Chính sách của Nga với Mỹ

Một phần của tài liệu Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay (Trang 48 - 54)

Chương 2. Nội dung chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Nga từ năm 2000 – đến nay

D. Medvedev (2008-2012) và nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Putin (2012-nay)

2.2. Chính sách của liên bang Nga với một số cường quốc trong khu vực

2.2.1. Chính sách của Nga với Mỹ

Mối quan hệ Nga - Mỹ luôn ẩn chứa nhiều bất đồng, mâu thuẫn và căng thẳng, nhưng bằng nỗ lực ngoại giao của chính phủ hai nước, những căng thẳng dần được làm nguội đi và tiến tới xây dựng mối quan hệ bền vững và đa chiều, đảm bảo hai bên cùng có lợi. Mối quan hệ Nga - Mỹ có nhiều thời điểm rơi vào chiến tranh lạnh, hay căng thẳng đỉnh điểm như gia đoạn thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001, những mối quan tâm chung về an ninh thế giới, chống khủng bố, bảo vệ các lợi ích kinh tế đã đẩy hai nước xích lại gần nhau, một chương trình khởi động lại mối quan hệ song phương Nga – Mỹ được vạch ra, kết quả về hoạt động ngoại giao giữa hai bện có những chuyển biến rất tích cực. Đối với Nga nói riêng, đây là một nỗ lực to lớn cho thấy chính sách ngoại giao của Nga đã có nhiều thay đôi để lấy lại vị thế của một nước lớn cả về quân sự và kinh tế thông qua những thay đổi về cách tiếp cận và hợp tác của Nga với phương Tây. Trong giai đoạn 2001 - 2012, hai bên đã tập trung giải quyết các căng thẳng ngoại giao còn tồn tại như trao đổi điệp viên bị bắt, quan hệ Nga – NATO, chương trình hạt nhân Iran, các xung đột tại khu vực Ả rập, Lybia, hệ thống phỏng thủ tên lửa của NATO. Bên cạnh đó ngoại giao kinh tế, đầu tư thương mại, y tế, môi trường, giáo dục và giao lưu văn hóa cũng được hai bên chú trọng, đặc biệt được thể hiện quan cuộc họp giữa hai Tổng thống Nga, Mỹ bên lề hội nghị G20 tại Los Cabos, Mehico (tháng 6/2012); đồng thời chính sách của Nga đối với Mỹ sẽ có ít nhiều thay đổi thông qua tuyên bố ủng hộ Tổng thống Obama tranh cử nhiệm kỳ 2 của Tổng thống và Thủ tướng Nga.

Trong bối cảnh đó, Mỹ đang tích cực triển khai chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Vào năm 2005, TPP có hai nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Singapore và Brunei), một nước thuộc châu Đại Dương (Niu Dilân) và một nước

49

thuộc khu vực Mỹ Latinh (Chilê). Việc Mỹ, Pêru, Malaixia, Ốxtrâylia, Nhật Bản và Việt Nam tham gia dự án sẽ đặt dự án "Cộng đồng Thái Bình Dương” thành một cơ sở có tính thể chế. Về cơ bản, sự xuất hiện của TPP: (i) Đang làm suy yếu ASEAN. Cơ sở của ASEAN là mô hình tham vấn hai cấp: thảo ra quyết định chung và bênh vực lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế. Tư cách thành viên của một số nước ASEAN trong TPP đang làm xói mòn cơ chế này; (ii) Đang làm xói mòn CAFTA được thành lập năm 2010. Tuy nhiên, một số thành viên ASEAN đã có hiệp định thương mại tự do với các nước không tham gia CAFTA; (iii) Đang làm suy yếu cơ chế tham vấn theo công thức "ASEAN + 6", cũng như Hội nghị cấp cao Đông Á. Ôxtrâylia, Niu Dilân và Nhật Bản muốn tham khảo ý kiến của Mỹ hơn. Sự tham gia TPP của Malaixia, Singapore, Việt Nam và Brunây tạo ra một định dạng tư vấn mới trong khu vực Đông Á.

Ở khu vực Thái Bình Dương, Nga đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn. Nước này đang cố gắng duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, đồng thời phải cân bằng ảnh hưởng của giới doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông. Trung Quốc đang tìm kiếm các đối tác kinh tế mới. Việc xích lại gần Mỹ hay xích lại gần với các nước khác có thể gây ra sự phản ứng không tích cực ở Bắc Kinh.

