4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của công ty
4.2.1.1. Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế là một yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao. Thu nhập của người nông dân tăng lên, đó là điều kiện để người nông dân mở rộng chăn nuôi sản xuất. Và cũng là điều kiện thuận lợi để một công ty có thể mở rộng phát triển thị trường của mình.
Trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Chính vì vậy tỉ lệ người chăn nuôi sẽ giảm dần, đó là một khó khăn đối với công ty trong tương lai.
Tỷ giá hối đoái là một trong nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây giá đồng USD tăng mạnh so với đồng Việt Nam, làm giá trị của đồng Việt Nam giảm xuống.
Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá của nguyên vật liệu đầu do nguồn nguyên liệu của cá doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài.Từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của công ty, làm thay đổi giá cả mặt hàng trên thị trường do đó ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của Công ty
Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập lợi nhuận của một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tỷ lệ lạm phát luôn duy trì ở mức cao làm cho giá trị của một đồng thu nhập giảm xuống và như vậy sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và hứng chịu nhiều nhất vẫn là người nông dân.
Khi kinh tế khó khăn họ sẽ khó có điều kiện đầu tư mở rộng chăn nuôi, như vậy việc phát triển thị trường của công ty gặp nhiều khó khăn.
- Môi trường chính trị- pháp luật : Nhân tố chính trị pháp luật thể hiện các tác động của Nhà Nước đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường bằng các công cụ vĩ mô trong đó có các chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế. Nghị định số 08/2010/NĐ-CP Về quản lý thức ăn chăn nuôi là một hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Các chính sách của chính phủ đã ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất kinh doanh của một công ty. Ví dụ như chính sách của chính phủ là tăng thuế đánh vào giá Ngô tăng đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của công ty. Vì Ngô là nguyên liệu chủ yếu trong thành phần thức ăn chăn nuôi, việc tăng giá Ngô đã khiến chi phí sản xuất của công ty cao lên, buộc công ty phải nâng giá thành, ảnh hưởng đến thị trường của công ty.
4.2.1.2. Yếu tố văn hoá - xã hội
Việt Nam là nước có dân số đông trong đó dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn. Do đặc tính của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là phục vụ bà con nông dân ở nông thôn. Vì vậy số lượng người dân sinh sống ở nông thôn nhiều là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thị trường của công ty.
4.2.1.3. Môi trường công nghệ
Khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển với tốc độ lớn, tạo điều kiện cho sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng ngày một nâng cao với năng suất lớn hơn. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết đối với từng doanh nghiệp.
Nước ta là nước có nền kinh tế đang phát triển, hầu hết các trang thiết bị, công nghệ còn lạc hậu so với các nước phát triển. Vì vậy, hầu hết máy móc, dây chuyền sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhà nước chỉ có thể cung cấp các thông tin về công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tiếp cận công nghệ mới công nghệ phục vụ hoạt đông sản xuất hiệu quả nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp.
- Môi trường tự nhiên: Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu rất phù hợp cho điều kiện chăn nuôi.
Đó là một cơ hội lớn cho các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể mở rộng thị trường của mình. Tuy nhiên khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi (lở mồm long móng, cúm gia cầm), điều này đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thậm chí có những doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản do không thể tiêu thụ mặt hàng.
4.2.1.4. Đối thủ cạnh tranh
Sản xuất bất kỳ sản phẩm nào cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những sản phẩm thay thế. Vấn đề vượt qua đối thủ
cạnh tranh luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của đơn vị sản xuất kinh doanh.
Ngày nay, máy móc đang thay thế dần người thợ trong cơ cấu sản xuất sản phẩm mà đặc biệt là các Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước với nhiều loại sản phẩm phong phú, giá thành phù hợp đáp ứng tối ưu thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.
Do vậy, Công ty cần xác định chính xác từng đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ của công ty vẫn còn ở mức trung bình và định hướng mở rộng ra tất cả các vùng miền trong cả nước.
Thị trường hiện tại lớn nhất của Công ty vẫn là một số tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chính của Công ty là sử dụng các kênh ngắn mà hoạt động tốt ngay tại cấp đại lý.
