3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM Địa chỉ: Số 35 Lý Thái Tổ, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh Điện thoại: +84-(0)2413-82.60.77
Fax: +84-(0)2413-82.54.96 Email: contact@dabaco.com.vn Website: htttp:/www.dabaco.com.vn Mã số thuế: 2300105790
Công ty CP Tập đoàn DABACO Việt Nam là một Tập đoàn hoạt động đa nghành nghề, trong đó lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, DABACO còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản. DABACO là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.
Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1996 và được cổ phần hóa vào năm 2005. Trải qua nhiều khó khăn, thách thức, Công ty DABACO đã bứt phá từ vị trí một doanh nghiệp nhà nước nhỏ trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với nguồn lực hùng mạnh cả về tài chính, nhân lực cũng như uy tín, thương hiệu trên thị trường.
Trong giai đoạn 1996-1997, Công ty xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Đài Bắc đầu tiên với công suất 5 tấn/giờ tại phường Võ Cường-TP.
Bắc Ninh và xi nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1998, để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thành lập Chi nhánh Công ty tại Hà Nội. Đống thời, khai trương cửa hàng xăng dầu tại xã Lạc Vệ huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2000, sáp nhập xí nghiệp giống gia súc, gia cầm huyện Thuận Thành nhằm mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm 2002, khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp TOPFEEDS với công suất 30 tấn/giờ. Và đầu tư mở rộng Xí nghiệp gà giống gốc ông bà siêu trứng tại xã Lạc Vệ huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2003, Công ty hoàn thành việc xây dựng Xí nghiệp lợn giống hướng nạc Thuận Thành. Đồng thời thành lập Xí nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng tại Khu công nghiệp Khắc Niệm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2004, hoàn thành việc xây dựng trụ sở của Công ty tại Số 35 đường Lý Thái Tổ, TP. Bắc Ninh. Cũng trong năm đó, Công ty thành lập Xí nghiệp ngan giống Pháp tại xã Lạc Vệ huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Kể từ ngày 01/01/2005, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 1316 QĐ/CT ngày 10/08/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2006, khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Kinh Bắc công suất 4 tấn/giờ; thành lập Công ty TNHH Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công và xí nghiệp giống lợn Lạc Vệ.
Năm 2007, Công ty thành lập thêm 3 Công ty TNHH là Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Bắc Ninh, Công ty TNHH Cảng DABACO Tân Chi và Công ty TNHH MTV DABACO Tây Bắc.
Ngày 18/3/2008, cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ngày 29/4/2008, ĐHĐCĐ đã thông qua quyết định đổi tên Công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh thành Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam. Đồng thời, thành lập Công ty TNHH Lợn giống Dabaco, Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco và Công ty TNHH
Chế biến thức phẩm Dabaco.
Năm 2009, khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Dabaco công suất 25 tấn/giờ tại Cụm công nghiệp Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh;
Siêu thị Dabaco tại phố Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh. Và sáp nhập Công ty cổ phần thương mại Hiệp Quang và chuyển thành Công ty TNHH một thành viên do Dabaco sở hữu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì.
Năm 2010,Công ty khánh thành Nhà máy giết mổ thịt gà công suất 2.000con/giờ tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh; thành lập Công ty TNHH Bất động sản Dabaco, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Dabaco, Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco và Trung tâm thương mại Dabaco tại Đường Lý Thái Tổ, TP.Bắc Ninh; khánh thành Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; tái cơ cấu một số đơn vị thành viên theo hình thức chuyển từ đơn vị hạch toán phụ thuộc thành Công ty TNHH một thành viên do DABACO làm chủ sở hữu; Sáp nhập Xí nghiệp ngan giống Pháp vào Công ty TNHH ĐT&PT chăn nuôi gia công.
Ngày 26/3/2011, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam. Cũng trong năm, Công ty thành lập Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Dabaco và một số Doanh nghiệp dự án BT.
Năm 2012, khánh thành Trung tâm thương mại DABACO Nguyễn Cao; thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển giống gia súc gia cầm trực thuộc Công ty TNHH MTV gà giống Dabaco.
