- Do lịch sử nhập cư lâu dài, đại bộ phận dân cư có gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng:
+ Trước Thế kỉ XVI có người Ex-ki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it sinh sống.
+ Từ TK XVI đến TK XX có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: Môn-gô-
xơ-tếch, In-ca?
+Dựa hình 35.2 giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
(do các nước nhập cư châu Mĩ ở những khu vực khác nhau như: ở Bắc Mĩ là Anh, Pháp, Đức, Italia – tiếng Anh ; Trung Mĩ là người Nêgrôit; còn Nam Mĩ là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha).
+ Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
(trước thế kỉ XV có người Anh Điêng và Exkimô, sau này châu Mĩ có đủ các chủng tộc trên thế giới và sự hoà huyết giữa các chủng tộc đã tạo nên các dạng người lai)
- Hs: tìm hiểu trả lời.
- Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức.
lô-it, Nê-gro-it, Ơ-rô-pê-ô-it.
- Các chủng tộc ở châu Mĩ đã hòa huyết, tạo nên thành phần người lai.
4. Củng cố
- Xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới vị trí châu lục?
- Vì sao ở châu Mĩ có các thành phần chủng tộc đa dạng?
5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung bài học. Làm các bài tập vở bài tập và tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 39 Bài 36:
THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ là từ vùng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B.
- Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến:
+ Phía Tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở;
+ Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài;
+ Phía đông: miền núi già A-pa-lat và cao nguyên.
- Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ (lược đồ) châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí của khu vực Bắc Mĩ.
- Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình. Củng cố kĩ năng đọc bản đồ.
- KNS: + Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin qua bài viết, lược đồ và lát cắt về đặc điểm thiên nhiên (địa hình, khí hậu) của Bắc Mĩ. Phân tích, giải thích sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ.
+ Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
+ Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày 1 phút.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về thiên nhiên của Việt Nam và Thế giới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên châu Mĩ. Lát cắt địa hình Bắc Mĩ.
2. Học sinh: Bài học, sgk, vở ghi, ....
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận theo nhóm nhỏ; đàm thoại gợi mở; thuyết giảng tích cực; trình bày 1 phút.
- Trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức:
Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 7A
7B 7C 7D 7E 2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày vị trí, giới hạn châu Mĩ? (Vị trí, tọa độ, tiếp giáp, diện tích).
- Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư ở châu Mĩ?
+ Trước TK XVI: chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it.
+ Từ TK XVI đến nay có đầy đủ các thành phần chủng tộc trên Thế giới.
3. Bài mới
Bắc Mĩ trải dài từ khoảng 150B – 800B, là lục địa có tự nhiên phân hóa đa dạng, thể hiện qua cấu trúc địa hình, đặc điểm khí hậu và đặc biệt là mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu. Đó là nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn - Gv: Dựa vào lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ xác định vị trí, giới hạn Bắc Mĩ?
- Hs: lên bảng xác định, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv: chuẩn kiến thức.
* Vị trí địa lí, giới hạn:
- Bắc Mĩ kéo dài từ khoảng 150B – 800B.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khu vực địa hình
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc lát cắt địa hình.
? Quan sát 36.1 và 36.2 Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
(núi già ở phía đông, đồng bằng ở giữa và núi trẻ ở phía tây)