ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A
2. Một số nhóm A tiêu biểu
Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm bao gồm các nguyên tố heli (He), neon (Ne) agon (Ar), krypton (Kr), xenon (Xe), rađon (Rn).
-GV : Yêu cầu 1 HS nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm ? Viết cấu hình e lớp ngoài cùng ở dạng tổng quát ?
-HS : Nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm (trừ He) đều có 8 electron lớp ngoài cùng.
→ Cấu hình ns2np6(trừ He : 1s2).
-GV : Cấu hình lớp vỏ ngoài cùng ns2np6 là rất bền vững → hầu hết các khí hiếm đều không tham gia các phản ứng hóa học (trừ một số trường hợp đặc biệt) → người ta còn gọi các khí hiếm là những khí trơ.
-HS : Hầu hết các khí hiếm đều không tham gia phản ứng hoá học.
-GV bổ sung : Ở điều kiện thường, các khí hiếm đều ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử.
-HS : Ở điều kiện thường, các khí hiếm đều ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử.
Hoạt động 2 (5 phút) b) Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm -GV : Chiếu bảng 5 (SGK) lên màn hình và giới
thiệu : Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm gồm các nguyên tố liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và Franxi (Fr).
-HS : Quan sát.
-GV yêu cầu 1 HS nhận xét : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố này ?
-HS : ns1 → chỉ có 1 electron lớp ngoài cùng.
-GV nhận xét : Vì nguyên tử chì có 1 electron lớp ngoài cùng nên trong các phản ứng hoá học, nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm có
-HS : Ghi nhận xét.
khuynh hướng nhường đường đi 1 electron để đạt đến cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Do đó, trong các hợp chất các nguyên tố kim loại kiềm chỉ có hoá trị 1.
-GV hướng dẫn HS đọc SGK để biết về các tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
-HS : Klk có một số tính chất hóa học cơ bản sau :
- Tác dụng mạnh với oxi → oxit 4Na + O2 → 2Na2O
4Li + O2 → 2Li2O
- Tác dụng mạnh với nước tạo thành dd bazơ : Na + H2O → NaOH + ẵ H2 ↑
K + H2O → KOH + ẵ H2 ↑
- Tác dụng với các phi kim khác tạo thành muối :
2Na + Cl2 → 2NaCl 2K + S → K2S Hoạt động 3 (5 phút) c) Nhóm VIIA là nhóm halogen -GV chiếu bảng 5 (SGK) lên màn hình và giới
thiệu : Nhóm VIIA là nhóm halogen gồm các nguyên tố flo (F), Clo (Cl), brom (Br), iot (I), attain (At).
-HS :Quan sát.
-GV yêu cầu 1 HS nhận xét : Số electron lớp ngoài cùng và cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố này.
-HS : Có 7e ngoài cùng
→ ns2np5.
-GV nhận xét : Nguyên tử của các nguyên tố halogen có 7e lớp ngoài cùng do đó trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử halogen có khuynh hướng thu them 1e để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm (8e) → trong các hợp chất với kloại, halogen có hoá trị 1.
-GV : Ghi nhận xét.
-GV bổ sung : Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen gồm 2 nguyên tử : F2, Cl2, Br2, I2. Đó là những phi kim điền hình (At là nguyên tố phóng xạ).
-HS : Phân tử halogen gồm 2 nguyên tử : F2, Cl2, Br2, I2.
-GV hướng dẫn HS đọc SGK để biết các tính chất cơ bản của halogen và viết các phương trình phản ứng.
-HS : Halogen có một số tính chất hóa học cơ bản
- Tác dụng với kim loại → muối : 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2K + Br2 → 2KBr
- Tác dụng với hiđro → hiđro halogenua F2 + H2 → 2HF
Cl2 + H2 → 2HCl Br2 + H2 → 2HBr I2 + H2 → 2HI
- Hiđroxit của các halogen là những axit : HClO, HClO3, …
Hoạt động 4 (5phút) DẶN DÒ – BÀI TẬP VỀ NHÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK -GV chiếu đề bài tập 4 lên màn hình :
Bài 4. Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì ? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm gì chung ?
-HS : Chuẩn bị 2 phút.
-GV chiếu bảng tuần hoàn cho HS quan sát. -HS : Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu các chu kì (trừ chu kì 1).Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng → ns1 (n = 2 → 7).
-GV chiếu đề bài tập 5 lên màn hình :
Bài 5. Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì
? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm gì chung ?
-HS : Chuẩn bị 2 phút.
-GV : Chiếu bảng tuần hoàn cho HS quan sát. -HS : Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối các chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm đều có 8e lớp ngoài cùng (trừ He là 2e) → ns2np6.
