Chương 3. Kết quả và tác động chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Nga từ năm 2000 đến nay và triển vọng trong thời gian tới
3.2. Tác động chính sách của Nga ở Châu Á - Thái Bình Dương đối với một số quốc gia và tổ chức trong khu vực
25Tháng 6/2011, Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj thăm Mỹ, một lần nữa kêu gọi Mỹ trở thành “nước láng giềng thứ ba” của Mông Cổ, bày tỏ mong muốn nâng cấp quan hệ Mông Cổ - Mỹ
83
Như một sự trùng hợp lịch sử, năm 2012, cả ở Nga, Trung Quốc và Mỹ đã diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực, chứng kiến những thay đổi lớn, ảnh hưởng đến tham vọng chính trị, vị trí của các nước trên trường quốc tế. Mỗi nước đều đối mặt với vấn đề khổng lồ về kinh tế, nhất là sau khủng hoảng nợ công của Mỹ và các biến động về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Chính quyền mới lên đều đã có những điều chỉnh về chính sách đối nội, đối ngoại, trong đó coi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giữ vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách của mỗi nước26.
Nga là một trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là thành viên của nhóm G8 (đến trước 6 tháng đầu năm 2014), G20, BRICS và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác. Với vị trí của một nước lớn, là thành viên có tiếng nói quan trọng (thậm chí có tính quyết định) trong các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… trên thế giới, Nga luôn có những chính sách ngoại giao riêng đối với mỗi đối tác chiến lược. Chính sách Ngoại giao của Nga tập trung chủ yếu vào các đối tác chiến lược như NATO, Liên minh EU, Mỹ, SNG, Afghanistan, Iran, Syria, Trung Đông và các nước khác. Đặc biệt, mối quan hệ ngoài giao song phương Nga – Mỹ có ảnh hưởng tới không chỉ hai nước Nga và Mỹ, mà còn có tầm ảnh hưởng tới an ninh và kinh tế của toàn thế giới.
Trong thời gian qua, Nga thi hành chính sách đối ngoại thực dụng và linh hoạt đa dạng hóa quan hệ trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, tranh thủ hợp tác kinh tế với các đối tác khác nhau, tạo môi trường hòa bình ổn định cho đất nước phát triển. Hiện Tổng thống Putin vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại mà Tổng thống Putin vẫn đề ra từ nhiệm kỳ 2 và sau đó là nhiệm kỳ của Tổng thống Medvedev, trong đó với thế, lực hiện tại, Nga tỏ ra cứng rắn và cương quyết hơn trong bảo vệ lợi ích quốc gia.
Quan hệ Nga - Mỹ: Từ đầu năm 2013, chính sách ngoại giao Nga – Mỹ đã được Nga có những điều chỉnh đáng kể và cảnh giác hơn đối với Mỹ, nguyên nhân lớn nhất các bất đồng giải quyết khủng hoảng Syria giữa hai bên (Nga không ủng hộ biện pháp can thiệp quân sự từ nước ngoài đối với chính qyền tổng thống Asad), vấn đề hạt nhân Iran, những lo ngại của Nga đối với hệ thống tên lửa phỏng thủ của NATO và Mỹ triển
26 TS. Nguyễn Cảnh Toàn (2012), Sự điều chỉnh chiến lược của Nga ở châu Á – Thái Bình Dương. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 11, tr. 50-60
84
khai gần biên giới phía Tây nước Nga và các cáo buộc của Mỹ về việc Nga và TQ sử dụng gián điệp chính trị và kinh tế.
Sang năm 2014, quan hệ Nga - Mỹ bước vào giai đoạn “đóng băng” mới sau việc Nga sáp nhập Crưm. Nga thể hiện thái độ cứng rắn, sẵn sàng đối đầu trong cạnh tranh chiến lược ở Ucraina và vấn đề phòng thủ tên lửa khiến quan hệ Nga - Mỹ luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Mỹ liên tiếp thực hiện các bước đi nhằm cô lập chính trị, trừng phạt kinh tế, răn đe về quân sự (loại Nga khỏi G-8, đưa vào danh sách cấm nhập và phong toả tài sản nhiều quan chức và doanh nhân Nga; nối lại chương trình NMD ở châu Âu; triển khai lực lượng và hoạt động quân sự ở các nước Đông Âu và Ban Tích giáp Nga) để ngăn chặn Nga tiếp tục can dự sâu vào Ucraina sau khi sáp nhập Crưm.
