Chính sách của Nga với Nhật Bản

Một phần của tài liệu Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay (Trang 60 - 69)

Chương 2. Nội dung chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Nga từ năm 2000 – đến nay

D. Medvedev (2008-2012) và nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Putin (2012-nay)

2.2. Chính sách của liên bang Nga với một số cường quốc trong khu vực

2.2.4. Chính sách của Nga với Nhật Bản

Đầu thế kỷ XXI ưu thế kinh tế của Nhật chiếm ưu thế lớn tại các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, Nga đã sớm nhận thấy cần tăng cường quan hệ kinh tế với Nhật. Từ năm 2000, kim ngạch buôn bán hai chiều Nga - Nhật đạt 4,66 tỷ USD, xuất khẩu đạt 3,8 tỷ USD. Hàng hóa của Nga xuất sang Nhật chủ yếu là nguyên nhiên liệu khai khoáng, sản phẩm dầu lửa, quặng, thép đen, hàng lâm – thủy sản và thực phẩm. Nga nhập khẩu của Nhật chủ yếu là máy móc, nguyên liệu, hàng lâm

61

sản… Đến năm 2012, kim ngạch thương mại Nga - Nhật đã đạt mức 33,4 tỷ USD, còn năm 2013 đạt mức 35 tỷ USD, cao kỷ lục trong lịch sử quan hệ song phương giữa hai nước (Số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản năm 2013).

Quan hệ kinh tế của Nga và Nhật là có ý nghĩa quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngay từ năm 2000, Tổng thống Nga Putin đã chú trọng phát triển mối quan hệ này (Tổng thống Nga Putin thăm chính thứ Nhật Bản tháng 9/2000, ký nhiều hiệp định hợp tác, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, điện tử, xây dựng đường ngầm Nhật – Sakhalin, đường sắt nối Nhật với châu Âu qua Nga; hợp tác ở khu vực Siberia, Viễn Đông). Đây là nền tảng hợp tác quan trọng đối vói chiến lược quan hệ hai nước trong tương lai.

Về bản chất, quan hệ Nga – Nhật là mối quan hệ vừa ổn định vừa lỏng lẻo. Quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển tốt, hình thành cơ chế cùng phụ thuộc lẫn nhau, nhưng quan hệ an ninh lại rất yếu, trong hệ thống quan hệ vẫn tiềm ẩn nhân tố không ổn định. Nga cần có chiến lược rõ ràng với Nhật Bản, cần làm cho mối quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp hơn, cần có một tư tưởng mới. Có thể xây dựng một nhân thức cơ bản: Nga thực sự coi Nhật Bản là người bạn láng giềng gần gũi, cố gắng tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực, thông cảm với nỗ lực xây dựng lực lượng an ninh và phát huy vai trò cường quốc chính trị của Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia đang điều chỉnh thể chế. Sau đại chiến thế giới thứ 2, Nhật Bản từng bước khôi phục kinh tế, phát triển thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới, nhưng từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, kinh tế Nhật Bản có phần chững lại, trải qua công cuộc điều chỉnh gian khổ đang khôi phục lại sức sống. Trên lĩnh vực an ninh chính trị, Nhật Bản là đồng minh thân cận của Mỹ, chủ yếu dựa vào Mỹ để bảo đảm an ninh cho mình, nhưng Nhật Bản cũng đang phát triển khả năng quân sự của mình trong liên minh quân sự Mỹ – Nhật, Nhật Bản muốn vươn lên thành một nước lớn về chính trị và một cường quốc quân sự, đây cũng là mục tiêu cơ bản, lâu dài. Vì vậy, Nhật Bản đang thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá về vai trò của Nga trên cả ý nghĩa chiến lược và lợi ích thực tế. Một quan hệ ổn định với Nga có ý nghĩa mới đối với Nhật Bản, liên hệ mật thiết về kinh tế, nhất là vấn đề năng lượng làm cho Nhật Bản nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của Nga trong việc duy trì hoạt động của nền kinh tế Nhật Bản. Nhưng, mặt khác Nhât Bản tuyệt nhiên không xem nhẹ Nga, luôn thông qua duy trì liên minh với Mỹ và việc phát triển khả năng quân sự của mình để tạo đối trọng với Nga. Thêm vào đó là sự

