CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ
1.3. Khái niệm về các yếu tố địa lý và biến đổi yếu tố địa lý
1.3.1.1. Yếu tố địa hình
Địa hình là một trong những hợp phần quan trọng nhất của môi trường địa lý tự nhiên, đây là nơi diễn ra sự tương tác giữa các hợp phần khác của môi trường như nham thạch, không khí, nước, sinh vật, bức xạ mặt trời. Địa hình là sản phẩm
20
tác động tương hỗ giữa quá trình xảy ra trong lòng Trái đất và các quá trình tự nhiên khác. Địa hình là hình dạng bề mặt Trái đất nói chung hay của một khu vực nói riêng. Địa hình được phân biệt bởi các yếu tố địa hình đặc trưng như: hình thái, trắc lượng hình thái, nguồn gốc và tuổi.
- Hình thái: là dạng bề ngoài của các yếu tố địa hình, có thể dương (núi) hay âm (bồn địa), dạng lòng chảo hay dạng thung lũng sông hướng về phía biển.
- Trắc lượng hình thái: là hình thái biểu thị bằng các kích thước chính xác các yếu tố địa hình. Nó được biểu thị bằng các yếu tố định lượng như: diện tích, độ dài, độ cao tuyệt đối, độ sâu trung bình.
- Nguồn gốc hình thái địa hình: địa hình trên bề mặt Trái đất lyuôn biến đổi do những lực có nguồn gốc ở trong lòng đất sinh ra (nội lực), do những lực ở bên ngoài sinh ra (ngoại lực).
- Tuổi địa hình: chỉ mức độ cổ hay trẻ của địa hình.
Các dạng địa hình: địa hình kiến tạo; địa hình lục địa (địa hình miền núi, địa hình đồng bằng, cao nguyên, đồi); địa hình bóc mòn- bồi tụ (địa hình do dòng chảy tạo thành, các quá trình sườn, địa hình karst); địa hình miền bờ biển.
1.3.1.2. Yếu tố khí hậu
Theo quan niệm của Alixop về khí hậu: khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của mặt đệm về hoàn lưu khí hậu.
Các nhân tố hình thành khí hậu: bức xạ, cân bằng bức xạ mặt đất, cân bằng bức xạ khí quyển, cân bằng bức xạ hệ mặt đất- khí quyển, cân bằng nhiệt Trái đất.
Thời tiết trung bình của một vùng riêng biệt nào đó, tồn tại trong khoảng thời gian dài, thông thường 30 năm bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố thời tiết khác.
1.3.1.3. Yếu tố thủy văn
Thủy văn là một trong các thành phần của cảnh quan địa lý, nằm trong mối quan hệ tương tác với các thành phần cảnh quan khác. Sự phân chia theo thời gian và không gian có những nét tương đồng với những phân hóa của địa lý tự nhiên. Do
21
có những đặc điểm riêng dưới tác động tổng hợp của các yếu tốcảnh quan, sự phân hóa của thủy văn có những nét đặc thù, riêng biệt. Phân vùng thủy văn cho biết quy luật phân hóa của những đặc trưng quan trọng trên không gian địa lý, làm sáng tỏ quy luật phân hóa của tự nhiên.
1.3.1.4. Yếu tố thổ nhưỡng
Theo V.V.Dokutraev: “Đất là một thực thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, có những quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng được hình thành do tác động tương hỗ của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và tuổi địa phương”.
Theo quan điểm nông học của V.R.Wiliam: “Thổ nhưỡng là lớp đất xốp trên bề mặt lục địa có khả năng cho thu hoạch thực vật, tức là có độ phì. Độ phì là một tính chất hết sức quan trọng của thổ nhưỡng, là đặc trưng cơ bản của thổ nhưỡng”.
Độ phì là khả năng của đất đảm bảo cho cây về nước và thức ăn. Đất gồm các chất khoáng và chất hữu cơ, chất khoáng là thành phần chủ yếu của đất và chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chất hữu cơ chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp so với chất khoáng trừ đất đầm lầy - than bùn.
