Chương 3. Kết quả và tác động chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Nga từ năm 2000 đến nay và triển vọng trong thời gian tới
3.4. Triển vọng chính sách của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thời
Các xu hướng kinh tế chung trên thế giới hứa hẹn tích cực, nhưng sự bất ổn đang tiếp diễn và có thể tồi tệ hơn về chính trị và chính trị-quân sự tại Ucraina, Trung Đông sẽ tác động tiêu cực tới toàn bộ tình hình thế giới. Kịch bản lạc quan nhất thậm chí không phải là giải quyết được các cuộc xung đột hiện tại mà ít nhất là ngăn không cho chúng leo thang.
Năng lượng sẽ vẫn là một nhân tố quan trọng định hình tương lai của thế giới.
Nhưng vào nửa sau của thập kỷ tới, vấn đề năng lượng hiện nay chắc hẳn sẽ dần dần không còn nghiêm trọng nữa. Năng lượng sẽ phần nào đó chảy theo hướng các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Vai trò của kỹ thuật điện và đặc biệt những nguồn năng lượng truyền thống đối với Mỹ và Châu Âu sẽ bắt đầu giảm đi. Và Nga phải xem xét điều này để không phải đối phó với những rủi ro tương lai do sự quan tâm quá mức tới vai trò của Nga với tư cách là “cường quốc năng lượng” gây ra.
99
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tiến triển trên con đường chuyển đổi thành một trung tâm tăng trưởng kinh tế thế giới. Các xu hướng tiến tới sự hội nhập
“mềm” sẽ tự xuất hiện ở đây và vào giữa thập kỷ này thậm chí có thể bắt đầu thể hiện dưới hình thức các thể chế.
Trong lĩnh vực an ninh, nhiều nhà phân tích Nga tin rằng, mối quan tâm sẽ không đặt vào việc xoá bỏ các cơ cấu chính trị-quân sự hiện tại cũng như không tạo ra
“thanh cân bằng” với sự tham gia của Trung Quốc. Ví dụ, khuôn khổ an ninh đa phương mới tại khu vực dựa trên cơ sở cơ chế đàm phán 6 bên giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, sẽ được hình thành. Hành động hoà hợp nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh mới và không mang tính điển hình cũng sẽ được tăng cường.
Trung Quốc có thể duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao từ 9%-9,5%, điều này bảo đảm khu vực Đông Á có đà phát triển cao nhất thế giới. Chúng ta có thể thấy ẩn bên dưới dự báo đó là xu hướng, xuất hiện vào giữa thập kỷ, là các yếu tố gây tăng trưởng sẽ chuyển dịch đến các yếu tố liên quan đến cầu trong nước. Cơ sở của sự chuyển dịch này được định hình bởi quá trình đô thị hoá đối với 700 triệu nông dân Trung Quốc và sự gia tăng lớn về số lượng tầng lớp trung lưu.
Đồng thời, Trung Quốc còn có thể phải đối mặt với những thách thức và rủi ro mà trong những điều kiện nhất định có thể dẫn tới khủng hoảng sâu sắc. Nó có thể do
“ngòi nổ” về kinh tế đối ngoại hoặc đối nội và ở mức độ thấp hơn là do “ngòi nổ” về chính sách đối ngoại gây ra. Về ngắn hạn, các lĩnh vực xã hội, tài chính, năng lượng của Trung Quốc sẽ tiếp tục dễ bị tổn thương nhất. Thêm vào đó còn có vấn đề Đài Loan về trung hạn và vấn đề sinh thái về dài hạn.
Tác động của nhân tố Ấn Độ từng bước tăng lên. Nhiều nhà phân tích Nga tin rằng, thậm chí đến năm 2020, New Delhi, sau khi đã củng cố vị trí của mình tại Nam Á, sẽ không thể trở thành một “đối thủ” với các nước lãnh đạo truyền thống tại Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ không thể đóng vai trò đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản trong không gian kinh tế và chính trị tại Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ tay ba “Nga-Ấn-Trung”, Ấn Độ sẽ cố gắng tập trung phát triển quan hệ ba bên.
Hiện có một số kịch bản dự báo về sự phát triển của thế giới và Châu Á - Thái Bình Dương.