3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Chức năng:
Công ty tổ chức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ, chính sách và cơ chế quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng của lao động địa phương và khu vực xung quanh, nhằm phát triển theo hướng công nghiệp.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ và lợi ích phù hợp với kết quả hoạt động của công ty, từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Không ngừng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
Nhiệm vụ:
Căn cứ kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lập kế hoạch mở rộng đầu tư phát triển sản xuất tổng hợp công nghiệp. Làm tốt chức năng chủ đầu tư và thu hồi vốn đầu tư.
Tổ chức thu mua nguyên vật liệu để thực hiện sản xuất, chế biến, kinh doanh đáp ứng nhu cầu trong nước.
Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Tuân thủ pháp luật, chấp hành nộp thuế theo nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3.1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi; Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y; sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh; sản xuất và kinh doanh giống gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, giống thuỷ sản; sản xuất tinh lợn, trâu, bò.
- Giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm, thuỷ cầm. Sản xuất, chế biến thức ăn thuỷ sản. Sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ sản xuất nông - công nghiệp, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y.
Sản phẩm chính của Công ty là các loại thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản và các loại con giống lợn, gà, ngan, vịt... Sản
phẩm của Công ty đạt Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, ISO 22000:2005 và hàng loạt các giải thưởng chất lượng vàng của Việt Nam và quốc tế. Phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia VILAS.
Hệ thống dây chuyền thiết bị được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, EU, Đài Loan... đồng bộ và tự động hoá hoàn toàn. Thức ăn chăn nuôi cao cấp được chế tạo từ nguyên liệu nhập ngoại đáp ứng mọi nhu cầu cho từng độ tuổi của vật nuôi và mục đích của chăn nuôi: lấy thịt, trứng, sữa...
3.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty
Công ty DABACO bao gồm nhiều phòng ban và các bộ phận khác nhau. Mỗi phòng ban và mỗi bộ phận khác nhau đều đảm nhiệm các chức năng khác nhau.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ; Chi
nhánh, Văn phòng đại diện
Các Nhà máy, đơn vị trực
thuộc
Các Công ty con, Công ty có vốn góp
chi phối
Các Công ty liên kết
Hội đồng quản trị của Công ty gồm 9 thành viên, trong đó có 6 thành viên trong Ban điều hành, và ba thành viên độc lập. Hội đồng quản trị họp thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách chi trả cổ tức, và các vấn đề doanh nghiệp quan trọng khác.
Ban Tổng Giám đốc của Công ty có 6 thành viên gồm: Tổng Giám đốc và 05 Phó Tổng Giám đốc được phân công phụ trách các lĩnh vực hoạt động của Công ty: Kỹ thuật, Vật tư – XNK, Thị trường, Công nghệ và Dự án.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, định kỳ 1 tháng 1 lần trực tiếp chỉ đạo cuộc họp giao ban với Ban Tổng Giám đốc, các Trưởng phòng chức năng Công ty, Giám đốc các Công ty TNHH một thành viên và đơn vị trực thuộc để nghe báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có ý kiến chỉ đạo trực tiếp tại cuộc họp. Sau mỗi cuộc họp, các thông báo kết luận giao ban được gửi trực tiếp đến các phòng ban, các đơn vị trực thuộc để triển khai thực hiện.
Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc thực hiện trong việc quản lý, điều hành công ty và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty. Ban kiểm soát do đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm với đa số phiếu tán thành.
Trong những năm qua, Công ty đã tiến hành sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
3.1.3. Tình hình lao động của công ty
Lao động là nhân tố trực tiếp quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề chọn cơ cấu, bố trí sử dụng lao động một cách khoa học, hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Tổng số lao động của Công ty năm 2013 là 2.500 người. Hằng năm số lượng lao động của Công ty có sự thay đổi cả về số lượng và cơ cấu. Để thấy
rõ tình hình lao động của Công ty (bảng 3.1).
