Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 MỚI NHẤT (Trang 113 - 119)

Chương I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Do vị trí nằm cân xứng 2 bên đường Xích đạo nên các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo, gồm:

+ Môi trường xích đạo ẩm: phân bố ở hai bên xích đạo. Cảnh quan đặc trưng là rừng rậm xanh quanh năm.

+ Môi trường nhiệt đới: cảnh quan đặc trưng là rừng thưa, xavan, cây bụi.

+ Môi trường hoang mạc: gồm hoang mạc Xahara và hoang mạc Calahari.

+ Môi trường địa trung hải: ở

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - HS tìm hiểu, trả lời.

- Gv: nhận xét, chuẩn kiến thức.

cực Bắc và cực Nam châu Phi.

Cảnh quan đặc trưng là rừng cây bụi lá cứng.

4. Củng cố

- Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi?

- Xem hình 27.1 & 27.2 và sự hiểu biết, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và thực vật?

- Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi?

5. Hướng dẫn về nhà

- Về nhà học bài, chuẩn bị trước 2 câu hỏi bài thực hành 28.

V. RÚT KINH NGHIỆM

- Thời gian:...

- Nội dung:...

...

- Phương pháp:...

...

Ngày soạn:

Tiết 29 Bài 28:

THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI.

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, hs cần:

1. Kiến thức

- Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.

- Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, vị trí địa điểm có biểu đồ đó.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ;

- Củng cố kỹ năng nhận biết đặc điểm các môi trường tự nhiên thông qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

- KNS: Tư duy -Thu thập và xử lí thông tin qua lược đồ; Phân tích, so sánh các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa; Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm; Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày 1 phút.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

- GV: Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi, Một số hình ảnh về các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

- Hs: bài học, Sgk, vở bài tập, tập bản đồ, đồ dùng.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Khai thác kiến thức từ bản đồ.

- Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, thuyết giảng tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1.Ổn định lớp

Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 7A

7B 7C 7D 7E 2. Kiểm tra bài cũ

1. Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi?

Những nơi có dòng biển nóng chảy qua nhiệt độ tăng cao và mưa nhiều; còn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua nhiệt độ giảm và ít mưa.

2. Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi?

+ Lượng mưa ít, phân bố rất không đồng đều hoang mạc hình thành và chiếm diện tích lớn.

- Xahara là hoang mạc lớn nhất trên thế giới.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1: Xác định yêu cầu bài thực

hành

- Gv: Nhìn lướt Sgk, hãy cho biết: bài thực hành có mấy yêu cầu, đó là những yêu cầu nào?

- Hs: trả lời.

- Gv: kết luận.

Hoạt động 2: Nội dung thực hành

- GV: Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến

I. Yêu cầu:

- Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

II. Thực hành

1. Trình bày và giải thích sự phân bố

thức đã học:

+ Châu Phi có các môi trường tự nhiên nào?

(Có các môi trường như : môi trường xích đạo ẩm; môi trường cận nhiệt đới ẩm; môi trường nhiệt đới; môi trường địa trung hải;

môi trường hoang mạc).

+ Xác định vị trí, giới hạn khu vực phân bố của từng kiểu môi trường?

+ So sánh diện tích các môi trường ở châu Phi?

+ Xem hình 27.1. Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển?

(hoang mạc Xahara do dòng biển lạnh Canari & Xômali vào tháng 7 ; hoang mạc Namip do dòng biển lạnh Ben-gê-la).

+ Tại sao khí hậu châu Phi khô và hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới?

(do vị trí, lãnh thổ hình khối rộng lớn, độ cao 200m, ảnh hưởng của chí tuyến đối với Bắc Phi, do đặc điểm bờ biển ít ảnh hưởng của biển vào đất liền).

Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa ở biểu đồ A?

+ Nhóm 2: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa ở biểu đồ B?

+ Nhóm 3: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa ở biểu đồ C?

+ Nhóm 4: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa ở biểu đồ D?

Theo các nội dung sau:

▪ Lượng mưa TB năm, sự phân bố lượng mưa trong năm;

▪ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm;

▪ Biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào, nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó?

+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân

các môi trường tự nhiên

- Trong các môi trường ở châu Phi thì môi trường xavan và môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất.

- Các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển vì:

+ Là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh;

+ Đường chí tuyến;

+ Lục địa Á - Âu lớn khó gây mưa.

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

- Biểu đồ A : là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Nam. Nên nóng, mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau (mưa theo mùa).

- Biểu đồ B : là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Bắc. Nên nóng, mưa từ tháng 5

bố lượng mưa trong năm?

(A : lượng mưa TB năm : 1244mm ; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)

(B : lượng mưa TB năm : 897mm ; mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 )

(C : lượng mưa TB năm : 2592mm ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau)

(D : lượng mưa TB năm : 506mm ; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7)

+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm?

(A : biên độ nhiệt trong năm khoảng 13 oC ; nóng nhất là tháng 3 & 11 khoảng 25 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 12 oC =>

ở nửa cầu Nam)

(B : biên độ nhiệt trong năm khoảng 15 oC ; nóng nhất là tháng 5 khoảng 35 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 1 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Bắc)

(C : biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 oC ; nóng nhất là tháng 4 khoảng 28 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Nam)

(D : biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 oC ; nóng nhất là tháng 2 khoảng 22 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 10 oC => ở nửa cầu Nam)

+ Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 cho phù hợp?

- HS: thảo luận, đại diện trình bày.

- Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức.

đến tháng 10(mưa theo mùa).

- Biểu đồ C: là kiểu khí hậu xích đạo ẩm nửa cầu Nam. Nên nắng nóng, mưa nhiều và mưa đều quanh năm.

- Biểu đồ D: là kiểu khí hậu Địa trung hải nửa cầu Nam. Mùa hè: mát mẻ; mùa đông: ấm áp; mưa vào thu đông.

4. Củng cố

- Vì sao các hoang mạc ở châu Phi ăn lan ra sát biển?

- Nêu đặc điểm của các kiểu khí hậu ở châu Phi?

5. Hướng dẫn về nhà

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài 29.

V. RÚT KINH NGHIỆM

- Thời gian:...

- Nội dung:...

...

- Phương pháp:...

...

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 30 Bài 29:

DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nắm vững sự phân bố dân cư rất không đồng đều ở châu Phi.

- Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá bởi các cường quốc phương Tây.

- Hiểu được: sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của châu Phi.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị, rút ra nguyên nhân của sự phân bố đó.

- Phân tích số liệu thống kê sự gia tăng dân số của một số quốc gia, dự báo khả năng và nguyên nhân bùng nổ dân số.

- KNS: Tư duy – phân tích và xử lí thông tin; giao tiếp – phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác; tự nhận thức.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

1. Gv: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi .

- Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số một quốc gia châu Phi.

- Một số hình ảnh về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang ở châu Phi.

2. Hs: Bài học, vở ghi, vở bài tập, tập bản đồ, sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Khai thác kiến thức từ bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh.

- Thuyết giảng tích cực, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp:

Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 7A

7B 7C 7D 7E 2. Kiểm tra bài cũ

Thu vở thực hành của 1 số HS chấm.

3. Bài mới Dân cư châu Phi phân bố không đều và gia tăng nhanh. Bùng nổ dân số, và đại dich AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của châu lục này.

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư châu Phi

- GV: Quan sát hình 29.1 và H27.2 Sgk, kết hợp với kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi? Tại sao sự phân bố dân cư châu Phi không đều?

(Ở hoang mạc hầu như không có người sinh sống, mà chỉ tập trung ở các ốc đảo;

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 MỚI NHẤT (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(285 trang)
w