Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Nga trong 2 nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin (2000-2008)

Một phần của tài liệu Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay (Trang 32 - 39)

Chương 2. Nội dung chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Nga từ năm 2000 – đến nay

2.1. Nội dung chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Nga

2.1.1. Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Nga trong 2 nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin (2000-2008)

Một chính trị gia người Nga và là Thủ tướng của Liên bang Nga trước đó, ông Putin là Tổng thống Nga từ 26/3/2000 cho đến 7/5/2008. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31/12/1999 sau khi nguyên Tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức.

Yeltsin đã chọn Putin làm Thủ tướng thay thế cho Sergei Stepashin vào tháng 8/1999. Sau khi các đảng phái thân Putin dành được sự ủng hộ vững chắc trong bầu cử nghị viện 1999, Yeltsin từ chức, Putin trở thành Tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2000, ông đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành Tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô Viết.

Trên trường quốc tế, hình ảnh nước Nga mặc dù đã được cải thiện trong nửa sau thập niên 90 của thế kỷ XX nhưng vẫn còn rất mờ nhạt và yếu thế so với các đối tác trong nhóm G7, đặc biệt là trước xu hướng bành trướng của NATO. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, chính quyền của Tổng thống Putin cho rằng mục tiêu quan trọng hàng đầu của Nga hiện nay là khôi phục kinh tế, đưa nước Nga hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Tổng thống V.Putin đã từng công khai tuyên bố vấn đề này như sau: “Một nước nơi sự yếu kém và nghèo đói ngự trị không thể coi như là hùng mạnh được. Vai trò của chúng ta trong các vấn đề thế giới, sự thịnh vượng của chúng ta và những quyền hạn mới của chúng ta phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có tìm cách giải quyết được những vấn đề nội bộ của chúng ta hay không”. Để phục vụ mục tiêu đó, Nga đang cố gắng hoạch định một chiến lược phát triển lâu dài nhằm khôi phục kinh tế và sức mạnh chính trị. Mục tiêu của chiến lược đó là biến Nga trở thành một nước dân chủ phát triển, giữ một cương vị tương xứng với tiềm năng của mình trong nền kinh tế và chính trị thế giới. Một nhà phê bình lịch sử đã nhận xét về các nước lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như sau:

“Liên bang Xô Viết sụp đổ. Nước Nga mới trở thành một quốc gia dân chủ”. Nó vẫn lưu giữ được các lược lượng quân sự khổng lồ nhưng nền kinh tế thì hiện còn nhỏ

33

hơn nền kinh tế của các nước lớn trong khu vực Đông Á. Thông qua các cuộc cải tổ, nó đang đấu tranh vì sự ổn định và thịnh vượng hơn.

Trung Quốc trở thành một cường quốc ngay càng lớn mạnh với nền kinh tế đang được mở rộng một cách nhanh chóng, hệt thống chính trị cũng vậy và các lực lượng quân sự đang được hiện đại hóa không ngừng. Chúng ta hy vọng họ sẽ trở thành một quốc gia có trách nhiệm và thân thiện và chúng ta kiên quyết tiếp tục tiến trình chính sách tham dự cùng với người Mỹ và các nước dân chủ công nghiệp khác.

Ấn Độ đang nổi lên như một tiêu điểm quyền lực và đó là một quốc gia dân chủ lớn nhất xét về mặt dân số. Nó đang trên đà phát triển mạng xã hội thông tin. Nó hiện là một thế lực hạt nhân, nhưng chỉ tồn tại bên ngoài hiệp ước chống phổi biến vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản đang khôi phục lại mặt kinh tế. Dù vẫn còn khiêm tốn, nhưng Nhật Bản hiện đang tích cực trong việc mở rộng vai trò chính trị và vai trò của các lược lượng quân sự vì các mục đích quốc tế. Và chúng ta cần các cường quốc lớn mạn đang tiến hành cải cách như Trung quốc và Nga với tư cách là những đối tác xây dựng.

Mỹ luôn đứng ở vị thế cao hơn các quốc gia khác trong khu vực với tư cách là một quốc, một tác nhân thúc đẩy dân chủ và thương mại tự do và cũng là một nước bảo đảm cho hòa bình và sự ổn định ở Tây Thái Bình Dương”.

