LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
1. Liên kết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau Sự hình thành đơn chất
Hoạt động 2 (10 phút) a) Sự hình thành phân tử hiđro H2
GV Chiếu mô hình xen phủ 2 obitan s của 2 nguyên tử H để tạo thành ptử H2 lên màn hình cho HS quan sát. Sao đó gợi ý cho HS Thảo luận
-HS : Quan sát.
-HS : TIẾT:23
TUẦN:12
- Viết cấu hình electron của nguyên tử H và nguyên tử He. - H : 1s1 và He : 1s2. - So sánh cấu hình electron của nguyên tử H với cấu hình
electron của nguyên tử He (khí hiếm gần nhất).
- H còn thiếu 1 e thì đạt cấu hình khí hiếm He.
-GV : Do vậy hai nguyên tử hiđro liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp 1 electron tạo thành một cặp electron chung trong phân tử H2. Như thế, trong phân tử H2 mỗi nguyên tử có 2 electron giống vỏ electron của nguyên tử khí hiếm heli:
H• + •H → H : H
-GV bổ sung một số quy ước sau:
- Mỗi chấm (•) bên kí hiệu ntố biểu diễn một e ở lớp ngoài cùng.
- Kí hiệu H : H được gọi là công thức electron, thay hai chấm (:) bằng một gạch (-), ta có H – H gọi là công thức cấu tạo.
- Giữa 2 ntử hiđro có 1 cặp e liên kết biểu thị bằng (-), đó là lkết đơn.
-HS : Sự hình thành phân tử H2. H• + •H → H : H
→ H – H → H2
Hoạt động 3 (5 phút) b) Sự hình thành phân tử N2
-GV : Viết cấu hình electron của nguyên tử N và nguyên tử Ne
?
-HS :
N : 1s22s22p3. Ne : 1s22s22p6. -GV : So sánh cấu hình electron của nguyên tử N với cấu hình
electron của nguyên tử Ne là khí hiếm gần nhất có lớp vỏ electron bên thì lớp ngoài cùng của nguyển từ N còn thiếu mấy electron ?
-GV : Hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp 3 electron để tạo thành ba cặp electron chung của phân tử N2. Khi đó trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N đều có lớp ngoài cùng là 8 electron giống khi 1hiếm Ne gần nhất.
-HS : Thiếu 3 electron.
-GV yêu cầu 1 HS viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử N2.
-GV bổ sung : hai nguyên từ N liên kết với nhau bằng 3 cặp electron liên kết biểu thị bằng ba gạch (≡), đó là liên kết ba.
Liên kết ba bền hơn liên kết đôi. Ở nhiệt độ thường, khí nitơ rất bền, kém hoạt động do có liên kết ba.
-HS :
:HH: ⇒ N ≡ N
Công thức electron Công thức cấu tạo
Hoạt động 4 (5 phút) c) Khái niệm liên kết cộng hoá trị -GV giới thiệu : Liên kết được tạo
thành trong phân tử H2, N2 vừa trình bày ở trên được gọi là liên kết cộng hóa trị.
Kết luận :
- Liên kết cộng hoá trị là liện kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dung chung.
- Mỗi cặp electron chung tạo nên một liên kết cộng hoá trị, nên ta có liên kết đơn (trong phân tử H2), liên kết ba (trong phân tử N2).
- Liên kết trong các phân tử H2, N2 tạo nên từ hai nguyên tử của cùng một nguyên tố (có độ âm điện như nhau), do đó liên kết trong các phân tử đó không phân cực. Đó là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau Sự hình thành hợp chất
Hoạt động 5 (10 phút)
a) Sự hình thành phần tử hiđro clorua HCl -GV : Nguyên tử H có 1 e lớp ngoài cùng →
còn thiếu 1 e để có vỏ bền kiểu He. Nguyên tử Cl có 7e lớp ngoài cùng → còn thiếu 1 e để vỏ bền kiểu Ar.
-GV : Hãy trình bày sự góp chung electron của chúng để tạo thành phân tử HCl ?
-HS : Mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung → tạo thành 1 liên kết cộng hoá trị.