4.2.1.5. Khách hàng
Để thu hút được các đơn đặt hàng, công ty cần tạo môi trường và điều kiện hấp dẫn để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Công ty có thể giải quyết các thủ tục nhanh gọn, đổi mới công nghệ, thiết kế các mẫu sản phẩm mới đa dạng nhiều chủng loại
4.2.2. Nhân tố bên trong
4.2.2.1. Giá và chính sách bán hàng của công ty
- Giá cả sản phẩm là một công cụ cạnh tranh mà công ty có thể kiểm soát được. Giá là yếu tố nhạy cảm trong hoạt động thương mại, bởi nó liên quan đến lợi ích cá nhân, có tính mâu thuẫn giá và chất lượng sản phẩm, giữa người mua và người bán, …
Việc hình thành giá bán sản phẩm được căn cứ vào giá cả các nguyên liệu đầu vào, các chi phí cho sản xuất, chi phí bán hàng, … và dựa trên cơ sở phân tích giá của các đối thủ cạnh tranh, giá sản phẩm bổ sung, giá sản phẩm thay thế. Từ đó, các công ty đưa ra phương pháp tính giá phù hợp cho công ty mình.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi của các công ty bán cho người chăn nuôi qua bảng giá bán lẻ được niêm yết tại các
đại lý kinh doanh thức ăn của các công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành chọn mẫu điều tra giá của các loại thức ăn chăn nuôi đang có mặt và bán với số lượng lớn trên thị trường Bắc Ninh.
Giá thức ăn chăn nuôi của các công ty đang bán phổ biến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thể hiện ở bảng 4.15.
Bảng 4.15: Giá một số loại TĂCN của các công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2013
ĐVT: Đồng/kg
Công ty Chủng loại thức ăn
Procon co
Greenf
eed Cargill Hồng Hà
New Hope
DABA CO
Lợn
Thức ăn đậm đặc cao đạm dùng cho lợn từ cai
sữa đến xuất bán 16.209 20.337 22.855 22.370 15.970 18.152
Thức ăn đậm đặc dạng bột cho lợn từ 5 -
100kg 11.524 11.765 12.570 11.413 10.670 10.592
Thức ăn hỗn hợp cho lợn ngoại siêu nạc từ tập
ăn đến 15kg 10.901 10.856 13.541 10.743 10.030 10.115
Thức ăn đậm đặc dạng bột cho lợn thịt từ 30 -
100kg - 10.347 9.995 9.512 - 9.800
Thức ăn hỗn hợp cao cấp cho lợn ngoại siêu
nạc từ 30kg - xuất bán 9.949 10.526 10.916 10.611 10.950 10.717
Thức ăn hỗn hợp cao cấp cho lợn ngoại siêu
nạc từ 15kg - 30kg 17.432 16.609 17.677 16.483 17.410 15.731
Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con 15.129 - 18.938 15.754 16.840 16.412
Thức ăn hỗn hợp cho lợn cái hậu bị và nái
chửa 17.251 15.636 16.814 17.094 17.390 17.166
Gà
Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ trứng từ 18 tuần
tuổi đến kết thúc 11.433 11.471 11.952 12.152 11.460 11.720
Thức ăn hỗn hợp cho gà vàng thả vườn từ 90
ngày tuổi đến xuất bán 11.235 11.357 11.417 11.785 11.270 11.474
Thức ăn hỗn hợp cho gà vàng thả vườn từ 1
ngày tuổi đến xuất bán 11.102 11.223 11.364 11.546 11.110 11.258
Vịt
Thức ăn hỗn hợp cho ngan, vịt thịt từ 1 ngày
tuổi - xuất bán 10.531 9.856 9.695 9.552 10.610 10.570
Thức ăn hỗn hợp cho ngan, vịt từ 48 ngày tuổi
- xuất bán 9.325 9.463 9.434 9.399 9.420 9.270
Thức ăn hỗn hợp cho ngan, vịt từ 28 ngày tuổi
- xuất bán 9.515 9.493 9.514 9.377 9.840 9.439
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Hầu hết giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi của các công ty có sự chênh lệch nhau bình quân khoảng 500đ – 1.000đ/kg. Qua kết quả bảng 4.15 cho thấy sự chênh lệch giá sản phẩm lớn nhất là loại thức ăn đậm đặc cho lợn từ cai sữa đến xuất bán như sau: Giá cao nhất là của công ty Cargill 22.855 đ/kg, giá thấp nhất là của công ty Newhope 15.970 đ/kg, giá bán của công ty DABACO ở mức trung bình bình.
Nhìn chung, giá sản phẩm của công ty đều tương đương so với giá của các công ty khác. Đây chính là một yếu tố cần chú ý khi mở rộng thị trường ở Bắc Ninh và các thị trường khác.
4.2.2.2. Chính sách bán hàng của công ty
Hiện nay, hầu hết các công ty sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi đều sử dụng các chính sách bán hàng giống nhau, nhưng hình thức áp dụng và mức độ chiết khấu cho các đại lý khác nhau. Để thấy rõ điều đó, ta xem bảng 4.16.