Sau khi nhận chức Tổng thống Putin đề ra mục tiêu xây dựng một nước Nga phát triển và thịnh vượng. Căn cứ vào những nhận thức mới về mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, đi ̣a vi ̣ của Nga trên thế giới và môi trường bên ngoài , Putin đã có mô ̣t cách nhìn rất thực tế , thâ ̣m chí thực du ̣ng. Ông muốn đưa nước Nga hòa nhâ ̣p vào nề n kinh tế mới của Thế giới với mu ̣c tiêu quan tro ̣ng hàng đầu của Nga là khôi phu ̣c kinh tế, và giải quyết mọi vấn đề của bản thân mình . Theo quan điểm của Tổng thống Putin, chính sách đối ngoại và an ninh của Nga cũng phải lấy lơ ̣i ích kinh tế trên hết . Chính vì vậy, trong đường lối đối ngoa ̣i của mình mu ̣c tiêu lâu dài của Tổng thống Putin là

biến nước Nga thành quốc gia tận dụng mọi điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế . Do đó, ông đề ra nguyên tắ c ngoa ̣i giao phu ̣c vu ̣ kinh tế , chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu đối ngoại.

Ngoài những cuộc cải cách về chính trị, xã hội được tiến hành ở trong nước, Chính phủ của ông Putin còn thực hiện một chính sách đối ngoại chủ động và linh hoạt

34

để khẳng định lập trường chính trị của mình trước những biến động lớn trên chính trường quốc tế.

Và từ năm 2000, Tổng thống Putin đã công bố những văn bản rất quan trọng đề cập đến các vấn đề đối ngoại: Chiến lược An ninh quốc gia Nga12 (10/01/2000), Học thuyết quân sự của Liên bang Nga (21/4/2000) và đặc biệt là Chiến lược Đối ngoại của liên bang Nga (28/6/2000). So với các văn bản được công bố trước đó (vào các năm 1993, 1997), các văn bản này vừa kế thừa những tư tưởng cơ bản, vừa có những điều chỉnh rất quan trọng, như: việc xác định các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, việc định rõ các nhóm lợi ích quóc gia hay đến việc phân biệt các ưu tiên đối ngoại trong các lĩnh vực và với các khu vực khác nhau… Các văn bản này còn nhấn mạnh vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia và lợi ích của Nga trong lĩnh vực kinh tế của như đấu tranh kiên quiets chống chủ nghĩa khủng bố là ưu tiên hàng đầu của Nhà nước và cấp chính quyền Nga. Trong tất cả các văn bản nêu trên, bước tiến đáng kể nhất là bản Chiến lược đối ngoại của Nga, một chiến lược đối ngoại hoàn chỉnh đầu tiên của nước Nga.

Văn bản Chiến lược Đối ngoại mới này vừa có những điều chỉnh quan trọng so với chiến lược đối ngoại trước đó, vừa đưa ra một cách hệ thống và rõ ràng các quan điểm tạo thành nội dung và phương hướng cơ bản chỉ đạo chỉ đạo hoạt động đối ngoại của nước Nga. Ưu tiên tối cao trong đường lối đối ngoại của Nga là “bảo vệ lợi ích con người, xã hội và Nhà nước Nga”; “Một đường lối đối ngoại thành công của Nga phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ sự cân bằng giữa các mục tiêu và khả năng đạt được mục tiêu đó”.

