SC 3.3111 1.01667 364

PD 3.2878 1.03658 364

PR 2.5604 1.12558 364

PL 3.4853 1.09822 364

PM 2.4945 .95073 364

PE 3.3654 .94664 364

PS 3.6484 .90816 364

DV 3.6346 .95657 364

Giá trị của các biến độc lập được tính trung bình dựa trên các biến quan sát thành phần của các biến độc lập đó. Giá trị của biến phụ thuộc là giá trị trung bình của các biến quan sát về sự hài lòng của khách hàng.

Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Kết quả cho thấy mô hình hồi quy đưa ra có hệ số R2 = 0.703 có nghĩa là có khoảng 70.3 % sự thay đổi của sự hài lòng được giải thích bời 7 biến độc lập là: Sản phẩm dịch vụ, Giá, Phân phối, Chiêu thị, Con người, Quy trình, Cơ sở vật chất. Còn lại 29.7 % sự hài lòng được giải thích bằng các yếu tố khác.

Bảng 2.14: Tóm tắt mô hình

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn dự đoán Durbin-Watson

1 .838a .703 .697 .55984 1.830

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này là mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig. = 0.000 < 0.05), nên có ít nhất một betakhác 0. Do đó mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 2.15: Phân tích phương sai ANOVAa

Mô hình Tổng các bình phương df Bình phương trung bình F Sig.

1

Hồi quy 263.623 7 37.660 120.157 .000b

Phần dư 111.580 356 .313

Tổng 375.202 363

Trong bảng hệ số hồi quy, nếu sig. < 0.05 tương đương với độ tin cậy 95% và |t|>2 thì nhân tố đó được chấp nhận, có nghĩa là nó có sự tác động đến sự hài lòng. Kết quả hồi

quy cho thấy có 6 nhân tố thỏa mãn điều kiện là: Sản phẩm dịch vụ, Giá, Phân phối, Con người, Quy trình và cơ sở vật chất.

Bảng 2.16: Hệ số hồi quy Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Dung sai VIF

1

(Hằng số) -.279 .199 -1.401 .162

PD .350 .039 .357 9.048 .000 .536 1.867

PR .125 .033 .139 3.830 .000 .637 1.571

PL .174 .034 .188 5.190 .000 .637 1.569

PM -.039 .032 -.036 -1.209 .227 .927 1.079

PE .256 .040 .239 6.364 .000 .594 1.683

PS .094 .040 .084 2.332 .020 .643 1.556

DV .110 .039 .104 2.848 .005 .627 1.594

Hệ số hồi quy thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized estimate) và (2) chuẩn hóa (Standardized estimate). Vì hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B), giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo cho nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mô hình được.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (beta, ký hiệu β) là hệ số chúng ta đã chuẩn hóa các biến. Vì vậy chúng được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập.

Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy phương trình hồi quy tuyến tính của các biến độc lập lên biến phụ thuộc sự hài lòng được thể hiện như sau:

Sự hài lòng = 0.357*Sản phẩm dịch vụ + 0.139*Giá + 0.188*Phân phối + 0.239*Con người + 0.084*Quy trình + 0.104*Cơ sở vật chất

Như vậy sự hài lòng chịu tác động lớn nhất bởi nhân tố sản phẩm dịch vụ (β = 0.357). Khác hàng sẽ không hài lòng nếu sản phẩm không đa dạng, không có chất lượng tốt, không phù hợp với nhu cầu cũng như không có các sản phẩm mới. Kế đến, chính sách con người của ngân hàng nếu tốt cũng sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng (β = 0.239). Yếu tố về giá và chính sách phân phối cũng làm tăng sự hài lòng của khách hàng (β = 0.139 và β = 0.188). Yếu tố quy trình và cơ sở vật chất cũng làm tăng sự hài lòng, tuy nhiên vai trò quyết định của hai nhân tố này không cao (β = 0.084 & β = 0.104). Yếu tố chiêu thị không tác động lên sự hài lòng (.sig = 0.227)

Tóm tắt các kết quả kiểm định giả thuyết

Bảng 2.17: Tóm tắt các kết quả kiểm định giả thuyết

hiệu Giả thuyết HS hồi quy

chuẩn hóa Sig. Kết quả kiểm định H1 Chính sách sản phẩm có tác động tích

cực đến sự hài lòng. .357 .000 Tác động tích

cực H2 Chính sách giá có tác động tích cực đến

sự hài lòng. .139 .000 Tác động tích

cực H3 Chính sách phân phối có tác động tích

cực đến sự hài lòng. .188 .000 Tác động tích

cực H4 Chính sách chiêu thị có tác động tích

cực đến sự hài lòng. -.036 .227 Không tác

động H5 Chính sách về con người có tác động

tích cực đến sự hài lòng. .239 .000 Tác động tích cực

H6 Chính sách về quy trình có tác động

tích cực đến sự hài lòng. .084 .020 Tác động tích cực

H7 Chính sách về cơ sở vật chất có tác

động tích cực đến sự hài lòng. .104 .005 Tác động tích cực

Từ kết luận trên ta mô tả lại tất cả các mối tương quan giữa các nhân tố trong mô hình được miêu tả qua sơ đồ sau:

Hình 2.2 Mô hình kết quả nghiên cứu

R2 = 0.703 Phân phối

Cơ sở vật chất

Sự hài lòng.

Quy trình

Sản phẩm dịch vụ

Con người Chiêu thị

H1(.357;.000)

H2(.139;.000)

H3(.188;.000)

H4(-.036;.227)

H5(.239;.000)

H6(.084;.020)

Giá

H7(.104;.005)

Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính

Mô hình hồi quy bội giữa các nhân tố marketing tác động đến hình ảnh thương hiệu.

Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity)

Kiểm tra giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính cho ra. Người ta hay vẽ biểu đồ phân tán giữa 2 giá trị này đã được chuẩn hóa (standardized) với phần dư trên trục tung và phần ước lượng trên trục hoành. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn thì ta sẽ không nhận thấy có liên hệ gì giữa phần ước lượng với phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên

Đồ thị Scatterplot (phụ lục L) cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào. Như vậy phần ước lượng và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư không thay đổi.

Như vậy mô hình hồi quy phù hợp.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (phụ lục L : đồ thị Histogram) cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean = 0.00, và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.99 tức là gần bằng 1).

Do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường đa cộng tuyến)

Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R square vẫn khá cao. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor)

Theo Hair et al. 2006 (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi VIF < 10. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi VIF < 2. Theo bảng hệ số hồi quy (Bảng 3.10), hệ số VIF của các biến độc lập có giá trị từ 1.079 đến 1.867 (tất cả đều nhỏ hơn 2). Vì vậy có thể luận, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến sự hài lòng của khách hàng Kiểm định sự khác nhau về sự hài lòng theo giới tính

Kiểm định Independent-sample T-test sẽ cho biết có sự khác biệt về sự hài lòng giữa phái nam và nữ hay không ?

Giả thuyết H0 : Không có sự khác nhau về sự hài lòng giữa 2 nhóm khách hàng nam và nữ.

Theo như kết quả trong kiểm định Levene, Sig. < 0.05 (Sig =0.019) nên phương sai giữa phái nam và phái nữ khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Còn giá trị sig trong kiểm định t > 0.05 (Sig = 0.525) điều này cho thấy sự khác nhau giữa hai nhóm này chỉ có ý nghĩa trong mẫu chứ không có ý nghĩa trong đám đông. Do đó ta chấp nhận H0 và kết luận không có sự khác biệt về trung bình giữa hai nhóm khách hàng nam và nữ.

Kết luận : Yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.

Thống kê nhóm

Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình sai số chuẩn

SC Nam 189 3.3439 .96830 .07043

Nữ 175 3.2757 1.06811 .08074

Bảng 2.18 : Kiểm định T-test đối với biến giới tính

Kiểm định sự khác nhau về sự hài lòng theo thu nhập, học vấn và độ tuổi Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để xem xét sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm thu nhập, học vấn và độ tuổi khác nhau.

Kết quả kiểm định phương sai trong bảng kiểm định phương sai đồng nhất cho thấy giá trị p của phép kiểm định Levene không có ý nghĩa (p = 0.366). Nên điều kiện về phương sai đồng nhất được thỏa.

Tiếp theo trong bảng ANOVA, chỉ có giá trị p của nhóm thu nhập p < 0.05(sig.=

.000), cho thấy có sự các biệt giữa các nhóm thu nhập. Vì vậy, có thể kết luận là có sự khác nhau về sự hài lòng giữa các nhóm theo thu nhập nhưng không có sự khác nhau giữa các nhóm theo độ tuổi và học vấn.

Kiểm định phương sai đồng nhất Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

1.066 45 318 .366

Kiểm định Levene

Kiểm định T cho sự bằng nhau của giá trị

trung bình

F Sig. t df Sig.

(2-t)

Sai lệch trung

bình

Sai lệch của S.E

Độ tin cậy 95%

Dưới Trên

SC

Giả định phương sai

bằng nhau

5.582 .019 .639 362 .523 .06820 .10674 -.14171 .27811

Giả định phương sai

khác nhau

.637 351.2

98 .525 .06820 .10715 -.14253 .27893

Loại biến thiên Tổng biến thiên loại III df Trung bình biến thiên F Sig.

Mô hình hiệu

chỉnh 39.017a 8 4.877 5.150 .000

Hằng số 2052.937 1 2052.937 2167.828 .000

HocVan 5.755 3 1.918 2.026 .110

Tuoi 1.879 3 .626 .661 .576

ThuNhap 18.036 2 9.018 9.522 .000

Sai số 336.186 355 .947

Tổng 4365.938 364

Tổng hiệu

chỉnh 375.202 363

(*) R2= .104(R2 hiệu chỉnh = .084)

Bảng 2.19 : Kiểm định Anova đối với biến thu nhập, học vấn và độ tuổi.

Khiểm định hậu ANOVA Biến phụ thuộc : SC

Bonferroni (I)

ThuNhập (J) ThuNhập

Khác biệt trung bình (I-

J)

Sai lệch chuẩn

Sig. Khoảng tin cậy 95%

Cận dưới Cận trên

> 7 triệu 7-12 triệu -.7875* .15109 .000 -1.1509 -.4241

> 12 triệu -.8361* .15267 .000 -1.2034 -.4689 7-12 triệu > 7 triệu .7875* .15109 .000 .4241 1.1509

> 12 triệu -.0486 .11098 1.000 -.3156 .2183

> 12 triệu > 7 triệu .8361* .15267 .000 .4689 1.2034

7-12 triệu .0486 .11098 1.000 -.2183 .3156

Kết quả của bảng kiểm định hậu ANOVA cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm có thu nhập nhỏ hơn 7 triệu so với hai nhóm còn lại. Dựa theo bảng thống kê mô tả (Phụ lục K) cho thấy trung bình của nhóm nhỏ hơn 7 triệu nhỏ hơn hai nhóm còn lại. Vì vậy có thể kết luận khách hàng có thu nhập cao thì khả năng hài lòng lớn hơn khách hàng có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện họat động Marketing tại ngân hàng TMCP ngọai thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)