62

vươn lên mạnh mẽ của Nga và sự khó khăn trong kinh tế xã hội của Nhật Bản đã hình thành sự tương phản, làm Nhật Bản xuất hiện tâm lý “lo lắng”, từ đó có sự lưỡng lự giữa phát triển quan hệ với Nga chủ yếu do vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Giữa Nga và Nhật Bản cần xây dựng một quan hệ ổn định mang tính hiệp thương. Xét từ góc độ phát triển kinh tế, Nga rất cần thị trường, kỹ thuật và vốn của Nhật Bản. Trên lĩnh vực an ninh chính trị, Nga cũng cần tiến hành hiệp thương hợp tác với Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản cũng cần năng lượng và vùng nguyên liệu giàu có của Nga, cần xây dựng mối quan hệ an ninh chính trị ổn định với Nga. Tuy nhiên, giữa Nga với Nhật Bản lại tồn tại dai dẳng vấn đề chính trị nổi cộm - tranh chấp quần đảo Nam Kurils từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Giải quyết được vấn đề thuộc về chính trị này, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ phát triển vững mạnh và thâm giao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, giải quyết được vấn đề chính trị này cũng nâng cao được vai trò chính trị cũng như vị thế của Nga trong khu vực và trên thế giới bởi đây là một vấn đề tranh chấp nóng bỏng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và luôn được cả thế giới quan tâm. Nhưng theo tiêu chí của quan điểm đối ngoại mới của Nga thì lợi ích chính trị được đặt sau lợi ích kinh tế nên mối quan hệ Nga – Nhật được xếp sau mối quan hệ Nga – Ấn trong thời điểm này. Và trong thời gian gần đây Nga đã tạo dựng thành công những cơ hội thuận lợi để phát triển mối quan hệ với Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực và trên cơ sở thỏa thuận ở cấp cao “Kế hoạch hành động Nga - Nhật”. Ngoài ra, hợp tác kinh tế thương mại Nga - Nhật quy mô lớn cũng được đặc biệt chú ý, mà thiếu nhân tố này sẽ không thể giải quyết các vấn đề chính trị còn tồn tại giữa Nga với Nhật Bản. Chính vì vậy, trong thập niên đầu thế kỷ XXI, đây là mối quan hệ chủ yếu đem lại lợi ích về chính trị cho Nga trong khu vực cung như trên thế giới nếu xét theo tiêu chí tính chất của từng mối quan hệ. Còn nếu xét theo tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nga thì sau Trung Quốc, Nhật Bản là nước có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chính trị của Nga.

Về bản chất, Nga và Nhật Bản vẫn chưa ký kết được một hiệp định hòa bình vĩnh viễn kể từ khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tuy nhiên gần đây mối quan hệ này lại ấm lên một cách nhanh chóng... Ngay sự kiện Thủ tướng S.A-bê thăm và dự Lễ khai mạc Olympic Sochi, cho thấy, việc coi trọng mối quan hệ với Nga đang là một trong những ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc, việc Nhật Bản muốn

63

xây dựng mối quan hệ tốt với Nga cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, việc cải thiện quan hệ với Nga cũng giúp Nhật Bản có ưu thế hơn trong việc thuyết phục Moskva xếp Tokyo là khách hàng ưu tiên trên thị trường khí đốt, góp phần giải bài toán năng lượng mà nước này đang phải đối mặt.

Trong khi đó, theo nhận xét của Giáo sư Lưu Giang Vĩnh, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, không chỉ Nhật Bản mà cả Trung Quốc cũng đều rất coi trọng tầm quan trọng lớn của mối quan hệ với Nga vì họ hy vọng Nga sẽ đóng một vai trò tích cực trong an ninh khu vực và họ muốn giành được sự ủng hộ của Nga trong cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Xên-ca-cư. Hay có thể nói rằng, cuộc tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tô-ki-ô đã "mở cửa" để ông Pu-tin bước vào khu vực Đông Á với vai trò như "một trung gian mới đầy quyền lực". Và rõ ràng, ông Putin sẽ không để tuột mất cơ hội này. “Những cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã cho phép Nga gia tăng ảnh hưởng của họ ở châu Á bằng cách hợp tác với Trung Quốc, trong khi họ cũng tiến hành thương lượng với Nhật Bản”. Ông Lưu Giang Vĩnh cho rằng, Nga đang thực hiện một cách tiếp cận tế nhị, tìm cách gia tăng ảnh hưởng của nước này trong bối cảnh hai cường quốc lớn ở châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đang bất hòa do tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Xên-ca-cư và chuyến thăm đầy tranh cãi của Thủ tướng Abe tới đền Y-a-xư-cư-ni vào tháng 12 vừa qua.

Ẩn chứa nhiều toan tính, mối quan hệ được cải thiện giữa Nga và Nhật Bản được xem là một bước đi cùng có lợi của chính quyền hai nước. Nhật Bản có thể tiếp tục theo đuổi chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn, thay vì chỉ phụ thuộc vào Mỹ như trước đây nhằm tăng vị thế trong khu vực và quốc tế. Còn đối với Nga, việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản có thể giúp phục vụ chiến lược "xoay trục" về Châu Á - Thái Bình Dương của riêng mình.