-GV chiếu đề bài tập 6 lên màn hình :
Bài 6. Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Hỏi :
a) Nguyên tử của các nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ?
b)Các electron ngoài cùng nằm ở lớp e thứ mấy ? c)Viết cấu hình electron của nguyên tử ngtố trên ?
-HS : Chuẩn bị 3 phút.
-GV : Từ vị trí của nguyên tố trong bang tuần hoàn (chu kì 3, nhóm VIA) có thể cho biết : có bao nhiêu lớp electron ? Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron ?
-HS : Có 3 lớp electron, lớp thứ ba (ngoài cùng) có 6 electron.
GV : Suy ra cấu hình electron ? -HS : 1s22s22p63s23p4. GV chiếu đề bài tập 7 lên màn hình :
Bài 7. Một số ntố có cấu hình e của ntử như sau : 1s22s22p4 ; 1s22s22p3 ;
1s22s22p63s23p1 ; 1s22s22p63s23p5 ;
a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng n tử.
b) hãy xác định vị trí của chúng (Chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
-HS : Chuẩn bị 3 phút.
-GV gợi ý : Nhìn vào cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố cho trong bài tập hãy suy ra :
-HS : 1s22s22p4 → chu kì 2, nhóm VIA.
1s22s22p3 → chu kì 2, nhóm VA.
1s22s22p63s23p1 → chu kì 3, nhóm IIIA.
- Số lớp electron → số thứ tự chu kì.
- Engoài cùng là s,p→ đều là nguyên tố p → nhóm A.
- Số electron lớp ngoài cùng → số thứ tự của nhóm.
GV nhận xét các bài giải và cho điểm.
1s22s22p63s23p5 → chu kì 3, nhóm VIIA.
-GV cho HS làm thêm bài tập sau :
Bài tập : Biết nguyên tố Br thuộc chu kì 4 nhóm VIIA.
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng ? b) Các electron ngoài cùng ở lớp electron thứ mấy ?
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử Br ?
------
Sự biến đổi tuần hoàn
Tính chất các nguyên tố Hoá học Định luật tuần hoàn
I/ MỤC TIÊU:
1) Về kiến thức :
− HS hieồu :
+ Tính kim loại, phi kim, khái niệm độ âm điện, sự biến đổi tuần hoàn tính kloại, pkim, độ âm điện, hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hidro.
+ Sự biến đổi tính chất oxit, hidroxit các nguyên tố nhóm A.
+ Từ đó hiểu được tc của một ntố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
2) Veà kó naêng :
- Vận dụng qui luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kế tính chất, từ đó học được qui luật mới.
- Có khả năng vận dụng qui luật để giải thích cho các chu kì và nhóm A cụ thể.
II/ CHUẦN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV : Máy chiếu, giấy trong, hình 2.1 (SGK), bảng 6 (SGK), bảng tuần hoàn.
HS : Chuẩn bị bài theo SGK.
III/.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 (5 phút)
KIỂM TRA BÀI CŨ - CHỮA BÀI TẬP VỀ NHÀ -GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu trả lời : Xét một
chu kì khi đi tử trái qua phải cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử biến đổi như thế nào ?
-GV gọi 1 HS khác lên chữa bài tập về nhà. GV chiếu đề bài tập lên màn hình.
-HS : Lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì → biến đổi tuần hoàn.
Bài tập 4 : Biết nguyên tố Br thuộc chu kì 4 -HS : Nguyên tử Br TIẾT:16
TUẦN:8
nhóm VIIA.
a) Nguyên tử Br có bao nhiêu e lớp ngoài cùng ? b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy ? c) Viết cấu hình electron của nguyên tử Br ? -GV nhận xét, cho điểm.
a) Thuộc nhóm VIIA → có 7e ngoài cùng → ns2np5.
b) Chu kì 4 → lớp thứ 4 là lớp ngoài cùng → 4s24p5.
c) [Ar] 3d104s24p5. Hoạt động 2 (5 phút)
I . TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM -GV chiếu lên màn hình nội dung tính kim loại,
tính phi kim.
-HS ghi chép các khái niệm :
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại của nguyên tố càng mạnh.
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.
-GV chiếu bảng tuần hoản lên màn hình và giải thích thêm :
-Ranh giới tương đối giữa nguyên tố kim loại, phi kim trong bảng tuần hoàn được phân cách bằng đường dích dắc in đậm. Phía phải là các nguyên tố phi kim, phía trái là các nguyên tố kim loại
Hoạt động 3 (10 phút)