CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẤT NGẬP NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN - TỈNH QUẢNG NINH
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đất ngập nước khu vực nghiên cứu
2.2.3. Các hoạt động phát triển chính liên quan đến việc sử dụng và quản lý đất ngập nước ở địa phương
- Quai đê lấn biển:Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khu vực ven biển Quảng Yên đã được cải tạo và mở rộng để trồng trọt và định cư. Quá trình quai đê, lấn biển, khai thác bãi bồi và các hoạt động phát triển đã tác động mạnh mẽ đến cảnh quan tự nhiên làm hình thành các kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tác nhạy cảm và các kiểu sử dụng đất trong mối phụ thuộc vào động lực sông - biển - triều.
Hoạt động quai đê lấn biển đã tạo ra các dạng bãi triều cao được khai hoang.
- Nuôi trồng thủy sản: Trong khoảng 20 năm trở lại đây, các đầm nuôi trồng thủy sản có sự phát triển gia tăng. Điển hình là khu vực Bình Hương và Đầm Nhà Mạc. Mặc dù những phương thức khai thác ven biển hiện nay đã hình thành các hệ sinh thái nước lợ có năng suất sinh học và giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần các hệ sinh thái nước ngọt, nhưng thường khai thác không bền vững. Xây dựng các đầm thuỷ sản làm tăng xâm nhập mặn; nước thải từ các đầm nuôi tôm làm ô nhiễm môi trường đất và nước, hệ quả làm giảm năng suất nuôi trồng; việc xây dựng các đầm nuôi còn làm tăng nguy cơ xói lở bờ biển, vỡ đê do chặt phá rừng ngập mặn.
- Chặt phá rừng ngập mặn: Diện tích rừng ngập mặn đang chịu sức ép rất lớn từ phát triển nuôi trồng thủy sản và khai thác lâm sản. Do chưa nhận thức đầy đủ về giá trị rừng ngập mặn nên người dân phá rừng để nuôi trồng và khai thác thủy sản ồ ạt. Diện tích rừng ngập mặn giảm, nguồn thức ăn thực vật và dinh dưỡng của các loài sinh vật sống ở sông, biển cũng giảm.
- Các hoạt động khác (Tàu phà, bến cảng, đô thị hóa...): Việc xây dựng đường sá, cầu cảng, khu đô thị và công nghiệp không những tàn phá nguồn tài
51
nguyên đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, còn gây rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường (chất thải sinh hoạt, công nghiệp, dầu thải) làm nhiều sinh vật chết hoặc bỏ đi nơi khác. Ngoài ra còn gây xói lở bờ sông do hoạt động của tàu thuyền có công suất lớn.
2.3. Nhận xét chung về các yếu tố hình thành và ảnh hưởng tới đất ngập nước thị xã Quảng Yên
* Thuận lợi
- Có diện tích ĐNN lớn với hệ thống ao hồ đầm phong phú, giá trị đa dạng sinh học cao, tạo cảnh quan tự nhiên đẹp, đặc biệt còn có tiềm năng xây dựng các mô hình kinh tế - sinh thái, nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
- Cơ sở hạ tầng phát triển, với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi cho việc giao lưu, liên kết trao đổi với các địa phương khác.
* Khó khăn
- Tốc độ phát triển công nghiệp tăng nhưng hệ thống thoát nước, xử lí nước thải, rác thải chưa hợp lí, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường, suy thoái cảnh quan tự nhiên và ảnh hưởng đến năng suất và đa dạng sinh học.
- Trình độ sản xuất, công nghệ và quản lý trong các ngành kinh tế nói chung còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, sử dụng tài nguyên còn lãng phí nhất là đất đai, gây mất cân bằng sinh thái môi trường.
- Vùng Hà Nam là vùng đất trũng và ngập úng, nhất là vào mùa mưa, nên không đơn thuần có thể nhận và tháo nước tuỳ tiện, mặn rất dễ xâm nhập và tốc độ úng ngập rất nhanh. Vì vậy, đối tượng sản xuất và thời vụ sản xuất bị thu hẹp gần như đơn điệu chỉ của một mùa với lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản mà vẫn bấp bênh.
- Nhu cầu đất cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, đây là sức ép lớn nhất đối với ĐNN của thị xã Quảng Yên. Số hộ tăng hàng năm lớn, do đó nhu cầu đất ở cho người dân ngày càng cao.
→ Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra tự phát, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa.
52
- Nhiều diện tích đất nằm gọn trong một vùng đê bao ngăn mặn, khi triều cường thì mặt bằng canh tác và đất ở trên phần lớn diện tích là thấp hơn mực nước triều cường nên gặp khó khăn về nguồn nước ngọt và tiêu thoát nước thải, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên, đặc biệt là các vùng ĐNN và rừng ngập mặn, cải thiện chất lượng môi trường cần được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng phát triển bền vững.
53