0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 73 -77 )

a. Kinh nghiệm của khu xử lý rác thải Đình Vũ – Hải Phòng [27]

Với quy mô bãi rác Đình Vũ 3000m2, chiều cao lớp rác 6m, phương pháp Fukuoka xử lý rác thải và nước rỉ rác theo phương thức thu gom và cho

tuần hoàn nước rỉ rác bằng hệ thống ống cống có khoan lỗ được lắp đặt đơn giản dưới đáy bãi rác. Trên bãi rác có các hệ thống thoát khí thải nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh phân huỷ rác nhanh, giảm nồng độ khí mê-tan, khí độc trong khu vực bãi rác.

Hình 2.2: Thu hồi nước rỉ rác, cung cấp không khí qua đường ống cho các vi sinh vật phân hủy rác.

Ngoài ra, tại bãi rác đã tiến hành lắp đặt hệ thống quạt gió trong hồ thu nước rác và ứng dụng dòng chảy tự nhiên. Theo đó, nguồn gió tự nhiên của khu vực Đình Vũ được tận dụng để sục ôxy trong hồ thu nước rác, làm giảm hàm lượng COD, BOD trong nước thải. Đồng thời, nước rác được chảy vào phễu theo hình xoắn ốc sẽ sục khí, tăng ôxy để xử lý các chất gây ô nhiễm.

Nước rỉ rác gom qua hệ thống ống cống được đưa tuần hoàn sử dụng trở lại bãi rác, tiếp tục giúp phân huỷ rác nhanh hơn, không thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm ô nhiễm môi trường...

Việc ứng dụng thành công phương pháp xử lý rác thải, nước rỉ rác tại bãi rác Đình Vũ (Hải Phòng) đang mở ra triển vọng mới trong việc xử lý rác thải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, kinh tế song vẫn đảm bảo các các yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh môi trường, giải quyết các vấn đề đang gây bức xúc không chỉ ở các khu vực đô thị mà cả ở các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo hiện nay.

b. Kinh nghiệm quản lý môi trường của khu xử lý rác thải Tràng Cát – thành phố Hải Phòng [27]

Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát, Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008, với tổng mức đầu tư gần 360 tỷ đồng, Dự án xử lý chất thải rắn gồm 4 hạng mục thi công trên diện tích 34,4 ha là Nhà máy xử lý chất thải thải rắn; thiết bị chuyên dùng; bãi chứa chất thải.

Phương thức xử lý rác thải này chiếm nhiều diện tích đất, tốn kém về công sức, tài chính và đầu tư kỹ thuật, tuy nhiên vẫn gây ô nhiễm môi trường. Như vậy từ năm 2008 đến 2011, quá trình vận hành khu xử lý rác thải Tràng Cát gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của công nhân trong khu xử lý và người dân khu vực lân cận do khu xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Có thời điểm khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát phải dừng hoạt động và thỏa thuận với cộng đồng dân cư xung quanh khu xử lý.

Kinh nghiệm quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát đưa ra đó là cần phải có sự tham gia cộng đồng. Chính quyền xã Hải An, Ban giám đốc khu xử lý và toàn bộ nhân dân xã Hải An đã tổ chức liên tiếp các cuộc họp để lấy ý kiến cộng đồng nhằm giải quyết các tác động của khu xử lý tới chất lượng môi trường sống. Một thỏa thuận được đưa ra sau lấy ý kiến cộng đồng là tiến hành lập Ban giám sát cộng đồng. Vai trò Ban giám sát cộng đồng được thể hiện như sau:

+ Số lượng người tham gia Ban giám sát.

+ Tiến hành giám sát các hoạt động của khu xử lý có liên quan đến vấn đề môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí.

+ Thường xuyên báo cáo hoạt động giám sát cho Ban giám đốc khu xử lý chất thải Tràng Cát.

+ Nếu phát hiện có nguy cơ ô nhiễm, dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí thì phải cáo ngay cho Ban giám đốc khu xử lý để tiến

hành biện pháp xử lý. Nếu Ban giám đốc không tiến hành xử lý thì báo cáo tiếp tục 1 lần/1 tuần, trong vòng 3 tuần. Sau thời gian 3 tuần, nếu Ban giám đốc không tiến hành các biện pháp xử lý các vấn đề có nguy cơ và dấu hiệu ô nhiễm thì Ban giám sát cộng đồng được quyền báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường và chính quyền của thành phố.

+ Kinh phí hoạt động của Ban giám sát cộng đồng được trích từ kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường của công ty.

Từ đó (năm 2012) đến nay, với sự phối hợp chặt chẽ và tích cực của Ban giám sát cộng đồng, Chính quyền địa phương, Ban giám đốc công ty, công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát đã được làm tốt và triệt để, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về môi trường, phù hợp tập quán địa phương. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình sự tham gia cộng đồng mà ở đây trực tiếp là hoạt động của Ban giám sát cộng đồng trong công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn đô thị tới các đô thị khác có điều kiện tương tự.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI

RẮN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 73 -77 )

×