0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Nội dung và yêu cầu công tác quản lý môi trường tại khu xử lý chất thả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 63 -67 )

Một khu xử lý chất thải rắn bao gồm hạng mục công trình chính như sau: Khu vực chôn lấp chất thải rắn, khu vực lò đốt, khu phân loại và sản xuất phân com post, khu vực làm việc, nghỉ ngơi công nhân viên. Do đó, nội dung và yêu cầu công tác quản lý môi trường tại từng khu vực là khác nhau. Cụ thể:

a. Khu vực phân loại và sản xuất phân compost

- Về nước rác: Đối nước rác trong khu ủ nên được dùng bổ sung vào bể ủ khi cần độ ẩm để duy trì hàm lượng dinh dưỡng, còn nước rác tại khu tiếp nhận, phân loại, rửa dụng cụ, sàn, bể phải tiến hành thu gom với hệ thống nước rác khu chôn lấp và đưa đi xử lý trước khi thải ra môi trường. Trong quá trình vận chuyển, cần sử dụng cống kín tránh phát sinh mùi. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác phải thường xuyên được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Nước rác không được phép thải trực tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá các quy chuẩn quy định [6].

- Về khí rác: Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường không khí. Từ đó có kế hoạch xử lý, tiến hành xử lý phun chế phẩm sinh học xử lý khí và mùi rác tại khu phân loại (sàng thô, sàng tinh) và khu

sản xuất phân compost (ủ tươi, ủ chín) đảm bảo công nhân hoạt động trong khu vực không bị ảnh hưởng. Chất lượng môi trường không khí khu vực phải đạt yêu cầu của QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT [7,8].

b. Khu vực lò đốt chất thải [9]

- Trong lò đốt chất thải phải có áp suất nhỏ hơn áp suất bên ngoài (còn gọi là áp suất âm) để hạn chế khói thoát ra ngoài môi trường qua cửa nạp chất thải. Ống khói của lò đốt chất thải phải đảm bảo như sau:

+ Chiều cao ống khói phải được tính toán phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng không khí xung quanh khi phát tán vào môi trường không khí, nhưng không được thấp hơn 20m tính từ mặt đất. Trường hợp trong phạm vi 40m tính từ chân ống khói có vật cản lớn (như nhà, rặng cây, đồi...) thì ống khói phải cao hơn tối thiểu 3m so với điểm cao nhất của vật cản;

- Trong quá trình hoạt động bình thường, các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt phải đáp ứng các quy định tại Bảng 2.4:

+ Không được trộn không khí bên ngoài vào để pha loãng khí thải kể từ điểm ra của vùng đốt thứ cấp đến vị trí có độ cao 2m tính từ điểm lấy mẫu khí thải trên ống khói.

+ Lò đốt phải có hệ thống xử lý khí thải với quy trình hoạt động bao gồm các công đoạn chính sau:

 Giải nhiệt (hạ nhanh nhiệt độ) khí thải nhưng không được sử dụng biện pháp trộn trực tiếp không khí bên ngoài vào dòng khí thải để làm mát;

 Xử lý bụi (khô hoặc ướt);

 Xử lý các thành phần độc hại trong khí thải (như hấp thụ, hấp phụ).

TT Thông số Đơn vị Giá trị yêu cầu

1 Công suất của lò đốt kg/giờ ≥ 100 2 Nhiệt độ vùng đốt sơ cấp °C ≥ 650

3

Nhiệt độ vùng đốt thứ cấp

°C Trường hợp thiêu đốt chất thải không nguy hại (chất thải

thông thường) ≥ 1.000

Trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại nhưng không chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại

≥ 1.050 Trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại chứa các thành

phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại(3) ≥ 1.200 4 Thời gian lưu cháy trong vùng đốt thứ cấp s ≥ 2 5 Lượng oxy dư (đo tại điểm lấy mẫu) % 6 - 15 6 Nhiệt độ bên ngoài vỏ lò (hoặc lớp chắn cách ly nhiệt) °C ≤ 60 7 Nhiệt độ khí thải ra môi trường (đo tại điểm lấy mẫu) °C ≤ 180 8 Nhiệt lượng tiêu tốn trung bình của nhiên liệu sử dụng để

thiêu đốt 01 (một) kg chất thải Kcal ≤ 1.000 9 Khả năng hoạt động liên tục (mà vẫn đảm bảo về độ bền

cơ khí và các thông số kỹ thuật) giờ ≥ 72 - Quản lý chất thải phát sinh từ lò đốt chất thải công nghiệp

+ Nước thải phát sinh từ quá trình vận hành hệ thống xử lý khí thải lò đốt chỉ được xả ra môi trường sau khi được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

+ Tro xỉ, bụi, bùn thải và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt CTCN phải được phân định, phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.

c. Khu chôn lấp chất thải rắn [1,2,3]

- Chủ vận hành phải xác định đúng các loại chất thải được phép chôn lấp khi tiếp nhận vào khu chôn lấp và phải lập sổ đăng ký theo dõi định kỳ hàng năm theo các đề mục sau:

+ Lượng chất thải;

+ Thời gian (ngày, tháng, năm) vận chuyển chất thải.

Sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan phải được lưu giữ và bảo quản trong thời gian vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL.

- Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ.

- Chất thải sau khi chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 - 8 lần) thành những lớp có chiều dầy tối đa 60cm, đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,52 tấn - 0,80 tấn/m3.

- Phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0 m - 2,2 m. Chiều dầy lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10% - 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ.

- Đất phủ phải có thành phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15 cm - 20 cm.

- Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun căn cứ vào mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng.

- Các phương tiện vận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào BCL phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi khu xử lý.

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố lắng phải được nạo vét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp.

- Nước rác không được phép thải trực tiếp ra môi trường nếu nồng độ các chất ô nhiễm không được vượt quá giới hạn nồng độ cho phép tại QCVN 25:2009/BTNMT[6].

d. Khu hành chính và sinh hoạt của công nhân viên trong công ty

- Chất lượng nước thải sinh hoạt: Bao gồm lượng nước dùng sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên sinh hoạt trong khu xử lý. Lượng nước thải sinh hoạt cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường chất lượng nước thải trước khi xả ra môi trường đáp ứng yêu cầu của QCVN 14: 2008/BTNMT [5].

- Môi trường không khí: Đảm bảo các yêu cầu để cán bộ và công nhân hoạt động bình thường. Chất lượng môi trường không khí phải đạt yêu cầu của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT [7,8].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 63 -67 )

×