Chương 2. Nội dung chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Nga từ năm 2000 – đến nay
D. Medvedev (2008-2012) và nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Putin (2012-nay)
2.2. Chính sách của liên bang Nga với một số cường quốc trong khu vực
2.2.2. Chính sách của Nga với Trung Quốc
Hiện quan hệ Nga – Trung đang diễn ra theo chiều hướng ngược lại với quan hệ Xô – Trung trong Chiến tranh lạnh. Quá trình liên kết Nga – Trung sau chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1996, khi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO được thành lập. Bắt đầu từ đó, quan hệ Nga – Trung ngày càng phát triển khăng khít về mọi mặt.
Về chính trị, an ninh, Nga và Trung Quốc bày tỏ mong muốn xây dựng một thế giới đa cực, không phải đơn cực như Mỹ, cùng phối hợp thúc đẩy hợ tác giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực; tập trung thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng nhằm củng cố, giữ vững ổng định môi trường an ninh xung quanh chống lại thế lực bao vây của Mỹ. Hai nước vẫn cần hợp tác với nhau trong các tổ chức cả hai đều là thành viên như Liên Hợp Quốc, SCO, BRICS, G20. Nga và Trung Quốc với tư cách là những cường quốc khu vực Á - Âu có điểm chung là nỗ lực duy trì ổn định chiến lược tại khu vực Á - Âu nói chung, hạn chế ảnh hưởng của Mỹ tại các khu vực quan trọng đối với Nga và Trung Quốc, coi việc chóng lại chủ nghĩa bá quyền của Mỹ là ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Có nhiều ý kiến còn cho rằng Nga cần coi Trung Quốc là đối tác chủ yếu, lâu dài nhất của Nga, việc hợp tác của hai nước trong khuôn khổ SCO quan trọng hơn Nga - NATO. Thực tế chỉ ra rằng Nga và Trung Quốc còn hợp tác cùng nhau trong nhóm 5 nước lớn BRICS. Đầu năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn Nga là nước đầu tiên tới thăm. Tháng 10/2013, Thủ tướng Medvedev thăm Trung Quốc và gần đây nhất là chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Trung Quốc tháng 5/2014.
Năm 2014, khi Mỹ và phương Tây gây ra biến cố chính trị tại Ucraina, phế truất Tổng thống Yanukovich, buộc Nga tự vệ sát nhập Crimea vào lãnh thổ Nga. Mỹ và các đồng minh đã phát động cuộc đối đầu Đông – Tây mới với hàng loạt các biện pháp trừng phạt Nga. Cách đối phó duy nhất của Nga là hướng sang các đối tác phương Đông, tranh thủ các nước BRICS với sự tham gia tích cực của Trung Quốc. Vì vậy, Nga khó có thể lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam vì cả hai đều là đối tác chiến lược của Nga và mong muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
55
Về kinh tế, sau khi Trung Quốc và Nga ký hiệp định song phương về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị, hợp tác năm 2001, quan hệ hai nước chỉ đạt mức 10 tỷ USD. Năm 2010, lên tới hơn 60 tỷ USD, năm 2011 - 80 tỷ USD và năm 2013 là 88 tỷ USD. Trong tuyên bố chung Nga – Trung (16/6/2011) nhân chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, hai bên đưa ra mục tiêu tăng kim ngạch song phương lên 100 tỷ USD năm 2015 và 200 tỷ USD năm 202016. Dự báo nếu Trung Quốc thành kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu năng lượng từ Nga. Nga đang từng bước trở thành nhà cung cấp năng lượng, nguyên liệu dầu thô cho Trung Quốc.
Tháng 1/2011, đường ống dẫn dầu và khí đốt từ Siberia đến Trung Quốc đã khai thông, Trung Quốc sẽ nhập 15 triệu tấn dầu/năm trong thời gian 20 năm, giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào nhập khẩu qua đường biển. Nga và Trung Quốc đã ký hiệp định Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 30 năm với giá 400 tỷ USD.
Đây là hiệp định có ý nghĩa quan trọng với cả hai nước, dù đã đàm phán trong vòng 10 năm, nhưng về chiến lược, hai bên đã nhượng bộ lẫn nhau. Ngoài khí đốt, Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về hàng hóa nhập khẩu (năm 2000, Trung Quốc đứng thứ 6 trong các đối tác thương mại của Nga, năm 2008, đứng thứ 3, năm 2010 trở thành đối tác hàng đầu của Nga, trong khi Nga chỉ đứng thứ 8 trong các đối tác thương mại của Trung Quốc.