Qua bảng, ta thấy số lượng lao động của Công ty khá lớn và liên tục tăng qua 3 năm. Số lượng lao động năm 2011 là 2.200 người, năm 2012 là 2.400 người (tăng so với năm 2011 là 9,09%), đến năm 2013 là 2.500 người ( tăng so với năm 2012 là 4.17 %). Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng.
Cơ cấu lao động của Công ty theo tính chất lao động là không đồng đều, lao động trực tiếp chiếm đại đa số ( năm 2013 chiếm khoảng 79,4%) và tăng nhiều hơn lao động gián tiếp. Cụ thể lao động trực tiếp năm 2012 tăng so với năm 2011 là 182 người, tương ứng với tỷ lệ 9,64%; còn năm 2013 tăng so với năm 2012 là 95 người, tương ứng với tỷ lệ 4,59%. Lao động gián tiếp của Công ty năm 2012 và năm 2013 tăng nhẹ với mức tương ứng là 5,77% và 1,52%.
Trình độ lao động của Công ty có chất lượng cao: Trình độ trên đại học và đại học liên tục tăng qua 3 năm từ 24 người năm 2011 tăng lên 32 người năm 2013.. Nhóm lao động này cũng tăng đáng kể trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2012 tăng 16,67 % so với năm 2011, năm 2013 tăng 4 người tương ứng với 14,29 % so với năm 2012. Có sự tăng lên qua các năm là do xu thế phát triển của xã hội, nên Công ty phải có những công nhân viên có trình độ cao thì mới có thể phát triển cùng với xã hội hiện nay. Chiếm cơ cấu lớn nhất là lao động có trình độ Trung cấp-CN lành nghề, năm 2013 tỷ lệ này là 54,2%
Công ty thường xuyên trẻ hóa lực lượng lao động và có kế hoạch tuyển chọn, cử công nhân đi học các lớp tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty
ĐVT: Người Chỉ tiêu
2011 2012 2013 So sánh (%)
SL CC (%)
SL CC
(%) SL CC
(%) 12/11 13/12 BQ
Tổng số lao động 2200 100,0 2400 100,0 2500 100,0 109,09 104,17 106,60 Theo tính chất lao động
Lao động trực tiếp 1888 85,82 1950 81,25 1985 79,4 103,28 101,79 102,54 Lao động gián tiếp 312 14,18 450 18,75 515 20,6 144,23 114,44 128,48 Theo trình độ chuyên môn
Trên ĐH 24 1,09 28 1,17 32 1,28 116,67 114,29 115,47
Đại học 415 18,86 434 18,08 450 18 104,58 103,69 104,13
Cao đẳng 586 26,64 643 26,79 663 26,5 109,73 103,11 106,37
Trung cấp-CN lành nghề 1175 53,41 1295 53,96 1355 54,2 110,21 104,63 107,39 Theo giới tính
Nam 1280 58.18 1350 56.25 1435 57.40 105,47 106,30 105,88
Nữ 920 41.82 1050 43.75 965 38.60 114,13 91,90 102,42
(Nguồn: Phòng tổ chức của Công ty)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
3.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Tài sản là biểu hiện tiềm lực kinh tế của Công ty, nó biểu thị cho giá trị tài sản thu được trong tương lai hoặc tiềm năng sản xuất của đơn vị đó. Tài sản được biểu hiện ở nhiều loại khác nhau, việc dựa trên tài sản để đánh giá không phải lúc nào cũng chính xác mà tùy vào từng đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trên những lĩnh vực nào là chính, có khi lợi nhuận của doanh nghiệp không biểu hiện qua tiền mặt mà họ có mà có thể biểu hiện qua giá trị tài sản khác. Tình hình tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO qua 3 năm 2011-2013 được thể hiện ở bảng 3.2 (trang 32).
Qua bảng ta thấy, tài sản của Công ty tăng không ngừng qua các năm.
