CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
3.3. Tình hình biến đổi dân số giai đoạn 2000-2010 thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Bảng 3.4: Dân số năm 2000-2010 phân theo xã, phường trong thị xã Đơn vị tính: Người
(Nguồn Thống kê Thị xã năm 2005 và 2010)
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Toàn thị xã 129.385 135.824 133.414
Phường Quảng Yên 8.574 9.052 15.395
Phường Đông Mai 6.021 6.285 6.546
Phường Minh Thành 9.871 10.917 11.031
Xã Sông Khoai 8.893 9.481 9.826
Xã Hiệp Hòa 8.881 9.057 8.543
Phường Cộng Hòa 11.111 11.505 6.461
Xã Tiền An 8.951 9.151 8.710
Xã Hoàng Tân 3.212 3.490 3.557
Phường Tân An 4.553 4.808 4.887
Phường Yên Giang 4.223 4.437 2.797
Phường Nam Hòa 5.177 5.400 5.241
Phường Hà An 8.073 8.601 8.113
Xã Cẩm La 4.354 4.591 4.377
Phường Phong Hải 7.359 7.632 7.964
Phường Yên Hải 5.257 5.420 5.235
Xã Liên Hòa 8.041 8.363 7.836
Phường Phong Cốc 6.498 6.624 6.023
Xã Liên Vị 8.774 9.337 9.001
Xã Tiền Phong 1.562 1.673 1.871
79
Hình 3.12: Bản đồ dân số giai đoạn 2000-2010
80
Bảng 3.5: Dân số trung bình năm 2000-2010 phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Đơn vị tính: Người
Hình 3.13: Biểu đồ dân số trung bình toàn thị xã năm 2000-2010 phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Biểu đồ Dân số trung bình toàn thị xã năm 2000 - 2010 phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn Nghìn người
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị - nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2000 129.385 65.011 64.374 8.500 120.885
2005 135.824 67.507 68.317 8.975 126.849
2010 133.414 68.210 65.204 15.395 118.019
81
Bảng 3.6: Dân số và lao động toàn thị xã năm 2000-2010
Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Dân số trong độ tuổi lao
động
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
2000 129.385 70.522 61.810
2005 135.824 75.694 72.023
2010 133.414 77.659 75.307
Hình 3.14: Biểu đồ dân số và lao động toàn thị xã năm 2000-2010
Giai đoạn 2000 – 2005 tốc độ tăng dân số tự nhiên khá nhanh, đạt 1,1%/năm, song tình trạng di dân cơ học ra khỏi thị xã khá lớn nên tốc độ tăng dân số chung thấp, bình quân chỉ tăng 0,7%/năm trong vòng 10 năm từ 1995 – 2005, giai đoạn 2000-2005 bình quân tăng 0,9%/năm. Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính không đều. Tập trung dân số đông tại phường Quảng Yên, Cộng Hoà, Phong Hải,
70.522 75.694
77.659
61.81 72.023
75.307
129.385 135.824 133.414
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Tổng số dân
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Biểu đồ Dân số và lao động năm 2000- 2010 thị xã Quảng Yên
Nghìn người
82
Cẩm La, Yên Giang, Tiền An, Hiệp Hoà, mật độ dân số trung bình là 1196 người/km2. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ. Các phường Tân An, xã Liên Hoà, xã Liên Vị,… có mật độ 490 người/km2. Dân cư phân bố thưa thớt nhất tại các xã Hoàng Tân, Tiền Phong, chỉ 86 người/km2.
Kết cấu dân số theo giới tính có ảnh hưởng lớn đến việc phân bố lao động, đầu tư các ngành kinh tế quốc dân, nhất là những ngành sản xuất ra mặt hàng và dịch vụ mà sự tiêu dùng phân biệt theo giới tính như: quần áo, giày dép, thuốc chữa bệnh,…Nhìn chung, tỷ lệ nam nữ ở thị xã Quảng Yên không có sự chênh lệch lớn, mặc dù dân số nam có tỷ lệ lớn hơn dân số nữ. Tỷ lệ dân số nam cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng. Và sự chênh lệch không nhiều giữa tỷ lệ nam và nữ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề du lịch – dịch vụ.
Cơ cấu lao động ở Quảng Yên chủ yếu tập trung vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp, phản ánh trình độ lao động ở đây còn thấp.Tuy nhiên trong những năm gần đây cơ cấu lao động của thị xã Quảng Yên đã chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các khu công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Trong giai đoạn 2000 – 2005 dân số lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp giảm nhanh từ 86,81% xuống 75,83%, đến năm 2010 đạt 72,7%. Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 3,3% (năm 2000) lên 8,6% (năm 2005) và giữ mức ổn định đến năm 2010. Lao động trong các ngành dịch vụ khác trong năm 2000 chỉ chiếm 8,9%
đến năm 2005 tăng đạt 16,57% và năm 2010 đạt 18,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 18-19% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Hạn chế lớn nhất về nguồn nhân lực là chất lượng lao động thấp, lực lượng lao động phần lớn đã tốt nghiệp THCS và THPT nhưng chất lượng thấp. Ngoài đội ngũ viên chức Nhà nước và lực lượng lao động trong một số ngành kinh tế kỹ thuật nhưđiện, nước, cơ khí, bưu điện, vận tải... có chất lượng khá, hầu hết lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ đều là lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang,
83
trình độ và tác phong chưa đáp ứng được với yêu cầu của ngành, việc đào tạo và đào tạo lại của huyện gặp rất nhiều khó khăn về hạ tầng, kinh phí và các điều kiện khác.
Do đó năng suất và hiệu quả lao động chưa cao.
Nguồn lực về khoa học công nghệ thấp là một hạn chế lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Các cơ sở dạy nghề của thị xã còn rất ít, manh mún, việc định hướng nghề nghiệp và các chương trình đào tạo nghề còn yếu trong khâu tổ chức. Hiện nay, thị xã đang rất thiếu các thợ kỹ thuật và công nhân lành nghề để phục vụ cho phát triển công nghiệp.