Cơ sở thực tế

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam (Trang 36 - 39)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

2.2. Cơ sở thực tế

2.2.1. Tình hình phát trin th trường tiêu th thc ăn chăn nuôi trên thế gii Hiện nay, trên thế giới có hơn 3500 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, chiếm 80% thị phần thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới, còn lại 20% là do các cá thể sản xuất bằng phương pháp thủ công. Bình quân sản lượng TACN của tất cả các công ty trên thế giới sản xuất ra đạt khoảng 605 triêu tấn/năm.

Công ty sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất trên thị trường hiện nay là các công ty của Mỹ, sau đó đến các công ty của Thái Lan.[2]

Đối với ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, như chúng ta biết hiện nay ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới mới chỉ đáp ứng được 45-48% nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi cho ngành chăn nuôi trên thế giới. Trong những năm gần đây thị trường thức ăn có rất nhiều biến động lớn, do dịch nở mồm long

móng ở gia súc (trâu, bò, lợn) và dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia..., nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới . Hiện nay các quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển mạnh như Mỹ, Hà Lan...thì nhiều các trang trại chăn nuôi lớn, họ tự cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi cho trang trại của họ, bằng cách mua dây chuyền máy móc và các nguyên liệu về họ tự chế biến sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi cho trang trại của họ. Vậy ta thấy rằng quy mô chăn nuôi trên thế giới phát triển rất mạnh, do đó đã làm cho thị trường thức ăn chăn nuôi phát triển theo một hướng khác (các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi sẽ chuyển sang kinh doanh cả các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, để bán cho các trang trại chăn nuôi lớn).[6]

2.2.2. Tình hình phát trin th trường tiêu th thc ăn chăn nuôi Vit Nam Thị trường thức ăn chăn nuôi của nước ta trong những năm gần đây phát triển nhanh và đa dạng. Ngành chăn nuôi đã có những bước đột phá, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn chủ yếu tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn (trang trại), tập trung.[12]

Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: tính đến nay đã có 197 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 2 tấn/h trở lên, trong đó 50% nhà máy có công suất từ 10 tấn/h đến 40 tấn/h. Mỗi năm các nhà máy và những cơ sở sản xuất này sản xuất được khoảng 3,8 triệu tấn thức ăn/năm, ước đạt 10.000 tấn/ ngày. Theo tính toán của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì nhu cầu thức ăn chăn nuôi đến năm 2015 cả nước đạt khoảng 13 triệu tấn/năm, trong đó có 50-60% là thức ăn chế biến công nghiệp. Điều đó cho thấy thị trường thức ăn chăn nuôi của nước ta đang còn rất nhiều tiềm năng.[18]

Hệ thống phân phối (đại lý cấp I): những năm trước đây, hệ thống đại lý cấp I của các công ty chủ yếu tập trung ở các khu vực thành phố, thị xã và

số lượng đại lý cấp I cũng ít, mỗi tỉnh chỉ có 2-3 đại lý cấp I, còn các khu vực khác như huyện, thị trấn, xã gần như không có. Nhưng từ năm 2010 trở lại đây, hệ thống đại lý cấp I của các công ty đã được đặt xuống tận xã và số lượng đại lý cũng tăng nhanh, sản lượng tiêu thụ của các đại lý cũng tăng lên rất nhiều. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi ngày càng ngắn lại. Điều đó cho thấy xu hướng phát triển ngày chăn nuôi trong nước ngày càng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Cách đây khoảng 5-6 năm kênh phân phối thức ăn chăn nuôi của nước ta phỏ biến là 3 cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III và người chăn nuôi), những năm gần đây do quy mô chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh, nên hệ thống kênh phân phối ở nước ta phổ biến ở hai cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II và người chăn nuôi).

Nhu cầu tiêu dùng các loại thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao ngày càng tăng nhanh, điều đó cho thấy trình độ chăn nuôi của người nông dân ngày càng được nâng lên.[8]

Quản lý của Nhà nước đối với các công ty sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và chất lượng thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn còn chưa chặt chẽ, đặc biệt là đối với các sản phẩm của công ty nội địa. Chính vì vậy, chất lượng thức ăn chăn nuôi bán trên thị trường hiện nay, phần lớn không đủ tiêu chuẩn chất lượng theo đăng ký trên bao bì.

2.2.3. Kinh nghim phát trin th trường ca công ty Dutch Lady Vit Nam[15]

Công ty sữa Dutch Lady Việt Nam là Công ty liên doanh được công ty mẹ Friesland Foods cho ra đời vào năm 1996 với tổng số vốn đầu tư trên 50 triệu USD. Các sản phẩm của Dutch Lady Việt Nam là: sữa đặc, sữa bột, sữa tươi, sữa chua.

Trong những năm qua, Cty Dutch Lady Việt Nam phát triển theo hướng đi riêng đó là không ngừng đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất.

Công ty Dutch Lady Việt Nam đã áp dụng công thức kinh doanh sữa đó là doanh nghiệp + kênh phân phối + marketing. Mỗi nhãn hiệu đều nỗ lực quảng

cáo công thức riêng với những dưỡng chất đặc biệt. Đa dạng hóa sản phẩm để chiếm thị phần là chiến lược của Công ty Dutch Lady Việt Nam, thể hiện bằng cách tung ra những nhãn hiệu cải tiến hoặc nhắm đến độ tuổi mới với giá cao hơn. Đồng thời đẩy sức mua với các chương trình khuyến mãi lớn và liên tục tổ chức các sự kiện từ siêu thị đến liên kết với Bộ giáo dục và đào tạo, thu hút đông đảo người tiêu dùng.

Về chính sách giá, Công ty Dutch Lady Việt Nam đều cố gắng duy trì một mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng trong khả năng cho phép (ngay cả khi thị trường có biến động) phù hợp với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. Riêng mặt hàng sữa đặc, Công ty Dutch Lady Việt Nam luôn quan tâm để bình ổn giá vì đây là mặt hàng sữa được mang tính dẫn.

Về hệ thống phân phối, Công ty Dutch Lady Việt Nam đã xây dựng được hệ thống Nhà phân phối trên khắp cả nước. Hệ thống phân phối được tổ chức chặt chẽ, việc lựa chọn các nhà phân phối được tuyển chọn theo nhiều tiêu chí mang tính chất chuyên nghiệp Với mục tiêu độ phủ sản phẩm là điều quan trọng nhất mà bất kỳ nhà phân phối nào cũng muốn hướng đến.

Công ty Dutch Lady Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển thương hiệu. Trong năm 2005, thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan đã được công nhận kỷ lục Guiness thế giới với bức tranh vẽ bằng tay lớn nhất thế giới. Tất nhiên, sau sự kiện này, thương hiệu Cô gái Hà Lan càng khẳng định được vị trí của mình đối với khách hàng mục tiêu trực tiếp là các em thiếu nhi và gián tiếp là cả các bậc phụ huynh thông qua một kỷ lục thế giới đầy ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)