ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
II. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
-GV : Chiếu một ô nguyên tố bất kì trong bảng tuần hoàn (ví dụ ô số 13, nguyên tố Al) lên màn hình. Sao đó giới thiệu cho HS các thông tin được ghi trong ô như : số hiệu nguyên tử (13), kí hiệu hoá học (Al), tên nguyên tố (nhôm), nguyên tử khối (26,98), độ âm điện (1,61), cấu hình electron ([Ne]3s23p1) và số oxi hoá (+3).
-HS : Quan Sát.
-GV : Chọn một số ô trong 20 nguyên tố đầu bảng tuần hoàn rồi yêu cầu HS nhìn vào đó để trình bày các thông tin mà HS thu nhân được.
GV : Các thông tin này rất quang trọng giúp chúng ta tìm hiểu cấu tạo, tính chất của nguyên tử.
-HS : Quan sát và trả lời.
-GV : Cần nhấn mạnh để HS biết các nhà khoa học đã xác định được số thứ tự của ô đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Vì vậy khi biết số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì có thể suy ra số đơn vị điện tích hạt nhân ngtử, số p, số e.
-HS : Số thứ tự nguyên tố = số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron trong nguyên tử.
2. Chu kì -GV : Chiếu bảng tuần hoàn lên màn
hình và chỉ vào vị trí của từng chu kì và rút ra nhận xét.
-HS :
• Chu kì là dãy những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
• Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.
• Chu kì nào cũng được bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1).
-GV:cho HS nghiên cứu từng ckì (từ
1→7)
-GV : Chu kì 1 có bao nhiêu nguyên tố ? Mở đầu là nguyên tố nào ? Kết thúc là nguyên tố nào ? Có bao nhiêu lớp electron ? Mỗi lớp bao nhiêu electron ?
-HS : Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố là H (Z = 1) 1s1 là He (Z = 2) 1s2. Nguyên tử của 2 nguyên tố này chỉ có 1 lớp e đó là lớp K.
-GV : Hỏi tương tự với chu kì 2 ? -HS : Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu từ Li (Z = 3) 1s22s1 và kết thúc là Ne (Z = 10) 1s22s22p6.
Nguyên tử của các nguyên tố này có 2 lớp electron : Lớp K (gồm 2 electron) và lớp L (có số e tăng từ 1→ 8).
-GV : Hỏi tương tự với chu kì 3 ? -HS : Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu là Na (Z = 11) 1s22s22p63s1 và kết thúc là Ar (Z = 18) 1s22s22p63s23p6. Nguyên tử của các nguyên tố này có 3 lớp electron : Lớp K (2e), lớp L (8e) và lớp M (số e tăng từ 1 → 8).
-GV : Hỏi tương tự với chu kì 4 ? -HS : Chu kì 4 gồm 18 nguyên tố, bắt đầu là K (Z = 19) [Ar] 4s1 và kết thúc là Kr (Z = 36) [Ar] 3d104s24p6.
-GV : Chu kì 6 ? -HS : Chu kì 6 gồm 32 nguyên tố, bắt đầu từ Cs (Z = 55) [Xe] 6s1 và kết thúc là khí hiếm Rn (Z = 86) [Xe]
4f145d106s26p6. -GV bổ sung : Chu kì 7 chưa đầy đủ, dự
đoán có 32 nguyên tố tương tự chu kì 6 :
• Các chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì nhỏ.
• Các chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kì lớn.
Chú ý : 14 nguyên tố đứng sau La (Z = 57) thuộc chu kì 6 được gọi là các nguyên tố thuộc họ lantan. 14 nguyên tố thuộc chu kì 7 sau Ac (Z = 89) gọi là các nguyên tố thuộc họ actini. Hai họ này có cấu hình electron tổng quát : (n – 2) f (n – 1) d n s2
và được xếp riêng thành 2 hàng ở phần cuối bảng.
Hoạt động 4 (5 phút) CỦNG CỐ BÀI TẬP VỀ NHÀ -GV củng cố toàn bộ tiết thứ nhất, lưu ý HS hai ý :
• Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn .
• Các đặc điểm của chu kì.
Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4 (SGK)
------
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học( tt)
I/ MỤC TIÊU:
1. Tiếp tục nghiên cứu cấu tạo bảng tuần hoàn ; Nhóm nguyên tố.
2. Dựa vào cấu hình e của nguyên tử nguyên tố để kết luận nguyên tố thuộc nhóm A hay B.
3. Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
• GV : Bảng tuần hoàn, mày chiếu.
• HS : Bảng tuần hoàn.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 (10 phút)
KIỂM TRA BÀI CŨ VÀ CHỮA BÀI TẬP VỀ NHÀ -GV : Yêu cầu 1 HS trình bày đặc điểm của chu kì trong
bảng tuần hoàn ?