Về quân sự, quan hệ Nga – Trung đang phát triển mạnh mẽ, từ năm 2010, Nga và Trung Quốc đã thỏa thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa NMD sang Châu Á. Trung Quốc hiểu rõ việc làm của Mỹ để đối phó nước này, nên cần hợp tác với Nga là nước đang phải đối phó với NMD của Mỹ ở Trung và Đông âu. Chuyển giao kỹ thuật quân sự là một nội dung khác của hợp tác Nga- Trung. Thông qua ủy ban hợp tác kỹ thuật Nga – Trung, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều vũ khí, khí tài hiện đại kể cả chuyên giao công nghệ sản xuất máy bay SU-27. Dù Nga luôn lo ngại Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, nhưng Nga khó từ chối đề nghị của Trung Quốc mua 24 máy bay SU-35 và tầu ngầm Amur 1650; cung cấp 15 hệ thống cấp tiểu đoàn tên lửa S-300PMU2 và 10 máy bay vận tải IL 76, 10 máy bay vận tải quân sự IL76MD. Trung Quốc cũng tham vọng sở hữu vũ khí hiện đại khác của Nga
16 Thủ tướng Medvedev: Quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung ở trình độ rất cao, http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_13/278604380/, 13/10/2014
56
như S400, tổ chức các hoạt động tập trận chung trên biển. Gần đây nhất là cuộc tập trận phía bắc biển Hoa Đông với sự chứng kiến của Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Riêng trong vấn đề Biển Đông, mặc dù quan hệ Nga - Trung được coi là “ở thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử” nhưng Nga chưa thể hiện rõ quan điểm ủng họ Trung Quốc vì: (i) Sự thực thì quan hệ Nga - Trung cơ bản được dựa trên lợi ích song phương, hai bên không buộc phải tuân thủ điều khoản hiệp định hết mình vì lợi ích quốc gia và vị thế quốc tế của bên còn lại. Biển Đông không phải là nơi mà Nga có thể mở rộng ảnh hưởng của mình và vì thế không nhất thiết phải thể hiện quá nhiều vào khu vực này; (ii) Nga đang duy trì quan hệ tốt đẹp với nhiều nước ASEAN và không muốn làm “buồn lòng” ASEAN chỉ vì Trung Quốc; (iii) Nga thấy không thực sự cần thiết ra mặt đối đầu trực tiếp với Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Mối quan tâm hiện nay của Nga là ở châu Âu, nhất là những hệ quả của khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Xử lý quan hệ với phương Tây hậu Ukraine là vấn đề nan giải, vì thế Nga sẽ không có khả năng lẫn mong muốn đối đầu Mỹ trên Biển Đông; (iv) Hành xử của Trung Quốc quả thực đã gây ra một số quan ngại nhất định đối với Nga. Đã luôn có nghi ngờ rằng một hành vi mang tính bành trướng như vậy sẽ dẫn đến việc nhiều vùng đất Viễn Đông của Nga sẽ dần bị Trung Quốc “thôn tính”, do đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên khoảng sản, rất có giá trị đối với Trung Quốc. Dù quan chức Nga đang lạc quan về tiềm năng hợp tác với quốc gia đông dân nhất thế giới tại vùng Viễn Đông, thì họ chưa bao giờ có ý để cho các binh lính “thư thái” trước cái gọi là “mở rộng lãnh thổ” của Trung Quốc.
Ngoài ra, quan hệ Nga - Trung Quốc cũng chứa đựng nhiều xung khắc khó có thể hòa giải.
Bất đồng trước hết ở vấn đề Ucraina. Sau khi Mỹ và phương Tây can thiệp lật đổ Tổng thống Yanukovich, Trung Quốc ủng hộ Nga lên án phương Tây nhưng lại không ủng hộ nhiệt tình khi Nga sát nhập Crimea. Trung Quốc chỉ bỏ phiếu trắng ở Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Tình hình căng thẳng tại Ucraina đã làm nhiều lợi ích của Trung Quốc ở nước này bì ảnh hưởng: dự án “con đường tơ lụa mới” nối Trung Quốc với Ucraina; dự án cảng nước sâu Tây Crimea; dự án thuê 3 ha đất của Trung Quốc canh tác ở Ucraina, phần lớn nằm ở bán đảo Crimea. Nguyên nhân vì “con đường tơ lụa” mới sẽ giết chết dự án Tuyến giao thông xuyên Siberia, con đường Phương bắc
57
của Nga; việc tiếp tục xây cảng nước sâu Tây Crimea thì phải đàm phán với Nga. Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ nói Trung Quốc theo đuổi lập trường khách quan công bằng, đề nghị các bên liên quan không nên có hành động làm tình hình xấu đi.
