Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ

1.6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu

1.6.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích các tài liệu có sẵn

Được sử dụng để thu thập những tài liệu, số liệu, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó về khu vực, lãnh thổ để nắm rõ hơn thực trạng của khu vực

38

cũng như các công trình nghiên cứu đã tiến hành có liên quan đến đề tài nghiên cứu như các vấn đề lý luận về thực trạng phát triển KTXH và môi trường ở lãnh thổ nghiên cứu để có được thông tin ban đầu về nội dung và về lãnh thổ nghiên cứu; đồng thời thấy rõ những tài liệu, số liệu còn thiếu hoặc sai sót để bổ sung và cập nhật giúp công tác điều tra thực tế hiệu quả hơn. Các tài liệu dược sử dụng bao gồm các công trình nghiên cứu cơ bản, các đề tài khoa học, các dự án phát triển, các luận án, luận văn về khu vực nghiên cứu; các tài liệu được thu thập ở các cơ quan như UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Quảng Yên, Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh, Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Ninh, …;

1.6.2.2.Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống của Địa lý học nhằm có được những thông tin chính xác nhất phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Việc cụ thể hóa phương pháp này được thể hiện ở những công việc sau:

- Thẩm tra lại các tài liệu, số liệu mà người nghiên cứu đã thu thập được.

- Lập tuyến khảo sát điểm khảo sát thích hợp. Tuyến khảo sát phải đi qua các khu vực có đặc điểm đặc trưng, điển hình của khu vực Quảng Yên, ví dụ: khu vực đồi núi thấp Bắc Quảng Yên, Đông Quảng Yên, Bãi triều nuôi trồng thủy sản; khu vực Hà Nam. Tại các điểm khảo sát sử dụng bản đồ địa hình kết hợp GPS để xác định vị trí, cần quan sát, mô tả hình thái địa hình, xác định độ cao, mô tả vị trí điểm trên lát cắt địa hình, mô tả hiện trạng môi trường; đo đạc các thông số môi trường, lấy mẫu về phân tích ở các phòng thí nghiệm theo các tiêu chí đã được xác định trước. Đo khí hậu, độ ẩm, tốc độ gió. Đánh giá quá trình địa mạo đang diễn ra (bồi tụ, xâm thực, xói mòn, trượt lở đất; Xác định thạch học và tuổi của nham, mô tả cường độ phong hóa; Xác định kiẻu độ ẩm (do mưa, do nước ngầm, do nước lũ, thủy triều), xác định mức độ ẩm (dựa vào số tháng ẩm, số tháng ngập nước, thời gian ngập nước triều ...), xác định độ sâu mực nước ngầm (theo phẫu diện đất, theo giếng, thực vật chỉ thị) bằng cách quan sát các yếu tố, dấu hiệu và hỏi người dân địa phương. Khảo sát các loài thực vật theo phương pháp đièu tra ô tiêu chuẩn, chọn vị

39

trí ô tiêu chuẩn đảm bảo được tính ngẫu nhiên và đại diện cho toàn bộ thảm thực vật của khu vực nghiên cứu; Khảo sát hoạt động nhân sinh, quan sát và ghi lại các tác động tiêu cực lẫn tích cực của con người như chế độ khai thác, luân canh, các biện pháp khoa học kỹ thuật với mức độ tác động được xét thông qua trạng thái của thực bì và thổ nhưỡng; điều tra hiệu quả kinh tế, xã hội ĐNN, các mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng ĐNN, nguyện vọng và đề xuất của người dân... Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, các đối tượng điều tra là các hộ có sử dụng ĐNN.

Nội dung điều tra: thông tin cơ bản về chủ hộ, vai trò và giá trị của ĐNN, nhận thức của người dân về ĐNN, những mâu thuẫn/xung đột trong quản lý, sử dụng ĐNN và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý ĐNN.

1.6.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) là một công cụ hữu hiệu trong nhiều trường hợp khi đánh giá trên các lĩnh vực phát triển cộng đồng khác nhau. Đây là phương pháp đánh giá nhu cầu của cộng đồng với sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý và cư dân địa phương để tìm hiểu và đánh giá nhanh các vấn đề của khu vực nghiên cứu. Người dân, các tổ chức có liên quan có thể tham gia đánh giá biến đổi các yếu tố địa lý, xác định các bên hưởng lợi từ tài nguyên ĐNN, đối tượng quản lý, sử dụng, mục đích sử dụng, xác định nhanh những vấn đề nổi cộm trong quản lý và sử dụng ĐNN của khu vực mình sinh sống. Trong khu vực Yên Hưng, các hoạt động phát triển kinh tế có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và biến đổi các yếu tố địa lý. Thông qua việc điều tra kinh tế hộ gia đình và các chính sách phát triẻn kinh tế - xã hội bằng phương pháp RRA, đề tài có thể bước đầu xác định được các nguyên nhân gây biến đổi các yếu tố địa lý tại khu vực nghiên cứu.

1.6.2.4. Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý

Bản đồ là một phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu của Địa lý học để có thể biết được phân bố của từng loại đất nhằm định hướng kế hoạch đi thực địa. Với các dữ liệu và phần mềm hỗ trợ của GIS cho phép tích hợp, phân tích các dữ liệu, dùng các phần mềm chuyên dụng để thành lập các bản đồ thích nghi, bản đồ đề xuất định hướng tổ chức không gian sử dụng tài nguyên ở lãnh thổ nghiên cứu. Như vậy, phương pháp này cho phép thể hiện một cách trực quan nhất các kết quả nghiên cứu của đề tài

40

với sự thành lập các bản đồ khác nhau.

Đề tài sẽ sử dụng phương pháp này để thành lập hệ thống các bản đồ phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp. Ứng dụng phương pháp GIS để thành lập các bản đồ chuyên đề và bản đồ đánh giá. Có thể nói GIS là công cụ đắc lực phục vụ tốt cho việc xây dựng các bản đồ chuyên đề và phân tích các bản đồ này nhằm giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.

Trên cơ sở các bản đồ thành phần đã thành lập, đề tài ứng dụng phương pháp phân tích bản đồ khác nhau để thành lập các bản đồ tổng hợp, đánh giá, từ đó có cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá, đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên.

1.6.2.5. Phương pháp chuyên gia

Do đối tượng nghiên cứu có liên quan đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường nên trong quá trình nghiên cứu, thực hiện các cuộc trao đổi, phỏng vấn và nhận ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia chuyên ngành, những nhà hoạch định chính sách ở địa phương và Trung ương về vấn đề quản lý và sử dụng ĐNN, để có được những tư duy khoa học một cách lôgic, những kinh nghiệm thực tiễn nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công tác nghiên cứu của mình.

41

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)