Trong đó, mục tiêu đối ngoại cao nhất của nước Nga là: “Bảo đảm an ninh vững chắc cho đất nước, bảo vệ và củng cố chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga, cũng như những địa vị nào của Nga trong cộng đồng quốc tế đáp ứng tối đa lợi ích của Nga

12 Đánh giá mô ̣t cách thực tế bối cảnh quốc tế và xác đi ̣nh những vấn đề then chốt Nga cần thực hiê ̣n qua đó đư a ra quan điểm về lơ ̣i ích quốc gia và nhâ ̣n thức về mối đe do ̣a . Trên cơ sở đó ngày 10 tháng 7 năm 2000, Bô ̣ Trưởng Ngoa ̣i Giao Nga Igor Ivanov đã chính thức công bố ta ̣i Matxcơva “Quan điểm mới về Chính sách Đối ngoa ̣i” được Tổng thống Putin t hông qua ngày 28 tháng 6. Quan điểm này lần lượt quy đi ̣nh mu ̣c tiêu cơ bản của ngoại giao là: Bảo đảm an ninh quốc gia , phát huy ảnh hưởng đối với quá trình diễn biến của thế giới, tạo môi trường bên ngoài có lợi cho phát triển trong nước, xây dựng mối quan hê ̣ hữu nghi ̣ với các nước xung quanh, bảo vệ lợi ích của công dân và kiều bào Nga. Nga sẽ tâ ̣p trung xây dựng thế

giới đa cực phản ánh chân thực thế giới ngày nay và tính đa cực , tính đa dạng về lợi ích thế giới , tham gia toàn diê ̣n và bình đẳng vào viê ̣c đi ̣nh ra c ác nguyên tắc cơ bản liên quan đến vận hành hệ thống tiền tệ và kinh tế thế giới hiện nay , theo đuổi chính sách ngoại giao tự chủ mang tính xây dựng , chú ý cả phương Đông lẫn phương Tây, trên cơ sở liên tu ̣c có thể dự đoán trướ c và thực sự đôi bên cùng có lơ ̣i. Thực chất tư tưởng ngoa ̣i giao mới của Putin là đảm bảo cho những lơ ̣i ích quốc gia của Nga, đồng thờ i không bi ̣ trươ ̣t vào tình tra ̣ng đối đầu và những phương pháp thù đi ̣ch , thể hiê ̣n sự mềm dẻo xây dựng mối quan hê ̣ đối tác “theo tất cả các hướng” , đa ̣t được sự thỏa thuâ ̣n cùng chấp nhâ ̣n được đối với cả Nga và các đối tác . Lợi ích quốc gia hàng đầu của Nga là lợi ích kinh tế, tiếp theo là lợi ích an ninh và chính tri ̣ và cuối cùng là lợi ích văn hóa.

35

như một cường quốc vĩ đại, một trong những trung tâm có tầm ảnh hưởng cao nhất trên thế giới hiện nay và những địa vị cần thiết để tăng cường tiềm lực chính trị, kinh tế, trí tuệ và tinh thần của nước Nga”.

Về chính sách, Nga “theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và xây dựng chính sách đó dựa trên sự nhất quán, có thể thấy trước và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi.

Chính sách đó phải hoàn toàn rõ ràng, có tính đến lợi ích hợp pháp của các nước khác và nhằm tìm kiếm những giải pháp chung”. Như vậy có thể thấy, nét đặc trưng của chính sách đối ngoại Nga là sự cân bằng, đòi hỏi phải kết hợp tối ưu những cố gắng ở tất cả các hướng. Trong chính sách đối ngoại và an ninh của mình, Nga đã đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, tiếp theo mới là lợi ích an ninh và cuối cùng là lợi ích văn hóa.

Tổng thống Putin đã nói: “Chỉ những lợi ích thực sự, đặc biệt là lợi ích kinh tế của đất nước sẽ quyết định những gì mà các nhà ngoại giao Nga làm”.

Trong đường lối đối ngoại của mình, Tổng thống Putin vẫn luôn khẳng định lập trường của Liên bang Nga là ủng hộ việc xây dựng một thế giới đa cực chống lại một thế giới đơn cực do Mỹ cầm đầu. Việc mở rộng mối quan hệ với hai nước lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sở hữu vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian qua chính là động tác xích lại gần nhau giữa 3 nước, hình thành một tam giác chiến lược Nga-Trung-Ấn. Điều đó chẳng những làm giảm áp lực của tình trạng đơn cực mà còn là cơ hội để Nga có thể xuất khẩu vũ khí, khôi phục và chấn chỉnh lại ngành công nghiệp quốc phòng của mình, vốn là ngành có lợi thế trước đây, tạo điều kiện để ngành này ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn. Thành công trong quan hệ đối ngoại của Nga không chỉ nằm trong nội dung chính trị và quân sự mà một trong những phương hướng ưu tiên quan trọng nhất chính là đẩy mạnh quan hệ ngoại giao kinh tế với các nước và các nhóm nước trên thế giới.

