Chương I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
II. Nội dung thực hành
2. Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường
- Các loài thực, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính nào?
HĐ nhóm: 5 phút.=> Chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu cách thích nghi của thực vật, lấy ví dụ cụ thể một vài loài?
+ Nhóm 2: tìm hiểu cách thích nghi của động vật, lấy ví dụ cụ thể một vài loài?
- HS trả lời, tìm hiểu, thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và cho điểm nhóm làm tốt.
bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Đối với thực vật:
+ Rút ngắn chu kì sinh trưởng;
+ Lá bọc sáp hoặc biến thành gai;
+ Thân thấp lùn, bộ rễ dài và to;
+ Dự trữ nước trong thân.
- Đối với động vật:
+ Vùi mình trong cát, hốc đá;
+ Chịu đói khát giỏi, chạy nhanh;
+ Kiếm ăn vào ban đêm;
4. Củng cố
?. Nêu những đặc điểm của khí hậu hoang mạc?
?. Thực - động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài, làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị trước bài 20.
6. Phụ lục Các yếu
tố
HM đới nóng (190B) HM đới ôn hòa (430B) mùa đông
(tháng 1)
mùa hè (tháng 7)
biên độ nhiệt năm
mùa đông (tháng 1)
mùa hè (tháng 7)
biên độ nhiệt năm
t0 160C 400C 240C -280C 160C 440C
p k0 mưa 21mm rất
ít
rất nhỏ 125mm Đặc điểm
khác nhau của khí
hậu
- Biên độ nhiệt năm cao;
- mùa đông ấm, mùa hè rất nóng;
- lượng mưa rất ít.
- Biên độ nhiệt năm rất cao;
- mùa hè không nóng, mùa đông rất lạnh;
- mưa ít, ổn định.
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Thời gian:...
- Nội dung:...
...
- Phương pháp:...
...
Ngày soạn: 4/11/2014
Tiết 21 Bài 20:
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con nguời trong các hoang mạc, qua đó làm nổi bật khả năng thích ứng của con người đối với môi trường .
- Biết được nguyên nhân hoang mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và những biện pháp cải tạo hoang mạc hiện nay để ứng dụng vào cuộc sống, vào cải tạo môi trường sống.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí và tư duy tổng hợp địa lí.
- KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin; giao tiếp; tự nhận thức.
3. Về thái độ:
- Khâm phục khả năng thích ứng của con người ở đới hoang mạc và có ý thức bảo vệ môi trường mình đang sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. Giáo viên: Ảnh về các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trên các hoang mạc, Ảnh về các thành phố hiện đại trong hoang mạc, Ảnh về cách phòng chống hoang mạc hoá trên thế giới.
2. Học sinh: Bài học, vở ghi, Sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại gợi mở, thuyết giảng tích cực.
- Hoạt động nhóm, khai thác kiến thức từ tranh ảnh.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp:
Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 7A
7B 7C 7D 7E 2. Kiểm tra bài cũ
1. Nêu những đặc điểm của môi trường hoang mạc?
- Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu phân bố ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Ôxtrâylia. Phần lớn nằm dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa đại lục Á – Âu.
- Khí hậu hết sức khô hạn, khắc nghiệt.
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn . - Bề mặt hoang mạc là cát sỏi.
- Động, thực vật nghèo nàn.
2. Thực - động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào?
- Các loài thực, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Đối với thực vật:
+ Rút ngắn chu kì sinh trưởng;
+ Lá bọc sáp hoặc biến thành gai;
+ Thân thấp lùn, bộ rễ dài và to;
+ Dự trữ nước trong thân.
- Đối với động vật:
+ Vùi mình trong cát, hốc đá;
+ Chịu đói khát giỏi, chạy nhanh;
+ Kiếm ăn vào ban đêm;
3. Bài mới
Hoang mạc tuy khô khan, cát đá mênh mông nhưng con người vẫn sinh sống ở đó từ lâu đời. Ngày nay, nhờ những tiến bộ kĩ thuật, con người ngày càng tiến sâu chinh phục và khai thác hoang mạc. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 20:
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động kinh tế của
con người ở đới hoang mạc.
- Gv: Cho HS quan sát ảnh 20.1 và 20.2 kết hợp đọc mục 1 Sgk:
? Hãy cho biết một vài hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc?
Giải thích thuật ngữ “Ốc đảo”Sgk/187 là nơi thấp có nước ngầm thuận lợi cho sinh vật phát triển .
HĐ nhóm bàn: 5 phút
? Tại sao phải chăn nuôi du mục?
(do nguồn thức ăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt)
? Một số dân tộc chở hàng hóa buôn bán xuyên qua hoang mạc bằng phương tiện gì?
+ Cho HS quan sát ảnh 20.3 và 20.4: phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc?
- Ảnh 20.3 : là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn tưới nước tự động xoay tròn của LiBi. Cây