100
Chúng ta cùng xem xét kịch bản bi quan, kịch bản này cho là có khoảng cách về phát triển và xung đột kinh tế và chính trị gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước lãnh đạo mới của Châu Á trong tăng trưởng kinh tế (Trung Quốc, và ở cấp độ thấp hơn là Ấn Độ). Việc thiết lập các rào cản ở các nước phát triển để đối phó với sự mở rộng hàng loạt các nhà sản xuất Châu Á sẽ không chỉ làm chậm lại sự phát triển của toàn thế giới mà còn có thể làm rối loạn nghiêm trọng sự vận hành của nền kinh tế thế giới (các hệ thống thương mại, tỉ giá hối đoái và tài chính). Cả hai phía đều thua thiệt, Nga cũng sẽ thua thiệt dù cố gắng giữ vai trò trung lập.
Trong lĩnh vực an ninh, theo kịch bản như vậy, chế độ cấm phổ biến vũ khí hạt nhân bị xói mòn cùng với sự mở rộng của câu lạc bộ hạt nhân bao gồm nhiều nước Châu Á - Thái Bình Dương công khai các chương trình hạt nhân. Ngoài Israel, Pakistan, Triều Tiên, không chỉ có Iran mà còn có các nước khác như Hàn Quốc và Nhật Bản. Hoạt động phổ biến vũ khí sẽ được thúc đẩy bằng một giai đoạn mới trong kỹ thuật năng lượng hạt nhân.
Tại Viễn Đông, trong kịch bản tồi nhất, Trung Quốc sẽ tìm cách giành lại Đài Loan (điều này có thể bị bởi chính Đài Loan gây ra), dẫn tới một cuộc khủng hoảng trong quan hệ Trung-Mỹ, Trung-Nhật. Chiều hướng thay đổi của những sự kiện như vậy không phù hợp với lợi ích của Nga, vì điều này kéo theo sự bất ổn đối với toàn bộ Châu Á - Thái Bình Dương với những hệ quả khó dự đoán được.
Nếu những nỗ lực tạo dựng các hệ thống an ninh khu vực tại Châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường các cơ chế đảm bảo an ninh toàn cầu dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc hiện đại hơn, thất bại vào năm 2020, chúng ta không thể loại trừ cạnh tranh gay gắt giữa các trung tâm quyền lực mới ở khu vực lại quay trở lại. Các trung tâm này sẽ cạnh tranh giành vị trí thống trị đối với các khu vực có tầm quan trọng sống còn với Nga và thậm chí các khu vực nhất định của chính nước Nga (Primorye và Viễn Đông).
Trong tình hình đang nổi lên, Nga không còn sự lựa chọn nào ngoài việc duy trì sức mạnh hạt nhân hùng mạnh trong tương lai gần (ít nhất trong 20-25 năm nữa). Nga sẽ buộc phải đẩy nhanh việc xây dựng các khả năng về khoa học và công nghệ tiên tiến liên quan đến khả năng nghiên cứu quan trọng về phương tiện chiến tranh, phát triển các phương tiện bảo đảm ứng phó có hiệu quả với hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ, bao gồm cả các phương tiện khác nhằm vượt qua và vô hiệu hoá hệ thống đó.
101
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể xem xét kịch bản hoàn toàn lạc quan.
Nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, duy trì tỉ lệ tăng trưởng trung bình dựa trên sự thay đổi hoàn toàn về kinh tế tại Trung Quốc và Ấn Độ (mỗi nước từ 8-10%). Để hiện thực hoá kịch bản như vậy, đòi hỏi có sự ổn định trên toàn cầu ở các thị trường chủ yếu và lĩnh vực chính trị, sự cải thiện đáng kể về tự do hoá hơn nữa các dòng lợi nhuận cơ bản, dịch vụ và tài nguyên, tiến triển nhanh chóng về công nghệ (bao gồm thông qua sự mở rộng không gian đổi mới công nghệ và các bước đột phá trên nhiều lĩnh vực) cũng như tăng hiệu quả của chính sách kinh tế (kể cả các nước công nghiệp phát triển).
Trong lĩnh vực an ninh, xu hướng nổi trội hướng tới sự ổn định liên tục của tình hình chính trị tại Châu Á - Thái Bình Dương. Sự cạnh tranh giữa các “tác nhân” chính trị sẽ không leo thang thành các cuộc xung đột chính trị-quân sự, vì đối kháng sẽ dịu bớt do nhu cầu tương tác về kinh tế, năng lượng, sinh thái học, chống chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác (các thiên tai, bệnh dịch như cúm gia cầm…). Bất cứ theo kịch bản nào có thể tưởng tượng ra về sự tồn tại của tình hình, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng trong các cặp quan hệ Bắc Kinh-Washington, Bắc Kinh- Tokyo sẽ tạo ra những giới hạn cho việc làm xấu đi quan hệ chính trị.