Vì vậy, trong nhiệm kỳ của ông Putin giai đoạn này , chính sách đối ngoại của Nga sắp xếp thứ tự các khu vực và các nước ưu tiên , trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nổi lên như một ưu tiên quan trọng trọng, cụ thể:

- SNG là đối tác ưu tiên số mô ̣t của Nga trong thế kỷ mới . Nga muốn tăng cường đối tác chiến lược với SNG, thúc đẩy sự thống nhất của các nước này bởi đây là những nước thuô ̣c Liên Bang Xô Viết trước kia , là nơi Nga đã có sẵn cơ sở chính trị , kinh tế, quân sự của mình và chính các nước này cũng là các vùng đê ̣m xung quanh nước N ga. Năm 2003 kim ngạch buôn bán của Nga với các nước này đã đạt gần 30 tỷ USD.

36

Nhiều hình thức liên kết đã được thiết lập giữa Nga với các nước SNG nhằm củng cố kinh tế và ổn định chính trị trong khu vực. Sẵn có mối quan hệ anh em trước đây, họ đã từng sống với nhau dưới một mái nhà chung, đó là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết, nói một tiếng nói chung , sử dụng một đồng tiền chung, giương cao một lá cờ chung, hát một bài quốc ca chung… nay có điều kiện liên kết, họ như được

“trở về dưới mái nhà xưa”. Đa số các nước thành viên đều rất sẵn sàng hợp tác với Nga vì ngoài lợi ích về kinh tế, họ còn cho rằng Nga đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sự ổn định và an ninh khu vực, nhất là ở các nước Trung Á trong điều kiện bất ổn như hiện nay.

- Châu Âu là khu vực ưu tiên số hai, Châu Âu vốn là khu vực ưu tiên truyền thống của Nga. Bên ca ̣nh viê ̣c muốn phát triển hơn nữa Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu, hơ ̣p tác với NATO có điều kiê ̣n và coi Liên minh Châu Âu là đố i tác kinh tế, chính trị chủ yếu , Nga vẫn muốn duy trì quan hê ̣ truyền thống với các nước Trung và Đông Âu như trước đây.

- Mỹ chỉ chiếm vị trí thứ ba , trong thứ tự ưu tiên của Nga . Mă ̣c dù xác đi ̣nh rằng quan hê ̣ với Mỹ là đi ều kiện cần thiết để cải thiện tình hình kinh tế và ổn định chiến lươ ̣c thế giới , song Nga cũng nhâ ̣n thấy những khó khăn , trở nga ̣i trong mối quan hê ̣ này. Quan hê ̣ Nga -Mỹ vẫn chứa đựng những bất đồng sâu sắc trong vấn đề cắt giảm vũ khí hủy diệt, vấn đề giải quyết xung đột ở những khu vực nguy hiểm.

Trong quan hệ với Mỹ, một mặt Nga muốn ngăn cản “khuynh hướng tạo lập cơ cấu đơn cực với sự khống chế và sức mạnh của Mỹ” để trở thành một cực trong thế giới đa cực; mặt khác, Nga cũng nhận thấy rằng quan hệ hợp tác Nga – Mỹ vẫn là điều kiện tất yếu để cải thiện tình hình quốc tế, bảo đảm sự ổn đinh chiến lược toàn cầu.