(Tháng 12/2010, Ban lãnh đạo Trung Quốc đã gửi đến Mátxcơva tín hiệu không hài lòng bởi sự hợp tác có thể giữa Cơ quan Vũ trụ Nga với Niu Dilân). Hệ thống quan hệ đối tác chiến lược Nga -Trung Quốc có thể bị đe doạ. Về lý thuyết, Nga có hai phương án hành động. Thứ nhất, tích cực chơi ván bài trong sự phân chia ở khu vực Thái Bình Dương để thu hút đầu tư giả định phát triển kinh tế của vùng Viễn Đông. Thứ hai, triển khai từ từ các nguồn lực ở Thái Bình Dương, tránh công khai lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Về phía Mỹ, chính quyền Obama đã thể hiện sự quan tâm tới việc khôi phục quan hệ với các nước ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ chính sách “cài đặt lại” các mối quan hệ, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã diễn ra một loạt hội nghị bàn tròn về những vấn đề tương tác Nga – Mỹ. Trong năm 2010, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Brookings đã nghiên cứu dự án "Khả năng thay thế ở phía Bắc của ASEAN". Ở đây đang nói về việc thành lập một cộng đồng kinh tế mới, có thể bao gồm Nga, Canađa, Mỹ, Hàn Quốc và cả Nhật Bản. Trong chuyến thăm Mátxcơva tháng 3/2011, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng

50

của sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, không phải tất cả các dự án được đưa ra đều có tiềm năng để thực hiện. Tuy nhiên, tất cả “những việc đã chuẩn bị cho tương lai" trong quan hệ Nga - Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã xuất hiện.

Sự hoạt động tích cực của Nga ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương có một giới hạn tự nhiên. Trong 20 năm trở lại đây, ở khu vực Thái Bình Dương đã diễn ra sự ganh đua giữa hai dự án liên kết.

Dự án thứ nhất là sự liên kết mang tính khu vực ở Đông Á trên cơ sở Trung Quốc xích lại gần ASEAN; xu hướng này được đẩy mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, vốn làm suy yếu vị trí của các đồng minh chính của Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc. Ba hệ thống tư vấn đặc biệt của ASEAN với các đối tác đã xuất hiện:

"ASEAN +1" (Trung Quốc), "ASEAN + 3" (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và

"ASEAN + 6" (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia và Niu Dilân).

Hai thủ tướng Nhật Bản Taro Aso và Yukio Hatoyama cũng chia sẻ mong muốn liên kết khu vực.

Dự án thứ hai là liên kết xuyên Thái Bình Dương. Từ năm 1989, Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã tuyên bố về việc không cho phép tiến hành các đường phân chia mới ở giữa Thái Bình Dương. Theo sáng kiến của các đồng minh của Mỹ - Ôxtrâylia và Niu Dilân, Diễn đàn APEC cũng xuất hiện vào năm 1989. Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Bogor (1994) Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton đã đưa ra và được các nước tham dự hoan nghênh những "mục tiêu Bogor”: (i) Tới năm 2020 thành lập khu vực thương mại tự do ở Thái Bình Dương; (ii) Tới năm 2010, các nước phát triển nhất khu vực Thái Bình Dương chấp nhận tự do hóa thương mại. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và sự phản đối của Quốc hội Mỹ đã cản trở việc thực hiện

"các mục tiêu Bogor". Nhưng sau Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Singapore (tháng 11/2009), Nhà Trắng đang phục hồi "Chiến lược Bogor”.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2013 tới nay Nga và Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn nguội lạnh và căng thẳng. Hai nước lần lượt thông qua danh sách đen chống nhau, sau đó là sự cố gián điệp Snowden, Tổng thống Nga hủy chuyến thăm Mỹ, Tổng thống Mỹ hủy chuyến thăm Nga, cuộc chiến ngoại giao cẳng thẳng liên quan Syria. So với thời Medevedev, quan hệ Nga - Mỹ dưới thời Putin, Obama căng thẳng trở lại, thậm chí là thấp nhất từ kể sau khi chiến tranh lạnh, các mâu thuẫn cơ bản như: cắt giảm vũ khi chiến lược, NMD, mở rộng NATO, tính chất hai mặt của

51

cuộc chiến chống khủng bố quốc tế và lập trung các bên với tình hình Bắc phi Trung Đông, Triều Tiên, Iran vấn là bất đồng mang tính nguyên tắc khó có thể đạt được tiến triển thời gian tới. Năm 2013 ghi nhận chiến thẳng ngoại giao Nga trước Mỹ trong vấn đề Syria nhờ sự cương quyết của Nga trên mặt trận ngoại giao, ủng hộ mạnh mẽ lập trường của trên trường quốc tế và thế cân bằng sức mạng quân sự Nga - Mỹ. Nga cũng thành công trong các cuộc tập trận lớn trong khuôn khổ tổ chức hiệp ước an ninh tập thể và tác động buộc Mỹ phải rút một số căn cứ quân sự khỏi Trung Á.