Tuy nhiên, ngay khi những nỗ lực của ông Abe bắt đầu hứa hẹn đem lại kết quả tích cực thì cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra. Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Abe hiện đang hậu thuẫn các nỗ lực của Mỹ nhằm trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine. Về phần mình, Tổng thống Nga V.Putin thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, thể hiện rõ nét qua việc Nga-Trung vừa ký một thỏa thuận khí đốt khổng lồ và ông Putin cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự tập trận quân sự chung giữa hai nước gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là quần đảo mà Nhật-Trung đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, đồng thời là tâm điểm trong mối quan hệ rạn nứt giữa

64

hai nước. Bằng lời cảnh báo máy bay hoặc tàu thuyền của các nước khác không được đi vào khu vực tập trận, mối quan hệ Nga-Trung đặt ra những thách thức mới cho Thủ tướng Abe.

Ông Abe là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản thăm chính thức Nga trong một thập kỷ qua và đã gặp ông Putin 5 lần, bao gồm chuyến đi tham dự lễ khai mạc Olympic mùa đông Sochi mà Tổng thống Obama từ chối tham dự. Đối với ông Abe, đó là một cơ hội thực sự để đưa Nhật Bản thoát khỏi vị trí bị cô lập ở khu vực Đông Bắc Á. Nỗ lực thiết lập quan hệ chiến lược cùng lúc với cả Nga và Trung Quốc là rất khó, nên lựa chọn một trong hai nước sẽ hợp lý hơn.

Sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nguồn năng lượng của Nga ngày càng tăng trong bối cảnh nước này tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp kể từ khi ngừng hoạt động các lò phản ứng hạt nhân sau thảm họa sóng thần hồi tháng 3/2011. Trên thực tế, ông Abe đã nỗ lực nhiều nhằm xây dựng quan hệ với ông Putin, thể hiện một phần qua cam kết từ nay đến cuối nhiệm kỳ Thủ tướng sẽ giải quyết tranh chấp đã kéo dài gần 70 năm giữa hai nước đối với một số hòn đảo ở phía Bắc Hokkaido.

Tokyo và Moskva đã nhất trí tổ chức các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp này. Thậm chí cho tới ngày Nga đưa quân vào Crimea, trên website của văn phòng Thủ tướng Nhật vẫn đăng một bức ảnh lớn ông Abe và ông Putin tươi cười bắt tay nhau. Nỗ lực của ông Abe và những người tiền nhiệm nhằm tăng cường quan hệ với Nga đã giúp đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức kỷ lục 34,8 tỷ USD trong năm 2013. Nhật Bản cũng đã mở một cuộc đối thoại chung với các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Nga trong năm ngoái, một khuông khổ mà Tokyo trước đó đã thiết lập với Mỹ và Australia.

Tuy nhiên, một trong những tồn tại chính giữa Nga và Nhật Bản là vấn đề chủ quyền 4 đảo nhỏ thuộc quần đảo do Nga quản lý ngoài khơi Hốc-cai-đô mà Mát-xcơ- va gọi là Nam Kuril21 còn Tô-ki-ô gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. Tuy nhiên, mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) đã lên tiếng tuyên bố, ông muốn giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ kéo dài suốt gần 7 thập niên qua với Nga trước

21 Liên Xô nắm quyền quản lý Nam Kuril từ năm 1945, sau khi phát-xít Nhật đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó đến nay, Nga tiếp quản từ Liên Xô, nhiền lần tiến hành đàm phán với Nhật về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng hai bên vẫn chưa đi đến thống nhất giải quyết dứt điểm vấn đề này.

65

khi rời nhiệm sở. Thủ tướng Abe cho biết: “Tôi quyết tâm bằng cách nào đó giải quyết vấn đề này khi còn làm Thủ tướng. Tôi sẽ nỗ lực hết sức để xử lý những thách thức lớn nhằm giải quyết vấn đề với đất nước đang quản lý 4 hòn đảo này và tiến tới ký một hiệp ước hòa bình”.

Ngoài ra, những cố gắng của ông Abe - nhằm giải quyết những bất đồng về lãnh thổ thời hậu chiến tranh lạnh và mở rộng nguồn cung năng lượng của Nga sang Nhật Bản đã gặp trở ngại khi ông cùng với các nhà lãnh đạo khác trong nhóm G-7 ủng hộ việc trừng phạt Nga sau vụ sáp nhập Crimea.