-HS :
• Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có cùng số lớp electron.
• Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.
• Chu kì nào cũng được bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1).
-GV : Yêu cầu 4 HS trả lời 4 bài tập trắc nghiệm 1, 2, 3, 4 (SGK).
Bài 1 : Các nguyên tố ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là :
A. 3 B. 5 C. 6 D. 7
HS 1 : Đáp án C
Bài 2 : Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là :
A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3
HS 2 : Đáp án B.
Bài 3 : Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là : A. 8 và 18 B. 18 và 8
C. 8 và 8 D. 18 và 18
HS 3 : Đáp án A.
Bài 4 : Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc :
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hành.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên
HS 4 : Đáp án D.
TIẾT:14 TUẦN:7
tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.
GV : Nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 3 (30 phút) 3. Nhóm nguyên tố -GV : Chiếu bảng tuần hoàn lên màn hình và chỉ vào vị trí của từng nhóm và nhấn mạnh đặc điểm :
• Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố có cấu hình electron nguyen tử lớp ngoài cùng tương tự nhau do đó tính chất hoá học gần giống nhau được xếp thành một cột.
• Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia thành 8 nhóm A (đánh số từ IA đến VIIIA) và 8 nhóm B ( đánh số từ IIIB đến IIB).
• Mỗi nhóm là 1 cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.
a) Xác định số thứ tự nhóm A -GV : Để xác định số thứ tự của nhóm cần dựa vào
cấu hình electron hoá trị.
-GV : Yêu cầu 1 HS cho biết cấu hình electron hoá
trị tổng quát của các nhóm A ? -HS : Nhóm A → nsanpb
a, b là số electron trên lớp s và p : 1≤ a ≤ 2 và 0 ≤ b ≤ 6
-GV : Cách xác định STT của nhóm ? → STT nhóm A = a + b.
-GV : Dựa vào số electron hóa trị có thề dự đoán
tính chất nguyên tố ? -HS : • Nếu a + b ≤ 3 → Kim loại
• Nếu a + b = 4 → Kim loại / Phi kim
• Nếu 5 ≤ a + b ≤7 → Phi kim
• Nếu a + b = 8 → Khí hiếm.
-GV : Các ngyên tố nhóm A bao gồm những
nguyên tố nào ? Ví dụ ? -HS : Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và p. Ví dụ :
Na (Z = 11) 1s22s22p63s1 → IA O (Z = 8) 1s22s22p4 → VIA b) Xác định số thứ tự nhóm B
-GV : Các nguyên tố nhóm B bao gồm những nguyên tố d (từ nhóm IIIB đến VIIIB) và nguyên tố f (họ lantan và actini). Ở đây ta chỉ giới hạn xác định STT nhóm B của các nguyên tố d.
-GV Cho biết cấu hình electron hoá trị của các
nguyên tố d ở dạng tổng quát. -HS : Nhóm B bao gồm nguyên tố d và f. Cấu hình electron hóa trị của nguyên tố d : (n – 1) dansb
Điều kiện : b = 2, 1 ≤ a ≤ 10
• Nếu a + b < 8 → STT nhóm = a + b
• Nếu a + b = 8, 9, 10 → STT nhóm = 8
• Nếu a + b > 10 → STT nhóm = (a + b) – 10 -GV : Viết cấu hình e của nguyên tố có Z = 26
và cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần -HS : Z = 26 [Ar] 3d64s2 chu kì 4
hoàn (chu kì, nhóm A/B) ?
-GV:Các nguyên tố d gọi là các kim loại chuyển tiếp.
→ Vị trí (Fe) -GV : Viết cấu hình electron nguyên tử của
nguyên tố có Z = 29. -HS : Z = 29 [Ar] 3d94s2 GV : Phân lớp 3d9 chỉ thiếu 1e là đạt phân lớp
bão hòa bền vững 3d10, do đó 1e ở phân lớp 4s sẽ nhảy vào để tạo ra hiện tượng “bão hoà gấp”.
Vậy cấu hình electron đúng phải là thế nào ? Suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
?
-HS : [Ar] 3d104s1
→ Vị trí (Cu)
-GV : Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có Z = 24.
-HS : Z = 24 [Ar] 3d44s2 -GV : Phân lớp 3d4 chỉ thiếu 1e là đạt phân lớp
nửa bảo hòa 3d5 bền vững, do đó 1e ở phân lớp 4s sẽ nhảy vào để tạo ra hiện tượng ”nửa bảo hòa gấp”. Vậy cấy hình electron của nguyên tố phải như thế nào ? Suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ?