-GV : Giá trị độ âm điện của Cl (3,16) lớn hơn độ âm điện của H (2, 20) nên cặp electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử Cl → liên kết cộng hoá trị này bị phân cực :
(Công thức electron)
→ H – Cl → HCl
(Công thức cấu tạo) (Công thức phân tử)
-HS :
→ H – Cl
-GV chiếu mô hình động về sự hình thành liên kết trong phân tử HCl lên màn hình cho HS quan sát.
HS : Quan sát.
-GV kết luận : Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hoá trị có cực hay liên kết cộng hóa trị phân cực.
-GV giải thích them : Trong công thức electron của phân tử có cực, người ta đặt cặp electron chung lệch về phía kí hiệu của ntử có độ âm điện lớn hớn.
-HS : Ghi kết luận.
Hoạt động 6 (8 phút)
b) Sự hình thành phân tử khí cacbonic CO2 (có cấu tạo thẳng) -GV : Viết cấu hình electron của nguyên tử C (Z
= 6) và O (Z = 8) ?
-HS : C : 1s22s22p2 (2, 4) O : 1s22s22p4 (2, 6) -GV : Hãy trình bày sự góp chung electron của
chúng để tạo thành phân tử CO2, sao cho xung quanh mỗi nguyên tử C hoặc O đều có lớp 8 e bền. Từ đó hãy suy ra công thức electron và công thức cấu tạo. Biết phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.
-HS : Trong phân tử CO2, nguyên tử C ở giữa 2 nguyên tử O, nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron, mỗi nguyên tử O góp chung với nguyên tử C hai electron.Ta có :
⇒ O = C = O (Công thức electron) (Công thức cấu tạo)
-GV kết luận : Theo công thức electron, mỗi nguyên tử C hay O đều có 8 e ở lớp ngoài cùng đạt cấu hình của khí hiếm nên phân tử CO2 bền vững. Trong công thức cấu tạo, phân tử CO2 có hai liên kết đôi. Liên kết giữa O và C là phân cực, nhưng thực nghiệm cho biết phân tử CO2
có cấu tạo thẳng nên phân tử này không phân cực.
Hoạt động 7 (2 phút)
CỦNG CỐ BÀI TẬP – BÀI TẬP VỀ NHÀ
• GV củng cố bài, bằng cách yêu cầu HS nhắc lại sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất và hợp chất như thế nào ? So sánh với sự tạo thành liên kết ion (ví dụ trong phân tử HCl và NaCl).
• Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4 (SGK).
------
Liên kết cộng hoá trị ( tiếp theo )
I/ MỤC TIÊU
1. HS biết được tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.
2. HS có khả năng vận dụng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối : Liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực, liên kết ion.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
• Bảng 6 (tr. 45, SGK) : Giá trị độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố nhóm A.
• Máy tính, đèn chiếu, bụt dạ, giấy trong.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 (12 phút) KIỂM TRA BÀI CŨ -GV gọi 2 HS yêu cầu trình bày các nội dung
sau -HS : Lên bảng trình bày.
1. Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hoá trị
của các phân tử : H2, HCl và CO2 ? -HS 1 : Viếg công thức electron và công thức cấu tạo các phân tử H2, HCl, CO2. Giải thích.
2. So sánh sự tạo thành liên kết trong phân tử
NaCl và HCl ? 2. Giải thích sự tạo thành liên kết ion (NaCl) và liên kết cộng hóa trị (HCl).
GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2 (10 phút)
3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị -GV cho HS đọc SGK và tự tổng kết theo các
nội dung sau : -HS : Thảo luận 2 phút. Sau đó kết luận : 1. Kể tên các chất mà phân tử chỉ có liên kết
cộng hóa trị ?
1. Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị có thể là :
- Các chất rắn : đường, lưu huỳnh, iot, … - Các chất lỏng : nước, rượu, xăng, dầu, …
- Các chất khí : khí cacbonic, khí clo, khí hiđro, … 2. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa
trị ?
-GV có thể hướng dẫn HS làm các thí nghiệm:
- Hoà tan đường, rượu etilic, iot và nước.
- Hoà tan đường, iot vào benzene.
⇒ So sánh khả năng hòa tan của các chất trong dung môi khác nhau.
2. Các chất có cực như rượu etylic, đường, … tan nhiều trong dung môi có cực như nước.
• Phần lớn các chất không cực như lưu huỳnh, iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi không cực như benzene, cacbon tetra clorua, …
• Nói chung các chất có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.