Thị phần của các nước Châu Á - Thái Bình Dương trong dầu mỏ xuất khẩu của Nga, như dự báo của đại biểu Nga tại Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên Hợp Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), có thể tăng lên từ 3% hiện nay lên 30% vào năm 2020, điều này sẽ là một đóng góp quan trọng của Nga trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng tại Châu Á - Thái Bình Dương. Với ngành công nghiệp khí ở chừng mực nào đó, cơ sở cho triển vọng hợp tác sẽ là những dự án trong khuôn khổ của chương trình của Nga về tạo dựng một mạng lưới thống nhất ở Đông Siberia và Viễn Đông cho hoạt động sản xuất, vận chuyển khí gas và cung cấp khí để xuất khẩu vào các thị trường của các nước Châu Á - Thái Bình Dương. ESCAP sẽ trở thành một diễn đàn đối thoại tốt giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại Châu Á - Thái Bình Dương vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng và tìm kiếm giải pháp có hiệu quả nhất cho vấn đề năng lượng.
Nhìn chung, kịch bản đáng tin cậy nhất về sự phát triển kinh tế toàn cầu là cơ hội cho triển vọng của nền kinh tế Nga. Tuy nhiên kịch bản như vậy, không bảo đảm được việc duy trì sự phát triển và độ cao mà còn đầy rủi ro có trọng lượng hơn các cơ
102
hội. Do vậy, đường đi cho sự vận động của Nga trong 10 năm tới sẽ được quyết định bởi khả năng của cả các nhà lãnh đạo chính trị cũng như doanh nghiệp trong việc tận dụng các cơ hội mở ra.
Sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, khoa học và công nghệ với các nước Châu Âu, ở khu vực mà phát triển công nghệ trong thập kỷ tới sẽ được ưu tiên, sẽ giúp Nga có được những lợi ích của sự hợp tác quốc tế về công nghệ và sản xuất để tác động tới các nước Châu Á, ở khu vực mà Nga sẽ tìm cách giảm sự chi phối của nhân tố năng lượng, giúp Nga thoát khỏi vai trò nhà cung cấp chủ yếu về nguyên liệu thô và tài nguyên năng lượng đối với khu vực này.
103
Tiểu kết chương 3
Trong xu thế vận động và phát triển của thế giới và khu vực, Liên bang Nga không thể không tìm cho mình một hướng đi mới trong đường lối đối ngoại của mình và việc lựa chọn hình thức mở rộng quan hệ hợp tác với các nước nhỏ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương theo mô hình đối tác chiến lược là một trong những lựa chọn thông minh, sáng tạo và có tầm vỹ mô của lãnh đạo Nga. Và điều rõ ràng nhất là một khi đoàn tàu Liên bang Nga đã chuyển bánh trong bối cảnh quốc tế và khu vực nêu trên, chính sách của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương rõ ràng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới đan xen nhau phức tạp. Tính chủ đạo của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới, cuộc cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng của các nước lớn cùng với nhu cầu hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu bức thiết… đang tạo ra nhiều xung lực mới cho việc củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược Nga trong tình hình mới. Tuy nhiên, trong cục diện cạnh tranh quốc tế quyết liệt hiện nay thì vai trò còn hạn chế của Nga so với các nước lớn khác, đặc biệt là về kinh tế ở Châu Á - Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng không thuận chiều đến các quan hệ đối tác chiến lược của Nga ở khu vực này. Do đó, những kết quả, hạn chế rút ra từ thực tế triển khai chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của sẽ giúp Nga rút ra những kinh nghiệm cần phải xây dựng một chính sách đối ngoại hợp lý, thiết thực, có chiều sâu để nâng cao tầm quan trọng, sức ảnh hưởng, địa vị của mình trên thế giới cũng như đối với các mối quan hệ mà Nga muốn xây dựng ở Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung.