Chỉ trong gần 8 năm mà Nga đã hai lần thay đổi chính sách đối ngoại với Mỹ. Trước

“sự kiện 11/9”, Nga tiếp tục theo đuổi mục tiêu trở thành đối tác tin cậy, bình đẳng với Mỹ, vừa chúng tỏ tính độc lập của nền ngoại giao Nga trước chính sách đối ngoại bá quyền, đơn phương của Mỹ. Chẳng hạn, Nga trục xuất 50 nhà ngoại giao Mỹ để trả đũa việc trước đó Mỹ đã trục xuất 50 nhà ngoại giao Nga; kiên quyết phản đối việc Mỹ muốn rút khỏi ABM và việc Mỹ xây dựng NMD… Sau sự kiện 11/9, Nga đã có sự thay đổi trong chính sách đối với Mỹ. Chẳng những Nga ủng hộ, mà ngay từ đầu đã tham gia vào lien minh quốc tế chống khủng bố do Mỹ đứng đầu. Nga ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tại Afganishtan và trong cuộc tái thiết đất nước này. Nga cũng chấp

37

nhận việc quân đội Mỹ hiện diện ở vùng Trung Á và Kavkaz, điều Mỹ mong muốn thực hiện từ lâu. Tổng thống Nga cũng không lên tiếng khi Mỹ chính thức ra tuyên bố đơn hương rút khỏi ABM để rảnh tay trong việc triển khai NMD… Tuy nhiên, khi vấn đề Iran nổi lên và nhất là Mỹ mở rộng triển khai NMD sang châu Âu, Nga lại phản đối Mỹ rất gay gắt. Chính sách của Nga lại trở nên cứng rắn hơn. Nga phản đối việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, công khai ủng hộ chương trình hạt nhân Iran vì mục đích hòa bình. Nga cũng liên tục phản đối và có nhiều hành động đáp trả việc Mỹ xây dựng NMD ở Đông âu, như việc triển khai quân đội thêm ở Belarus. Có thể thấy sự thay đổi thái độ của Nga với Mỹ đã phần nào phản ánh đặc điểm nổi bật trong chính sách của Nga là “thực dụng tối đa và từ bỏ ảo tưởng, dù ảo tưởng đó rất dễ chịu”.

Chính Tổng thống Putin cũng nhiều lần nhấn mạnh vào hiệu quả thực tế của hoạt động đối ngoại, nêu khái niệm ngoại giao thực dụng là “một mặt, chúng ta phải từ bỏ tham vọng đế chế, mặt khác phải hiểu rằng chúng ta là ai và đang ở đâu; lợi ích quốc gia của chúng ta đang ở đâu, giải thích rõ về chúng và đấu tranh giành lấy chúng”.

- Vị trí ưu tiên thứ tư trong chính sách ngoa ̣i giao của Nga thuô ̣c về Châu Á . Với vị trí Á -Âu đă ̣c biê ̣t của mình , Nga không thể không chú tro ̣ng đến quan hê ̣ với Châu Á, đă ̣c biê ̣t là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong quan hệ với các nước Châu Á, Nga đă ̣c biê ̣t chú ý đến Trung Quốc , Ấn Độ, Việt Nam và hoá giải trở nga ̣i lớn trong viê ̣c phát triển các mối quan hê ̣ với Nhật Bản do vấn đề tranh chấp 4 hòn đảo thuộc quần đảo Kuril ở phía Bắc Nhâ ̣t Bản.

Trong chiến lược chuyển sang hướng Đông, Nga ra sức thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược tốt đẹp với các nước đang phát triển. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga thập niên đầu thế kỷ XXI. Theo đó, Nga nhấn mạnh quan hệ hữu nghị Trung - Nga là quan hệ “đa phương hóa”, đặc điểm trong quan hệ với Ấn Độ là “xích lại gần về lập trường trong những vấn đề chính trị quốc tế chủ yếu”. Nhân cơ hội là nước chủ trì Hội nghị thượng đỉnh G8 gần đây, Nga công khai ủng hộ Trung Quốc, Ấn Độ gia nhập tổ chức này đồng thời còn triệu tập riêng cuộc gặp cấp cao 03 nước Trung - Nga - Ấn Độ. Điều này vừa chứng tỏ sự coi trọng của Nga đối với việc phát triển quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ, vừa có ý tỏ thế mạnh với các nước phương Tây.

Đối với Trung Quốc, hợp tác với Nga là nhân tố cân bằng lực lượng ở Đông Bắc Á và để làm đối trọng với ảnh hưởng đang có xu hướng gia tăng của Nhật, Mỹ. Cả

Một phần của tài liệu Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)