Năm 2011, tổng tài sản của Công ty là 3.201,862 triệu đồng, đến năm 2012 là 3.550,505 triệu đồng, tăng 10,89 %; năm 2013 tổng tài sản là 4.013,797 triệu đồng, tăng 13,05 % so với năm 2012. Trong năm 2012 tài sản ngắn hạn của Công ty là 2.741,606 triệu đồng (tăng 11,91%) so với năm 2011. Tiêu biểu là các khoản phải thu ngắn hạn tăng 48,01% so với năm trước đó. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn khác lại giảm (tương ứng giảm là 32,56%). Năm 2013 tài sản ngắn hạn của công ty tăng 10,3 % so với năm 2012. Trong đó hàng tồn kho tăng 16,76 %, tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh 101,78 %. Tuy nhiên tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm (tương ứng giảm là 75,15 % và 4,27%). Điều đó chứng tỏ trong năm này công ty gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn.
Tài sản dài hạn có tăng nhưng không đáng kể, năm 2012 tăng nhẹ 7,56
% so với năm 2011. Năm 2013, tài sản dài hạn của Công ty tăng 23,3 % so với năm 2012. Bình quân 3 năm tài sản dài hạn tăng 15,16 %. Điều này cho thấy 3 năm qua Công ty ít chú trọng vào việc mở rộng hệ thống kinh doanh, đầu tư thêm máy móc.
Tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, bất kỳ một loại tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn nhất định và
ngược lại một nguồn vốn nào đó có thể được biểu hiện thành một dạng hoặc nhiều dạng tài sản khác nhau.
Tương ứng với việc tăng tài sản thì nguồn vốn của Công ty cũng tăng qua các năm.
Năm 2012, cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty đều tăng, nợ phải trả tăng 10,32 %, vốn chủ sở hữu tăng thêm 145,177 triệu đồng, lên là 111,79 %.
Năm 2013, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng vẫn tăng ( tương ứng tăng là 5,4 % và 25,2 %) nhưng vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng hơn 2 lần so với mức tăng năm 2012. Từ 1.376,322 triệu đồng lên 1.722,659 triệu đồng.
Điều này chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh, Công ty ngày càng chủ động trong nguồn vốn kinh doanh của mình.
Các nguồn vốn luôn vận động, thay đổi không ngừng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của từng loại nguồn vốn trở nên quan trọng, đặc biệt cho việc quản lý và ra quyết định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 So sánh (%)
Giá trị CC
(%) Giá trị CC
(%) Giá trị CC
(%) 12/11 13/12 BQ
Tổng tài sản 3.201.862 100,0 3.550.505 100,0 4.013.797 100,0 110,9 113,0 112,0
Tài sản ngắn hạn 2.449.793 76,5 2.741.606 77,2 3.016.461 75,1 111,9 110,0 111,0
Tiền và các khoản tương đương tiền 490,322 551.972 137.189 112,6 24,8 53,0
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 406.223
Các khoản phải thu ngắn hạn 364,974 540.214 517.16 148,0 95,7 119,0
Hàng tồn kho 1.542.082 1.614.069 1,884.56 104,7 116,8 110,5
TS ngắn hạn khác 52,415 35.351 71.332 67,4 201,8 116,7
Tài sản dài hạn 752.069 23,5 808.899 22,8 997.336 24,8 107,6 123,3 115,2
Tài sản cố định 731.451 788.77 977.475 107,8 123,9 115.6
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.529 2.529 0
Tổng tài sản dài hạn khác 8.635 9.329 12.771 108,0 136,9 121,6
Tổng nguồn vốn 3.201.862 100,0 3.550.505 100,0 4.013.797 100,0 110,9 113,0 112,0
Nợ phải trả 1.970.716 61,5 2.174.183 61,2 2.291.139 57,1 110,3 105,4 107,8
Nợ ngắn hạn 1.458.561 2.025.080 2.160.104 138,8 106,7 121,7
Nợ dài hạn 512.156 149.103 131.035 29,1 87,9 50,6
Nguồn vốn chủ sở hữu 1.231.145 38,4 1.376.322 38,8 1.722.659 42,9 111,8 125,2 118,3
Vốn chủ sở hữu 1.231.145 1.376.322 1.722.659 111,8 125,2 118,3
Nguồn: Phòng kế toán của Công ty