Quyết định của Mỹ hủy cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin ta ̣i hô ̣i nghi ̣ thượng đỉnh G 20 năm 2013 tại ở St . Peterburg (Nga) là một sức ép lớ n của Mỹ đối với Nga. Tuy nhiên, hai bên vẫn có cuô ̣c gă ̣p chớp nhoáng trước khi ông Obama rời đi . Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã do ̣a hủy bỏ một cuộc gặp chính thức của mô ̣t Tổng thống Mỹ với các nhà lãnh đạo Nga . Vấn đề trực tiếp gần đây liên quan đến hành động này là quyết định của Chính phủ Nga dành quyền lưu vong tạm thời cho Edward Snowden , cựu nhân viên của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), người đã tiết lộ một loa ̣t những bí mật của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA). Nhưng thực ra , ngoài lí do đó , còn có những vấn đề mang tính chất địa chiến lược rộng lớn hơn . Trong số các nhân tố mà Nhà Trắng đã nêu ra để đi đến quyết định này, có sự “phòng thủ tên lửa và kiểm soát vũ khí”, “mối quan hệ thương mại” , và những “vấn đề về an ninh thế giới” , ám chỉ những sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa hai bên liên quan tới Syria và Iran.

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ? Mă ̣c dù quyết đi ̣nh hủy bỏ cuô ̣c gă ̣p cấp cao kể

trên đã được thay đ ổi vào phút chót , song trên thực tế , một không khí “Chiến tranh Lạnh” đang thổi vào mối quan hệ giữa Nga và Mỹ . Đối với Nga, lời đe do ̣a này là một cử chỉ “bất kính” trong khi đối với Mỹ thì sự tan vỡ này bắt nguồn từ sự “không có

tiến bộ” từ khi Tổng thống Nga V .Putin trở la ̣i cầm quyền vào tháng 5/2012, nhất là

trong những vấn đề sống còn như hạt nhân Iran , Syria, phòng thủ tên lửa, mối quan hệ thương mại, các vấn đề an ninh quốc tế và nhân quyền. Thế nhưng giọt nước làm tràn ly là sự kiện Edward Snowden kể trên , người được Nga cho phép cư trú ta ̣m thời . Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer đã nói : “Nga đã đâm dao găm vào lưng chúng ta”. Trong bài diễn văn đọc sau đó, Tổng thống Obama đã chỉ trích Nga trở lại “một tâm địa của cuộc Chiến tranh Lạnh”, tố cáo ông Putin “chống Mỹ”. Theo các chuyên gia, vụ Snowden đúng ra là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân khiến mối

52

quan hệ giữa Nga và Mỹ xấu đi. Danh sách dài những bất đồng đã tích tụ lại từ khi ông Putin trở lại Điện Kremlin hồi tháng 5/2012. Trong cuộc gặp trước giữa Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin vào tháng 6/2012 tại hội nghị cấp cao G8, bầu không khí đã dường như băng giá. Và đó là thời điểm trước khi xảy ra vụ Snowden.

Trên thực tế, vụ này chỉ là giọt nước tràn ly , mô ̣t cái ly vốn đã quá đầy từ vụ Magnitski15. Ngoài vụ Magnitski, hai bên còn có lập trường rất khác nhau liên quan đến vấn đề Syria vì Nga từ chối ngừng hợp tác với chế độ của Tổng thống Bashar Al- Assad. Gây bất lợi cho phương Tây, Nga đã bán vũ khí cho Syria và sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để tránh cho chế độ của Assad phải chịu mọi sự trừng phạt . Trong vấn đề phòng thủ tên lửa , dù Mỹ và Nga đã thỏa thuâ ̣n cùng giảm kho vũ khí hạt nhân , nhưng Nga vẫn yêu cầu rằng việc này liên quan đến phòng thủ tên lửa của Mỹ . Và Mỹ đã từ chối mọi sự nhượng bộ có liên quan . Lá chắn tên lửa của Mỹ, được triển khai dọc biên giới Nga để chống mọi cuộc tấn công đạn đạo, kể cả hạt nhân, đã khiến Nga rất tức giận. Hệ thống này được Nga coi là trở ngại chính trong mối quan hệ giữa hai bên . Cả ông Obama lẫn ông Putin đều không muốn đi tới chỗ rạn nứt này, nhưng cả hai đều đã hành động do sự bắt buộc của tình hình chính trị. Giới chính trị Nga rất chống Mỹ và ông Putin đã buộc phải dành quyền lưu trú tạm thời cho Snowden . Trong khi đó, ông Obama dưới sức ép của các nhà bảo thủ đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc la ̣nh nha ̣t với người đồng cấp Nga , và hành động này được cả những người Cộng hòa lẫn Dân chủ tán thưởng.

