Xuất bổ sung cơ chế chính sách đối với công tác quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (Trang 77 - 80)

khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường. Hiện tại, luật bảo vệ môi trường sửa đổi và ban hành năm 2005 thay thế cho luật bảo vệ môi trường ra đời năm 1993, cùng với đó là sự ra đời của nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP,...Mới đây nhất ngày 23/6/2014, Quốc hội đã nhất trí thông qua luật bảo vệ môi trường năm 2014, sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015, từ đó sẽ kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các văn bản dưới luật vào các năm tới đây. Qua đó cho thấy, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý môi trường đang trong giai đoạn sửa đổi, bổ sung và tiến tới hoàn thiện một cách đầy đủ, có tính hệ thống các văn bản từ trung ương đến địa phương sẽ là cơ sở hành lang pháp lý quan trọng trong công tác quản lý môi trường.

- Cần ban hành quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về công tác quản lý môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn. Các văn bản hiện hành mới chỉ tập trung quy định công tác quản lý môi trường đối các đơn vị công trình riêng lẻ như bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường, bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại, lò đốt chất thải công nghiệp, lò đốt chất thải y tế (TCVN 6696:2000, TCXDVN 261:2001, TCXDVN 320:2004, QCVN 25:2009/BTNMT,…) mà chưa có văn bản quy phạm yêu cầu cụ thể công tác

quản lý môi trường đối với cơ sở chế biến, sản xuất phân vi sinh và một số công nghệ xử lý chất thải rắn khác, đặc biệt là khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Việc sớm ban hành quy định về công tác quản lý môi trường đối với khu liên hợp xử lý chất thải rắn sẽ là cơ sở pháp lý mạnh mẽ để kiểm soát chất lượng môi trường đối với tất cả các cơ sở lý chất thải rắn.

- Các văn bản về quản lý môi trường và quản lý chất thải rắn đã ban hành khá nhiều, tuy nhiên chưa đi vào thực tiễn, còn thiếu cơ chế quản lý, kinh phí thực hiện. Vì vậy, đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình cần chỉ đạo các cấp áp dụng sâu rộng và có hiệu quả hơn nữa các văn bản quy phạm của Chính phủ, Bộ đã ban hành.

- Đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình là đơn vị quản lý trực tiếp cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với khu xử lý chất thải rắn. Nghĩa là, ngoài nguồn kinh phí thu từ phí vệ sinh môi trường (người hưởng lợi phải trả tiền thông qua phí bảo vệ môi trường), UBND tỉnh cần tính đến sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ đủ phần chi còn thiếu của các cơ sở xử lý chất thải rắn.

- Do công tác xử lý chất thải rắn và công tác quản lý môi trường trong khu xử lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tính đặc thù, vì vậy đề xuất UBND tỉnh cần có cơ chế chính sách về kinh phí hỗ trợ công ty về việc bảo hành, bảo trì, hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải rắn chứ không chỉ hỗ trợ mức kinh phí chỉ đủ mức duy trì hoạt động của xử lý chất thải rắn của công ty như hiện nay.

- Đề xuất với Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định việc đặt hàng sản phẩm công ích về thu gom và xử lý chất thải rắn, quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn. Cần có hướng dẫn và quy định rõ trách nhiệm của UBND tỉnh (là bên đặt hàng) với việc thực hiện về tài chính, khối

lượng thực hiện, chất lượng dịch vụ, định mức kinh tế kỹ thuật, nghiệm thu, thanh toán... nhằm tạo điều kiện cho bên nhận đặt hàng chủ động công việc, tự chủ và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và kinh phí thực hiện.

- Bổ sung các quy định, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT theo hướng nghiêm khắc, đủ sức răn đe nhằm hạn chế các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, đặc biệt là các đối tượng vi phạm nhiều lần, tái phạm. Theo Nghị định số 179/2009/NĐ-CP [15] thì mức phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng áp dụng đối với một hành vi vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tới môi trường. Có thể thấy đây không phải là mức chi phí lớn so với khoản phải đầu tư xây dựng và vận hành một hệ thống xử lý môi trường. Bên cạnh quy định phạt tiền như vừa nêu, trong Luật BVMT 2005 còn quy định tùy từng trường hợp, có thể áp dụng thêm biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, những quy định trên lại chưa đề cập tới những trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm, có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng.

- Đề xuất với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nghiên cứu, soạn thảo, ban hành quy định cụ thể về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT đối với khu xử lý chất thải rắn. Hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT hiện nay chưa phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan chức năng, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi. Hiện nay, chưa có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT mà đối tượng là khu xử lý chất thải rắn trong giai đoạn vận hành, các hành vi vi phạm này vẫn phải được xử lý theo các quy định trong Pháp lệnh xử phạt hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002, theo các quy định trong Luật BVMT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành mà tiêu biểu là Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT.

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w