Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hành động về pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế xã hội. Công cụ quản lý môi trường được phân loại theo chức năng và bản chất công cụ như sau
a. Theo chức năng, công cụ quản lý môi trường gồm có:
- Công cụ điều chỉnh vi mô: Là các văn bản, chủ trương, chính sách của nhà nước nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới việc phát sinh ra chất thải ô nhiễm.
- Công cụ hành động: Là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, xã hội) có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế, xã hội của cơ sở sản xuất.
- Công cụ phụ trợ.
b. Theo bản chất, công cụ quản lý môi trường gồm có:
- Công cụ pháp lý: Dựa trên nguyên tắc “Mệnh lệnh và kiểm soát” (Command and Control - CAC) đã được sử dụng rất phổ biến và có hiệu quả trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và thực hiện các chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia.
Bao gồm:
+ Luật, chính sách, kế hoạch, các quy định và tiêu chuẩn môi trường. + Quy định kiểm soát môi trường để khống chế ô nhiễm môi trường. + Giấy phép môi trường
+ Thanh tra môi trường
- Công cụ kinh tế: Được áp dụng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận là “người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)”, “người hưởng lợi phải trả tiền (BPP)”
+ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP): Theo nguyên tắc này thì những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm.
+ Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP): Nguyên tắc này có nghĩa là tất cả những ai hưởng lợi do có được môi trường trong lành không bị ô nhiễm thì đều phải trả tiền.
+ Công cụ kinh tế có khả năng kiểm soát ô nhiễm môi trường theo cơ chế thị trường và sẽ loại bỏ được một số quy định pháp lý, giảm bớt sự can thiệp của chính quyền trung ương và địa phương.
+ Các công cụ kinh tế gồm:
Các loại phí và lệ phí ô nhiễm
Tăng giảm thuế (tài nguyên, ô nhiễm)
Các khoản trợ cấp
Ký quỹ, hoàn trả khai thác tài nguyên
Ký quỹ đặt cọc khai thác tài nguyên
Các khuyến khích cưỡng chế thực thi
Đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm
Giấy phép xả thải
- Công cụ kỹ thuật quản lý: Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
- Công cụ phụ trợ: Có vai trò hỗ trợ các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và công cụ kỹ thuật quản lý nêu trên nhằm đạt được hiệu quả quản lý môi trường hoàn hảo hơn. Công cụ phụ trợ không tác động điều chỉnh hay tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm song nó dùng nó để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và góp phần giáo dục con người. Công cụ phụ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như: Gis, mô hình hóa, giáo dục môi trường, thông tin môi trường. Công cụ phụ trợ có chức năng hoàn thiện dần các công cụ hành động của các tổ chức và cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường.