LIÊN KẾT HOÁ HỌC
II. SỐ OXI HOÁ (SOXH)
2. Các quy tắc xác định SOXH
đó đưa ra thí dụ yêu cầu HS xác định SOXH của các nguyên tố :
Quy tắc 1 : SOXH của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không.
-HS : Ghi quy tắc 1.
Thí dụ : Trong phâ ntử đơn chất Na, Ca, Zn, Cu, H2, Cl2, N2 thì SOXH của các ntố đều bằng 0.
Quy tắc 2 : Trong một phân tử, tổng số SOXH Thí dụ : Trong NH3, SOXH của H là +1 →
của các nguyên tố bằng 0. SOXH của N là -3.
Quy tắc 3 : SOXH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số SOXH của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
Thí dụ : SOXH của các nguyên tố ở các ion K+, Ca2+, Cl-, S2- lần lượt là +1, +2, -1, -2.
SOXH của N trong ion NO3- là x → x + 3(-2) = -1 → x = +5.
Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, SOXH của H bằng +1, trừ một số trường hợp như hiđrua, kim loại (NaH, CaH2, …). SOXH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit (chẳng hạn H2O2, …).
-GV lưu ý HS về cách viết SOXH : SOXH được viết bằng chữ số thường dấu đặt phía trước và được đặt ở trên kí hiệu nguyên tố, thí dụ : N−3H+13
Hoạt động 5 (7 phút)
DẶN DÒ - CỦNG CỐ BÀI – BÀI TẬP VỀ NHÀ
• GV yêu cầu HS phân biệt điện hoá trị và cộng hoá trị, số oxi hoá và cách tính số oxi hoá.
-GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau :
Công thức Cộng hoá trị của Số oxi hóa của
N ≡ N N là N là
Cl – Cl Cl là Cl là
H – O – H H là H là
O là O là
Công thức Điện hoá trị của Số hoá trị của
NaCl Na là Na là
Cl là Cl là
AlCl3 Al là Al là
Cl là Cl là
• Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (SGK).
IV/.HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK 1. Đáp án B.
2. Đáp án A.
3. Điện hoá trị của các nguyên tố là :
Cs = 1+ ; Cl = 1- ; Na = 1+ ; Ba = 2+ ; O = 2-
; Al = 3+
4. Cộng hoá trị của các nguyên tố là : H2O : H = 1 ; O = 2.
CH4 : C = 4 ; H = 1.
HCl : H = 1 ; Cl = 1.
NH3 : N = 3 ; H = 1.
5. SOXH của các nguyên tố kà : CO2 : C = +4 ; O = -2.
H2O : H = +1 ; O = -2.
SO3 : S = +6 ; O = -2.
NH3 : N = -3 ; H = +1.
NO : N = +2 ; O = -2.
NO2 : N = +4 ; O = -2.
Na+ : Na = +1.
Cu2+ : Cu = +2.
Fe2+ : Fe = +2.
Fe3+ : Fe = +3.
Al3+ : Al = +3.
NH4+ : N = -3 ; H = +1.
6. Công thức các chất mà trong đó S lần lượt có SOXH : -2, O, +4, +6 là : H2S, S, SO2, SO3.
7. SOXH của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion là :
a)H+12−S2, S0 , H+12+S4O−23, H+12+S6O−24 .
b) H+1Cl−1 , H+1Cl+1O−2, Na+1 Cl+3O−22, H+1Cl+5 O−23,
4 2 7 1 + − + ClO
H .
c) Mn0 , Mn+2 Cl−12 , Mn+4 O−22,
2 2 7
1 + −
+ MnO
K .
d) 2
4
7 −
+ −
O
Mn , 22
4 6 − + −
O
S , 1
4 3 +
− +
H
N .
------
LUYỆN TẬP : Liên kết cộng hoá trị
------ I/ MỤC TIÊU
1. Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hoá học, vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể được học.
2. Rèn luyện kĩ năng xác định hóa trị và số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
• GV : Máy tính, máy chiếu, hệ thống vâu hỏi và bài tập.
• HS : Chuẩn bị trước nội dung các bài tập luyện tập ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 (10 phút) LIÊN KẾT HOÁ HỌC -GV chiếu đề bài tậo 2 (SGK) lên màn hình
để
HS thảo luận.
Bài tập 2 : Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết : Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị không cực và liên kết cộng hoá trị có cực.
-GV hướng dẫn HS phát biểu để điền vào bảng sau đây :
So sánh
Liên kết cộng hoá trị không
cực
Liên kết cộng hoá trị có cực
Liên kết ion
Giống nhau về mục đích Khác nhau về cách tạo liên kết Thường
tạo nên Nhận xét
-HS : Thảo luận và hoàn thành vào bảng sau :
So sánh
Liên kết cộng hoá trị
không cực
Liên kết cộng hoá trị có cực
Liên kết ion Giống
nhau về mục đích
Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống
cấu trúc khí hiếm (2e hoặc 8e).
Khác nhau về cách tạo liên kết
Dùng chung e.
Cặp e không bị
lệch
Dùng chung e. Cặp e bị lệch vể phía
nguyên tử có độ âm
điện lớn hơn
Cho và nhận e
Thường tạo nên
Giữa các nguyên tử
của cùng một nguyên tố
phi kim
Giữa phi kim mạnh
yếu khác nhau
Giữa kim loại và
phi kim Nhận
xét
Liên kết cộng hoá trị có cực là dạng trung gian diữa liên kết cộng hoá trị
không cực và liên kết ion
Hoạt động 2 (10 phút) MẠNG TINH THỂ TIẾT:27
TUẦN:14
-GV chiếu đề bài tập 6 (SGK) lên màn hình để HS thảo luận.
Bài 6. a) Lấy thí dụ về tinh thể ion, tinh thể phân tử, tinh thể nguyên tử.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.
c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn
? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước ?
HS : Chuẩn bị 2 phút.
a) • Tinh thể ion : BaCl, MgO.
• Tinh thể nguyên tử : Kim cương.
• Tinh thể phân tử : iot, nước đá, băng phiến.
b) So sánh to nóng chảy :
• Tinh thể ion được tạo ra do lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu → rất bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.
→ Tinh thể ntử tạo thành do liên kết cộng hoá trị
→ bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.
• Tinh thể phân tử được hình thành bằng lực tương tác yếu giữa các ptử → dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
c) Không có tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn.
Tinh thể ion dẫn điện được ở trạng thái nóng chảy và dung dịch.
Hoạt động 3 (5 phút) ĐIỆN HOÁ TRỊ -GV:chiếu đề bài tập 7 (SGK) lên
màn hình để HS thảo luận.
Bài 7. Xác định điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.
-HS : Chuẩn bị 1 phút.
-HS : Điện hoá của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là :
- Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1 có thể nhường đi nên có điện hoá trị 1+.
- Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 electron lớp ngoài cùng có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng, nên có điện hoá 2-, 1-.
Hoạt động 4 (10 phú)
HOÁ TRỊ CAO NHẤT VỚI OXI VÀ HOÁ TRỊ VỚI HIĐRO -GV chiếu bài tập 8 (SGK) lên màn hình :
Bài tập 8. a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ các nguyên tố nào sau có cùng hoá trị trong các oxit cao nhất : Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng hoá trị trong các hợp chất khí với hiđro :
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
-HS : Chuẩn bị 2 phút.
a) Những nguyên tố có cùng hoá trị tong các oxit cao nhất :
RO2 R2O5 RO3 R2O7
Si, C P, N S, Se Cl, Br
b) Những nguyên tố có cùng hoá trị trong hợp chất khí với hiđro :
RH4 RH3 RH2 RH Si N, P, As S, Te F, Cl
Hoạt động 5 (7 phút) SỐ OXI HOÁ -GV chiếu bài tập 9 (SGK) lên màn hình cho HS thảo luận.
Bài tập 9. Xác định SOXH của Mn, Cr, Cl, P a) Trong phân tử : KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4.
b) Trong ion : NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+.
-HS : Chuẩn bị 2 phút.
-GV yêu cầu HS vận dụng các quy tắc xác định
SOXH để giải bài tập. a) KMn+7 O4, Na2Cr+62O7, KCl+5 O3, H3P+5O4 b) N+5O3−, +S6O42−, C+4O32−, Br−1−, N−3H4+ Hoạt động 6 (3 phút)
DẶN DÒ – BÀI TẬP VỀ NHÀ
• GV yêu cầu Hs và nhà ôn tập tiếp về các dạng liên kết và cách phân loại dựa vào giá trị độ âm điện.
• Bài tập về nhà : 3, 4, 1, 5 (SGK).
------