Thứ hai, mâu thuẫn Trung – Nga trong cạnh tranh chiến lược về địa chính trị và năng lượng, kiểm soát tài nguyên, đặ biệt dầu mỏ tại khu vực Trung Á, vốn từ lâu là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga, nhưng Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp cả về ngoại giao, quân sự kinh tế để tranh giành với Nga, đảm bảo an ninh tài nguyên, năng lượng, chống lại bao vây của Mỹ. Đây là khu vực có ý nghĩa địa chính trị quan trọng khiến Nga không thể bỏ qua việc làm của Trung Quốc. Khi còn là Thủ tướng, ông Putin đã đưa ra ý tưởng, kêu gọi các nước Trung Á thành lập Liên minh kinh tế cộng đồng SNG nâng cấp Liên minh Hải quan và không gian kinh tế thống nhất giữa Nga, Belarus, Kazakhstan. Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm Nhà nước tới Kazakhstan (11-14/6/2011), tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO tại Astana, nâng cấp quan hệ với Kazakhstan lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Các công ty Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại khu vực Trung Á, chiếm 15% sản lượng khai thác dầu ở Kazakhstan, cho vay 10 tỷ USD, đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc tại Kazakhstan, nhà máy thủy điện tại Tajikistan, Kirgistan, đường ống khí đốt ở Turmenistan17. Lợi ích và ảnh hưởng tăng lên tác động trực tiếp đến lợi ích chiến lược và kinh tế của Nga tại khu vực này.
Thứ ba, chủ trương, quan điểm phát triển SCO. Trung Quốc nhiều lần vận động để Pakistan gia nhập SCO, còn Nga bật đèn xanh cho Ấn Độ gia nhập. Do cả Nga, Trung Quốc đều bất đồng trong vấn đề này nên phải mãi tới Hội nghị SCO (tháng 9/2014 tại Tajikistan) mới thông qua kết nạp Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên của SCO. Trung Quốc đề xuất thành lập câu lạc bộ dầu mỏ trong khuôn khổ SCO nhưng bị Nga phản đối vì ảnh hưởng tới việc Nga ép Trung Quốc mua năng lượng của mình với giá cao, cũng như kế hoạch xây đường ống dẫn dầu, khí đốt giữa Nga - Trung.
Thứ tư, cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu vũ khí, quân sự. Trung Quốc thường mua máy bay của Nga, đánh cắp công nghệ, sao chép rồi sản xuất giá rẻ hơn bán trực tiếp cho các khách hàng của Nga, cạnh tranh với Nga. Động thái đó tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế của Nga, gây mâu thuẫn, bất đồng giữa hai nước.
17 Lê Bảo, Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm 4 nước Trung Á, http://vov.vn/thegioi/chu-tich-trung-quoc- bat-dau-chuyen-tham-4-nuoc-trung-a-278885.vov, 3/9/2013
58
Có thể nói, Nga và Trung Quốc không phải là đối thủ của nhau nhưng cũng khó trở thành đồng minh của nhau. Nga luôn duy trì quan hệ hữu hảo với các quốc gia đang hiềm khích với Trung Quốc. Nga có quan hệ tốt với Ấn Độ, Việt Nam, đang cải thiện quan hệ với một đối thủ tiềm tàng khác là Nhật Bản. Dù có sự manh nha bất đồng, tùy thuộc lẫn nhau giữa Nga, Trung Quốc chi phối mạnh mẽ thái độ của Nga đối với vấn đề Biển Đông nhỏ hơn lợi ích của Nga tại Trung Quốc, nhưng lúc nào đó có thể Nga sẽ thấy cần phối hợp với phần còn lại của thế giới để đối phó Trung Quốc vì nước này trỗi dậy mà không đem lại hòa bình mà chỉ đặt ra đầy thách thức cho hòa bình, ổn định của thế giới, trong đó có Nga.