Nhật Bản đã cấm 23 cá nhân Nga bị phương Tây trừng phạt liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine nhập cảnh vào nước này. Cùng với đó, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida hủy chuyến thăm Nga. Chuyến thăm dự kiến của ông Putin tới Nhật Bản trong 2014 cũng hủy bỏ. Nhưng theo bà Tina Burrett, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Sophia ở Tokyo, cho dù mối quan hệ Nhật-Nga có đi xuống, thì Moskva vẫn cần Tokyo như một “hàng rào bảo vệ” trước Bắc Kinh. “Để đảm bảo vị thế độc lập của mình, Nga cần xây dựng liên minh với nhiều đối tác ở nhiều vấn đề khác nhau. Nếu không, Nga có nguy cơ sẽ trở thành một vệ tinh của Trung Quốc. Bởi thế, mối quan hệ đối tác với ông Abe vẫn nằm trong lợi ích của ông Putin, nhất là khi Nhật Bản có thể đóng vai trò như một cầu nối trong hàn gắn quan hệ giữa Nga với phương Tây”.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, và trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi, ông Putin đã phát tín hiệu ủng hộ lập trường chống Nhật của Bắc Kinh. Trong cuộc trả lời phỏng vấn một nhóm nhà báo Trung Quốc trước thềm chuyến thăm Thượng Hải năm 2014, ông Putin nói, hai nước “chia sẻ quan điểm về không thể chấp nhận làm sống lại những kết quả” của chiến tranh thế giới thứ 2. Những ngôn từ mà người đứng đầu điện Kremlin sử dụng trong phát ngôn này tương tự như ngôn ngữ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường dùng khi cáo buộc ông Abe tìm cách thanh minh cho quá khứ quân phiệt của Nhật Bản trong đó có việc chiếm đóng phần lớn châu Á.

Cuộc tập trận chung Nga-Trung có sự tham dự của ông Putin và ông Tập Cận Bình trong lễ khai mạc diễn ra trùng thời điểm với các cuộc tập trận quốc phòng đảo nội địa đầu tiên của Nhật Bản có sự tham gia của cả 3 nhánh thuộc lực lượng phòng

66

thủ nước này. Cuộc tập trận này bắt đầu ngày 22/5 tại một hòn đảo nằm giữa Okinawa và Kyushu.

Áp lực quân sự22 của Nga lên Nhật Bản không phải là một hiện tượng mới. “Sự hiện diện quân sự của Nga chắc chắn không được chào đón” và việc Nga tham gia vào tranh chấp của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ của một “cuộc chiến tranh lạnh mini” trong khu vực. Tuy vậy, theo ông Muneo Suzuki, một cựu nghị sỹ Nhật, nước này không thể để mối quan hệ với Nga đi xuống. “Nhật Bản cần đứng giữa Nga và Mỹ” để ngăn không cho hình thành một liên minh toàn diện giữa Nga và Trung Quốc.

Về cơ bản, những diễn biến tích cực trong quan hệ Nga - Nhật dường như đã làm cho triển vọng giải quyết vấn đề lãnh thổ và ký Hiệp định hòa bình trở nên hiện thực hơn. Tuy nhiên, thực chất những tiến bộ đạt được không có hiệu lực đảm bảo hai nước sẽ thực hiện được cam kết đúng thời hạn, tức là trước năm 2000 bởi những trở ngại trên, đặc biệt là từ phía Nga. Hơn nữa, trong số các phương án đang được bàn đến, không có một phương án tối ưu có thể chấp nhận được đối với cả hai bên.

Phương án thứ nhất, trao trả cả 4 đảo vùng lãnh thổ phía Bắc cho Nhật là không thể hình dung được đối với phía Nga trong tình hình hiện nay, dù cho Nhật sẵn sàng cung cấp những khoản viện trợ kinh tế khổng lồ.

Phương án thứ hai, trao trả 2 đảo theo như thoả thuận năm 1956 cũng không hiện thực vào thời điểm hiện nay. Bất cứ sự nhượng bộ nào từ phía Nga sẽ gây ra sự phản đối quyết liệt của những người cộng sản- Đảng đối lập lớn nhất ở Đuma quốc gia. Hơn nữa, phái quân sự Nga cực lực chống lại bất cứ sự nhượng bộ lãnh thổ nào với Nhật.

Phương án thứ 3 là cùng phát triển kinh tế vùng lãnh thổ phía Bắc. Đây là phương án được phía Nga ủng hộ bởi Nga sẽ không phải đối đầu với vấn đề chủ quyền những hòn đảo đang tranh chấp trong khi vẫn đạt được mục tiêu chủ yếu của mình là tranh thủ Nhật về hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, Nhật tỏ ra lạnh nhạt với phương án này bởi lo ngại về ý định của Nga nhằm ký Hiệp định hoà bình trong khi gác lại vô thời hạn vấn đề chủ quyền.

22 Chiến đấu cơ của Nhật đã được cử đi điều tra việc máy bay Nga tiến gần không phận Nhật 359 lần trong thời gian một năm tính đến tháng 3/2014 - theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nhật. Tháng 2/2014, hai máy ném bom của Nga bị phát hiện đang bay gần khu vực bờ biển Nhật.

Một phần của tài liệu Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)