1.3.1.5. Yếu tố sinh vật
Sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên, thông qua hình thái, cấu trúc cũng như số lượng và chất lượng của các quần xã sinh vật, có sự thống nhất giữa thực vật và động vật với nhau và với môi trường. Sự tuần hoàn sinh vật đóng vai trò to lớn trong vỏ cảnh quan Trái Đất. Sự sống hiện nay tồn tại dưới dạngtuần hoàn sinh vật, nó xuất hiện không phải dưới hình thức cơ thể nguyên sinh riêng biệt, mà dưới hình thức tuần hoàn của vật chất hữu cơ, dựa vào các quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất hữu cơ. Nhịp điệu của tuần hoàn sinh vật qui định những nét quan trọng về di chuyển của các thành phần hóa học và về đặc tính của các mối liên hệ giữa khí quyển, thủy quyển và thạch quyển.
22
1.3.2. Các yếu tố địa lý kinh tế - xã hội 1.3.2.1. Công nghiệp
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp được định nghĩa là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả ba loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó. Công nghiệp có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, quốc phòng và đời sống của toàn xã hội.
1.3.2.2. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người. Từ xa xưa con người đã biết thuần dưỡng động vật hoang, trồng các loại cây dại dần biến chúng thành vật nuôi và cây trồng. Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, nông nghiệp ngày càng được mở rộng; các giống cây trồng, vật nuôi ngày cành đa dạng và phong phú. Trong bất cứ xã hội nào, lương thực của con người luôn được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa rất quan trọng.
1.3.2.3. Dân cư
Dân cư là tập hợp người sống trên lãnh thổ, được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. Trong xã hội, dân cư vừa là người sản xuất ra giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời lại vừa là người tiêu thụ những sản phẩm do chính lao động của mình làm nên. Về phương diện kinh tế, dân cư vừa với tư cách là người sản xuất, vừa với tư cách là người tiêu thụ.
1.3.2.4. Dịch vụ - Thương mại - Du lịch
Dịch vụ là một ngành rất đa dạng và phức tạp, dịch vụ tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt nhờ việc làm tăng thêm giá trị hàng hóa được sản xuất. Dịch vụ là một tổng thể bao gồm nhiều ngành: Ngành giao thông vận tải, ngành thông tin liên lạc, ngành du lịch, ngành giáo dục, ngành y tế,…
Trong đời sống và sản xuất nhu cầu trao đổi về hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân với nhau, giữa các tập thể và giữa quốc gia này với quốc gia khác dựa trên cơ
23
sở tự nguyện và hai bên cùng có lợi được gọi là hoạt động thương mại. Trong thời đại ngày nay, thương mại phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và thể hiện rõ xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa.
Theo “Pháp lệnh du lịch” do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam kí ngày 20/02/1999, Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cử trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội, góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Mặt khác du lịch góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa và dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên, xã hội.
1.3.3. Khái niệm về biến đổi yếu tố địa lý
Một trong những hướng nghiên cứu của Địa lý là nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý. Biến đổi yếu tố địa lý là thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một trạng thái khác của các yếu tố địa lý trong môi trường tự nhiên và xã hội theo không gian và thời gian. Có thể là biến đổi về chất dẫn đến biến đổi về lượng và ngược lại. Trong triết học duy vật biện chứng: chất là tính quy định vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thông nhất hữu cơ ủa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, nói lên sự vật đó là gì, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác. Lượng là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng về quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.
Trong các yếu tố địa lý, chất là các thuộc tính, các yếu tố cấu thành của yếu tố địa lý, nói lên yếu tố địa lý đó là gì, phân biệt nó với các yếu tố địa lý khác.
Lượng là quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Ví dụ: Biến đổi về diện tích của yếu tố địa lý là biến đổi về số lượng. Biến đổi về loại hình sử dụng đất là biến đổi về chất. Phép phân tích các bản đồ khác thời điểm cho phép xác định được không những độ lớn của sự biến đổi, mà cả phương hướng của nó, bằng vectơ và tốc độ trung bình.
24