-HS : [Ar] 3d54s1
→ Vị trí (Cr)
-GV : Vậy khi viết cấu hình electron của nguyên
tố d cần chú ý ngoại lệ nào ? -HS : b =2, a = 9 → b = 1, a = 10 B = 2, a = 4 → b = 1, a = 5 Hoạt động 3 (5 phút)
CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ
• GV yêu cầu HS cần nắm vững cách xác định số thứ tự nhóm A và nhóm B từ đó suy ra vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn dựa vào cấu hình electron hóa trị.
• Bài tập về nhà : 5, 6, 7, 8, 9 (SGK).
IV/.HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK 1. Đáp án C.
2. Đáp án B.
3. Đáp án A.
4. Đáp án D.
5. Đáp án C.
6. Như SGK.
7. Như SGK.
8. Số thứ tự nhóm A = tổng số electron hóa trị.
9.
Chu kì 2 Li Be B C N O F Ne
Số e lớp ngoài cùng 1 2 3 4 5 6 7 8
V/.TƯ LIỆU THAM KHẢO:
-Vào tháng 8 – 1997, tại Geneve (Thụy Sĩ), trong một hội nghị gồm các thành viên của 4o nước tham gia IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) đã thống nhất cách đặt tên cho các nguyên tố hóa học từ 104 đến 118 thuộc chu kì 7 như sau :
• Nguyên tố 104 được đặt tên là Rutherfordium kí hiệu là Rf mang tên nhà bác học Rutherford, người đã phát hiện ra hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố nào không còn mang tên Kursatovium (ku) mà trườc đây Liên Xô (cũ), các nước Scandinave vẫn dùng để tôn vinh nhà bác học Kusatôp, cha đẻ ra nền nguyên tử học Xô Viết.
chu kì 4 nhóm IB
chu kì 4 nhóm VIB
• Nguyên tố 105 : dubnium (Db) mang tên địa danh Dubna (Nga) nơi có phòng thí nghiệm Dubna. Trước đây có nước gọi nguyên tố này là Nibsbihrium (Ns).
• Nguyên tố 106 : Seaborgium (Sg) mang tên nhà bác học Gleen Seaborg, người đã lãnh đạo tài ba phòng thí nghiệm Berkeley (Mĩ), nơi đả tổng hợp được hàng loạt nguyên tố siêu urani. Đây là trường hợp chưa từng có đối với một nhà khoa học khi còn sống.
• Nguyên tố 107 : Bohrium (Bh) mang tên nhà bác học Nils Bohr (Đan Mạch), người có công đặt nền móng cho lí thuyết cấu tạo nguyên tử.
• Nguyên tố 108 : Hassium (Hs) mang tên địa danh Hass (Đức), nơi có trung tâm nghiên cứu các nguyên tố siêu nặng.
• Nguyên tố 108 : Meitnerium (Mr) mang tên nhà bác học Lise Meiner (Đức), người công tác với Otto Hahn trong công trình phản ứng phân chia hạt nhân.
• Các nguyên tố 110 đến 118 tạm thời đặt tên theo hệ thống các con số (nil là 0, un là 1, bi là 2, tri là 3, quad là 4, …) thêm tiếp vị ngữ ium. Nghĩa là :
• Nguyên tố 110 có tên là Ununnilium (Uun)
• Nguyên tố 111 có tên là Unununium (Uuu)
• Nguyên tố 112 có tên là Ununbiium (Uub)
• Nguyên tố 113 có tên là Ununtriium (Uut)
• Nguyên tố 114 có tên là Ununquadium (Uuq)
• Nguyên tố 115 có tên là Ununpentium (Uup)
• Nguyên tố 116 có tên là Ununhexium (Uuh)
• Nguyên tố 117 có tên là Ununseptium (Uus)
• Nguyên tố 118 có tên là Ununoctium (Uuo)
------
Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron Nguyên tử của các nguyên tố hoá học
I/ MỤC TIÊU:
1. HS hiểu được sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố.
2. Hiểu được số e ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A.
3. Từ vị trí của ntố trong một nhóm A suy ra được sồ e hóa trị của nó và dự đoán tính chất của n tố.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
• GV : Phóng to bảng 5 (SGK) - Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ntử các nguyên tố nhóm A.
• HS : Bảng tuần hoàn.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 (5 phút) KIỂM TRA BÀI CŨ -GV : Trình bảy các nguyên tắc sắp xếp các
nguyên tố trong bảng tuần hoàn ?
-GV : Thế nào là nguyên tố s, p, d và f ? Lấy ví dụ nguyên tố s, p.
-GV : Nhân xét, cho điểm.
-HS : Theo SGK
Hoạt động 2 (5 phút)