Các nguyên tắc quản lý môi trường [19]

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (Trang 59 - 61)

Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vục sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần giữ gìn môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

a. Hướng tới sự phát triển bền vững

Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường. Để giải quyết nguyên tắc ngày công tác quản lý môi trường phải tuân thủ các

nguyên tắc của việc xây dựng một xã hội bền vững. Nguyên tắc ngày cần được thể hiện trong trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách của nhà nước, ngành và địa phương.

b. Kết hợp các mục tiêu quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.

Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương khác. Do vậy, cần phải tích cực tham gia, tuân thủ các công ước hiệp định quốc tế về môi trường, động thời với việc ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về môi trường.

c. Quản lý môi trường xuất phát từ quản điểm tiếp cận hệ thống và được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.

d. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý phục hồi môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm.

+ Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý nếu để xảy ra ô nhiễm. + Khi chất ô nhiễm tràn ra môi trường, chúng có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trường, lan truyền theo các chuỗi thức ăn và không gian xuanh quanh. Để loại trừ khỏi ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đối với con người và sinh vật, cần phải có nhiều công sức và tiền của so với việc thực hiện các biện pháp phòng tránh.

e. Người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền và người được hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền

Nguyên tắc này được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường.

dùng phải trả tiền.

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w