Quan hệ hai nước có nguy cơ bước vào giai đoạn mới của cuộc chiến tranh lạnh trong quá khứ.
Quan hệ Nga - Trung Quốc: đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao (trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin từ 20-21/05/2014, hai nước đã ký hợp đồng khí đốt lịch sử trị giá 400 tỷ USD); tích cực phối hợp lập trường tại các diễn đàn Liên hợp quốc, ngăn chặn Mỹ mở rộng hiện diện ở Đông Âu và châu Á, thúc đẩy hợp tác đầu tư để đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, Nga vẫn thiếu độ tin cậy chiến lược đối với Trung Quốc, cạnh tranh với Trung Quốc trong việc tăng cường hiện diện tại khu vực Trung Á và không gian hậu Xô viết, nghi ngờ Trung Quốc âm mưu xâm chiếm vùng Viễn Đông của Nga.
Quan hệ Nga - Ấn Độ: Nga tiếp tục tăng cường thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ trong khuôn khổ nhóm BRICS, ký kết một loạt các thoả thuận về hợp tác kinh tế - thương mại trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào cuối tháng 10/2013. Tuy nhiên, Ấn Độ không tỏ thái độ rõ ràng ủng hộ Nga trong tình hình khủng hoảng tại Ucraina và việc Nga sáp nhập Crưm. Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tiếp tục đường lối trung lập trong mối quan hệ với các cường quốc, trước hết là với Nga và Mỹ.
Quan hệ Nga - Nhật: chú trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại: Nga tận dụng vốn và công nghệ của Nhật để hiện đại hoá nền kinh tế, trong khi Nhật tìm cách khai thác nguồn dầu khí của Nga để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình. Hai nước cũng đã có động thái mới trong việc đàm phán về quần đảo tranh chấp Nam Kuril, tuy
85
nhiên Nhật Bản đứng về phía phương Tây trong vấn đề Ucraina, việc giải quyết các điểm nóng trên thế giới và khu vực.
Có thể nói, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chiến lược quan trọng và nhiều lợi ích đối với Nga, và gần đây được Nga coi trọng hơn trước. Cùng với việc xác định rõ chiến lược ngoại giao tích cực, Nga cũng cụ thể hóa đối tác chiến lược ngoại giao tích cực, Nga cũng cụ thể hóa đối tác chiến lược ngoại giao trong thế kỷ 21 sẽ là các nước Viễn Đông. Với 70% diện tích lãnh thổ nằm ở châu Á, Nga có chính sách phát triển để hòa nhập với các nước phương Đông sau năm 2015. Bên cạnh đó, do Trung Quốc ngày càng tăng cường vai trò của mình tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, để đảm bảo vai trò của một , Nga đã và đang có chiến lược đầu tư, hợp tác kinh tế lớn tại nhiều nước trong khu vực này như Ấn Độ, các nước ASEAN (đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, Malaysia). Nổi bật trong số các lĩnh vực đầu tư và thương mại của Nga sang khu vực này là hợp tác dầu khí, bán máy bay, xây dựng đường sát và khai thác than. Hiện nay, Nga chủ trương tích cực hội nhập và tham gia vào tất cả các cơ chế đối thoại của khu vực (ASEAN, ARF, APEC,…), mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước ở khu vực, trong đó có các nước Đông Nam Á. Nga đẩy mạnh quan hệ song phương với Trung Quốc, Ấn cũng như khuôn khổ hợp tác 3 bên Nhật-Trung-Ấn. Về kinh tế, thương mại, Trung Quốc và Ấn Độ đều là thị trường tiềm năng rất lớn đối với Nga. Về quan hệ Nga – Nhật vẫn gặp nhiều trở ngại xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ (quần đảo Nam Kurill).