Tổng quan các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ

1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về biến đổi yếu tố địa lý trên cơ sở GIS

1.5.1.1. Trên thế giới

Hiện nay GIS đang được sử dụng như một hệ thống các công cụ hữu hiệu để truy nhập, lưu trữ, xử lý, quản lý và xuất các thông tin địa lý phục vụ cho các mục đích ứng dụng cụ thể khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ.

32

GIS cho phép nhập, lưu trữ, cập nhật, tổ chức, sắp xếp một khối lượng thông tin lớn, đa dạng thành một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, xử lý và phân tích, đưa các thông tin về một hệ quy chiếu thống nhất, chiết xuất thông tin, nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể về sử dụng hợp lý tài nguyên và nhiều vấn đề thực tiễn khác.

GIS được sử dụng rộng rãi trong ghi chép và truyền đạt những tri thức mà các khoa học về Trái đất và xã hội đã nhận được. Thiết kế công trình xây dựng, quy hoạch khai thác lãnh thổ trong công nghiệp và nông nghiệp; Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học, các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường xung quanh; Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. GIS được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy, trong sinh hoạt văn hoá xã hội, trong hoạt động tuyên truyền, trong quân sự và là yếu tố quan trọng để củng cố quốc phòng. Và trong quá trình lập bản đồ, chúng được sử dụng nhập, xử lý, hiển thị để thành lậpnhững tác phẩm bản đồ mới.

Các công trình gần đây nhất có liên quan đến nghiên cứu biến đổi các yếu tố địa lý, đã đề cập đến phân tích sự thay đổi lớp phủ thực vật và các mô hình cảnh quan (W. Kong, O. J. Sun, W. Xu và Y. Chen, 2008). Nghiên cứu các chỉ thị, đánh giá và ứng dụng của biến đổi cảnh quan (Kalev Sepp and Olaf Bastian, 2007) ...

1.5.1.1. Tại Việt Nam

Những nghiên cứu về các yếu tố địa lý cũng đã có từ lâu. Khi xây thành Cổ Loa, An Dương Vương (257-208 trước công nguyên) đã nghiên cứu kỹ địa hình, địa thế, kiến trúc, quy hoạch hợp lí và sáng tạo...

Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Địa lý về các yếu tố địa lý làm cơ sở cho việc đánh giá và quy hoạch lãnh thổ, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Quang Anh, Trương Quang Hải,... đã có nhiều đóng góp cho khoa học Địa lý trong nước.

33

1.5.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu về đất ngập nước 1.5.2.1. Trên thế giới

Đất ngập nước ven biển có chức năng quan trọng về mặt sinh thái và chu trình thủy học, là nguồn sống, sinh kế cho nhiều người dân. Nhiều yếu tố tác động đến đất ngập nước (ĐNN), có thể kể đến như: tăng dân số, các hoạt động kinh tế, sự thay đổi khí hậu, sự ô nhiễm nước, ... . Theo Công ước của Ramsar (1971) ”Sử dụng bền vững ĐNN cho lợi ích của nhân loại mà vẫn duy trì được những tính chất tự nhiên của hệ sinh thái”. Hai vấn đề quan trọng khi sử dụng ĐNN là sinh kế của cộng đồng ven vùng ĐNN và giá trị tự nhiên của hệ sinh thái ĐNN. Những tính chất tự nhiên của hệ sinh thái là: thành phần lý, hóa, sinh học, như đất, nước, thực vật, động vật, chất dinh dưỡng và sự tương tác giữa chúng.

Kinh nghiệm sử dụng ĐNN trên thế giới: - Xây dựng các chiến lược quản lý ĐNN tại Úc: Dựa vào người dân, xây dựng thể chế pháp luật, đảm bảo cơ sở khoa học, tham gia công ước quốc tế, ...; - Chiến lược quản lý ĐNN của World Bank:

phối hợp quản lý ĐNN với các dịch vụ (quản lý tổng hợp ĐNN), thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng các công cụ quản lý, .... Bài học về sự tùy ý san lấp Hồ Tỳ Bà ở Trung Quốc ....