104
KẾT LUẬN
Có thể thấy Nga đã thực hiện chính sách cân bằng Âu - Á, một mặt, đặt trọng tâm quan hệ với Mỹ, các nước phương Tây, mặt khác tăng cường quan hệ với các nước phương Đông, quan trọng nhất là tạo các quan hệ đối tác với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu của Nga là tạo dựng một môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và xác lập lại vị thế của một cường quốc thế giới, vì vậy trước biến động của tình hình thế giới và khu vực, Nga đã nhanh chóng điều chỉnh quan hệ đối ngoại cho phù hợp với mục tiêu, lợi ích của mình.
Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Nga được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia trong khu vực kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương. Chính vì vậy, triển khai quan hệ đối tác chiến lược với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam không nằm ngoài tính toán lợi ích của Nga.
Nga là quốc gia gần biển, có biên giới đất liền và trên biển với nhiều quốc gia, lục địa ở các phía Nam Bắc, Đông, Tây và biển đảo đã tạo thành vành đai xung quanh Nga. Từ trước đến nay, vành đai xung quanh luôn là “vành đai sinh mệnh” bảo vệ an ninh và phát triển của Nga, xung quanh không ổn định Nga cũng mất ổn định; xung quanh ổn định, Nga cũng ổn định. Về khía cạnh chính trị, khu vực xung quanh vừa là sự nối dài biên giới an ninh, vừa là lá chắn an toàn cho Nga. Do đó, môi trường xung quanh có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Nga trong tương lai. Nga cần một môi trường xung quanh ổn định và hòa bình. Trong tương lai gần khoảng 25 năm tới, Nga sẽ vẫn là cường quốc Âu – Á trên đường tìm kiếm một vị thế tương xứng với vị trí địa lý một thế giới về chính trị và kinh tế cho dù Nga vẫn đang phải đối mặt với sự suy giảm uy tín chính trị trên thế giới, sự tụt dốc về kinh tế, lệnh trừng phạt… Mục tiêu dài hạn của liên bang Nga về cơ bản vẫn dựa trên trụ cột là củng cố an ninh quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thịnh vượng về kinh tế. Thực hiện mục đích trên, về mặt chính trị và quân sự, Nga sẽ tăng cường quan hệ với các đồng minh, sẽ tiếp tục củng cố vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Nga sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác cũng như tăng cường cạnh tranh với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt:
1. TS. Lê Văn Mỹ (2007), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Khoa học Xã hội, 235 trang.
2. TS. Nguyễn An Hà (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội, 240 trang.
3. PGS. TS. Nguyễn Quang Thuấn (2009), Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Từ điển Bách khoa, 250 trang.
4. TS. Nguyễn Quang Thuấn (2012), Quan hệ Việt Nam – LB Nga trong bối cảnh tăng cường hiện diện của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 9, tr. 69-77
5. TS. Nguyễn Cảnh Toàn (2012), Sự điều chỉnh chiến lược của Nga ở châu Á – Thái Bình Dương. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 11, tr. 50-60
6. TS. Lê Thanh Vạn, Lê Quỳnh Nga (2012), Nâng cao quan hệ Việt – Nga lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 9, tr. 78-89.
7. TS. Nguyễn Cảnh Toàn (2012), Tác động của chiến lược Nga - Trung - Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam. Triển vọng. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, phần I, số 9 (144), tr.63-68
8. TS. Nguyễn Cảnh Toàn (2012), Tác động của chiến lược Nga - Trung - Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam. Triển vọng. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, phần II, số 10 (145), tr.25-35
9. TS. Nguyễn Cảnh Toàn (2009-2010), Những vấn đề kinh tế chính trị nổi bật của Liên bang Nga giai đoạn đến 2020 và những tác động tới Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6 (120), tr13-20
10. TS. Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Thử phân tích chiến lược mới của Nga đối với ASEAN và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam sau Thông điệp Liên bang ngày 12.11.2009 của TT.D.Medvedev, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 3 (78), tr23-30.
11. Đinh Tuấn Anh, Singapore và sự can dự của Mỹ ở châu Á -Thái Bình Dương , http://nghiencuubiendong.Việt Nam/nghien-cuu-asean/2409-singapore-va-s-can-d-cua- my--chau-a-thai-binh-dng, cập nhật 28 Tháng 2 2012.
12. Mỹ quay trở lại Châu Á - Thái Bình Dương và sự ứng phó của Nga, Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt Chủ nhật, 7/4/2013.
13. NATO có chuyển trọng tâm sang Châu Á – Thái Bình Dương? QĐND - Thứ Tư, 16/05/2012.