Các chính sách như chiết khấu, thưởng, hỗ trợ bán hàng… của các công ty áp dụng cho các đại lý đều có những mức khác nhau (ngay cả các đại lý trong cùng công ty, bán cùng thương hiệu với nhau). Các công ty trong nước thường có mức chiết khấu và thưởng cho các đại lý cao hơn các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài. Đây là hình thức cạnh tranh của các công ty trong nước đối với công ty nước ngoài vì sản phẩm của các công ty trong nước thường kém ổn định hơn so với công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Cũng qua bảng 4.16, ta thấy tất cả các công ty đều áp dụng những hình thức như chiết khấu trực tiếp trên hoá đơn, thưởng năm và thưởng khác. Còn một số chính sách khác như thưởng tháng, quý, năm hay các hình thức hỗ trợ thì tuỳ vào từng công ty. Tất cả các công ty đều áp dụng mức thưởng khác là rất cao cho các đại lý. Hình thức thưởng này nhằm khuyến khích các đại lý bán tăng sản lượng hàng hoá của công ty. Còn đối với các hình thức hỗ trợ vận chuyển thì hầu hết các công ty chỉ hỗ trợ đối với sản phẩm thức ăn đậm đặc, còn đối với sản phẩm thức ăn hỗn hợp thì hiện nay chỉ
có công ty DABACO và công ty RTD có chính sách hỗ trợ. Còn đối với các công ty công ty cổ phần chăn nuôi, Proconco, Cargill đều không có hỗ trợ vận chuyển cho cả sản phẩm đậm đặc và hỗn hợp.
Ngoài các công ty lớn đã nêu thì trong bảng 4.16 còn có các công ty khác, các công ty này phần lớn là các công ty nhỏ (công ty TNHH), chủ yếu chỉ sản xuất thức ăn đậm đặc, chất lượng sản phẩm thường kém ổn định hơn rất nhiều so với các công ty lớn, công ty nước ngoài. Chính vì vậy, để thu hút các đại lý bán hàng cho mình, những công ty này thường xây dựng chính sách cho các đại lý rất cao và hình thức áp dụng đơn giản, thuận tiện hơn nhiều so với các công ty lớn. Hầu hết các chính sách (như thưởng tháng, quý, hỗ trợ vận chuyển…) đều được trừ trực tiếp trên hoá đơn của mỗi chuyến hàng, thậm chí có những công ty không dùng chiết khấu, thưởng …mà bán thẳng giá Net (giá cuối cùng chay giá đã trừ tất cả các chế độ) cho đại lý.
Bảng 4.16: Chính sách bán hàng của một số công ty áp dụng cho đại lý cấp I năm 2013
Tên công ty
Đại lý cấp I CK
trên hoá đơn
(%)
Thưởng tháng
(%)
Thưởng quý
(%)
Thưởng năm
(%)
Thưởng khác (đồng/kg)
Hỗ trợ vận chuyển (đồng/kg)
Hỗ trợ thị trường
Đại lý mới (%) Proconco 4 0,25-1 0,5 0,25-1 50 - 100
CP 7 1,0 1,5 1-2 100 - 300 80-200 1,5-2
Việt Pháp 4 0,5-1 0,5 0,25-0,5 50 - 100
Cargill 6 1-2 0,5-1 1-1,5 80-350 70-200 1-1,5
RTD 5 0,25 -1,5 0,5-1 0,5-1 50-200 0,5-1
New Hope 6 1-1,5 1 1 80-150 50-120 1-2
DABACO 6 1,5 1 1-1,5 100-200 50-150 2
Các công ty khác 10-12 - - 1,5-2,5 120-300 100-200 1,5-2,5 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013)
4.2.2.3. Tổ chức bán hàng
Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Nếu sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ kém sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, nhân lực...không đem lại doanh thu và lợi nhuận do đó việc kinh doanh không có hiệu quả vì vậy đòi hỏi Công ty phải tổ chức bộ máy tiêu thụ của mình.
Sơ đồ 4.1: Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Hiện này, Công ty DABACO đang thực hiện 2 hình thức bán hàng là bán hàng cho đại lý cấp I và bán trực tiếp cho các trang tại chăn nuôi lớn.
Hình thức này thường được các công ty trong nước áp dụng ở một số thị trường gần và các tỉnh mà công ty chưa có các đại lý cấp I hoặc đại lý cấp I không có khả năng bao phủ thị trường rộng.
Việc chỉ lựa chọn hình thức phân phối qua đại lý cấp I và một số các TT chăn nuôi có quy mô lớn của công ty cổ phần DABACO là tương đối hợp
Tổng giám đốc