1.5.2.2. Ở Việt Nam

Một trong những hướng nghiên cứu hiện nay chú trọng vào khu vực đất ngập nước ven biển. Đây là khu vực không chỉ cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn là nơi dự trữ sinh quyển với sự đa dạng sinh học rất cao như các khu rừng ngập măn. Và đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương bởi các tai biến thiên nhiên và hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ô nhiễm do con người.

Bởi vậy, nghiên cứu biến đổi các yếu tố địa lý khu vực đất ngập nước ven biển là thực sự rất cần thiết nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.

34

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về đất ngập nước, có thể kể đến như: Mai trọng Nhuận, Nguyễn Chí Thành, Phạm trọng Trịnh, Nguyễn Văn Nhân, ... về hệ thống phân loại ĐNN [8]. Năm 1989 Việt Nam chính thức tham gia Công ước Ramsar về bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN. Kết quả là nhiều vùng ĐNN đã được quy hoạch thành khu bảo tồn nghiêm ngặt như Nam Định, Đồng Tháp.

Một công trình NCKH lớn gần đây nhất về ĐNN ở Việt Nam đó là Dự án “Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” do GS. TS. Mai Trọng Nhuận chủ nhiệm. Công trình này đã nhận giải thưởng Bảo Sơn.

Phương hướng bảo tồn và phát triển ĐNN ở nước ta là: Xã hội hóa bảo tồn và phát triển ĐNN, phát triển ĐNN theo hướng du lịch sinh thái, xây dựng mô hình ĐNN theo hướng nông nghiệp đa canh.

1.5.3. Các công trình nghiên cứu về khu vực

Khu vực ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm trong khu vực ven biển Bắc Bộ đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa lý, địa chất, môi trường và sinh vật biển. Với những mục đích nghiên cứu khác nhau, các công trình này đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khá phong phú về vùng ven biển Bắc Bộ nói chung và khu vực Yên Hưng nói riêng.

Năm 1960 – 1964 Mỹ thành lập các bản đồ địa hình từ ảnh máy bay và năm 1970 Hải quân Việt Nam biên tập các hải đồ ở các tỷ lệ 1:50 000 và 1:25 000 cho toàn vùng Đông Bắc Việt Nam trong đó có dải ven biển khu vực Yên Hưng. Điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng (Viện nghiên cứu biển Hải Phòng, 1974) và các nghiên cứu địa mạo - địa chất trầm tích hiện đại vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng (Trịnh Phùng và nnk, 1975).

Giai đoạn 1975 – 2000: Nhiều chương trình, dự án cấp Nhà nước, đặc biệt là chương trình nghiên cứu biển đã quan tâm nghiên cứu về địa lý, địa chất và sinh học khu vực ven bờ Đông Bắc, trong đó có khu vực Quảng Yên. Năm 1995, Phạm Đình Trọng và nnk đã tiến hành nghiên cứu đa dạng sinh học vùng triều vịnh Hạ Long. Năm 1996, Nguyễn Văn Tiến và nnk tiến hành nghiên cứu hệ sinh thái cỏ

35

biển khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh. Năm 1995-1996, Nguyễn Đức Cự và nnk đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm địa hóa vùng cửa sông Bạch Đằng; đặc điểm địa hóa lưu huỳnh và quá trình tích tụ trong trầm tích vùng cửa sông Bạch đằng.

Từ năm 2000 đến nay: ”Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng biển ven bờ Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng chỉ thị môi trường” đề tài luận án tiến sỹ của Trần Đình Lân, năm 2007. Đề tài ”Quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến 2020”. Đề tài nghiên cứu cơ bản 703106 ”Đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý cho tổ chức không gian phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ biển vùng Đông Bắc”. Công trình ” Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh và các khu vực trọng điểm tầm nhìn đến 2020”, 2009, do GS.

Nguyễn Cao Huần chủ trì.

Tính mới của đề tài lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số phục vụ nghiên cứu đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN, thị xã Quảng Yên với sự hỗ trợ của công nghệ GIS.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)