Bất chấp mối quan hệ băng giá , Nga và Mỹ vẫn duy trì cuộc họp 2+2 ở Washington mới đây giữa các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng của hai nước . Trong cuộc họp này, 4 bộ trưởng đã nêu lên những lợi ích chung của hai nước trên diễn đàn quốc tế như giải giáp vũ khí hay không phổ biến vũ khí hạt nhân, gạt sang bên những bất đồng. Mặc dù trong bầu không khí căng thẳng , Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn giữ giọng điệu ôn hòa , coi mối quan hệ giữa hai nước là “rất quan trọng” . Ông Kerry đã công nhận rằng hai nước vẫn còn nhiều bất đồng , nhưng cùng có một

“trách nhiệm chia sẻ” , nhất là để tránh phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và để thảo luận về lá chắn tên lửa cũng như các vấn đề mắc mớ khác trong quan hê ̣ song phương .

15 Tố cáo các cảnh sát Nga ăn cắp các tài liệu trong một vụ thất thoát thuế phức tạp, luật sư Nga Serguei Magnitsli đã bị bắt vào năm 2008 và chết do “bị đối xử tồi tệ trong tù” . Vụ này đã làm leo thang căng thẳng giữa Nga và Mỹ , đến mức Mỹ đã đóng cửa lãnh thổ của mình đối với khoảng 60 quan chức Nga có liên quan tới vu ̣ này . Để trả đũa, Duma quốc gia Nga đã cấm các công dân Mỹ nhận trẻ em Nga làm con nuôi

53

Mặc dù có lập trường khác nhau về cuộc khủng hoảng Syria nhưng hai nước vẫn nhất trí về việc cần thiết phải tổ chức “ngay khi có thể” một hội nghị hòa bình (Geneve-2) về Syria. Mối bất hòa giữa hai bên bi ̣ đẩy lên đúng lúc sự hợp tác giữa hai đang cần thiết hơn bao giờ hết về một số vấn đề nó ng bỏng của quốc tế, trong đó có cuộc khủng hoảng hạt nhân của Iran. Và bắt nguồn từ bất hòa này, Tổng thống Mỹ Obama đã bỏ lỡ những cơ hội để có thể cùng Nga thảo luận về cuộc khủng hoảng ha ̣t nhân của Ira n.

Trong khi đó, Tổng thống Putin, đã gặp tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong cố

gắng củng cố quan hê ̣ song phương, và đây lại là bất lợi nữa đối với Mỹ vì trên thực tế , Nga là một đối tác quan trọng của Mỹ về chương trình hạt nhân của Iran. Vai trò của Nga với tư cách là đồng minh truyền thống của Iran sẽ gia tăng với việc tân Tổng thống Iran lên cầm quyền. Với việc ông Rouhani lên cầm quyền vào tháng 6/2013, cả Nga và Mỹ đều tỏ ra lạc quan về vấn đề hạt nhân của Iran . Các cuộc thảo luận giữa Iran và nhóm P5+1 (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức ) đã bắt đầu từ nhiều năm nay, nhưng đều không mang la ̣i kết quả cu ̣ thể nào , kể cả cuô ̣c gă ̣p mới nhất hồi tháng 4 vừa qua ở Kazakhstan, Nga tìm mo ̣i cách để giảm bớt sự trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh đều đặn giáng xuống Iran . Mới đây, Nga đã thách thức Mỹ bằng cách đe dọa sẽ hủy bỏ các hiệp định về giảm bớt kho vũ khí hạt nhân nếu Mỹ không nới lỏng gọng kìm đối với Iran. Nga cũng tố cáo Mỹ “bóp nghẹt” nền kinh tế Iran ngay sau khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu t hông qua những sự trừng phạt mới chống Iran, vốn đã chịu những sự trừng phạt rất nặng nề. Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Guennadi Gatilov, đã tuyên bố: “Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nhiều lê ̣nh trừng phạt chống Iran. Như vậy là hoàn toàn thích đáng và đã quá đủ để bảo đảm Iran không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Không nên bóp nghẹt Iran nữa”. Tuy nhiên, việc Nga và Iran vừa mới đưa vào sử dụng nhà máy điện hạt nhân Bushehr và sẽ mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực hạt nhân dân sự khiến Mỹ đang hết sức lo ngại.

Trong năm 2014, quan hệ Nga – Mỹ lại tiếp tục diễn biến căng thẳng hơn liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ucraina. Mỹ, phương Tây đưa ra các trừng phạt Nga về kinh tế, tác động lớn tới kinh tế Nga, ngược lại Nga cũng đáp trả lại các lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây. Và nếu mối bất hòa giữa Mỹ và Nga vẫn tiếp tục gia tăng như hiê ̣n nay, Washington sẽ mất đi một đối tác quan trọng tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Chỉ cần nhớ lại những lời nói của Mitt Romney trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống vừa qua khẳng định rằng Nga là “kẻ thù số một” của Mỹ , hay

Một phần của tài liệu Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)