CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
3.2. Thành lập bản đồ mô phỏng nước biển dâng khu vực thị xã Quảng Yên
3.2.1. Lựa chọn kịch bản để thành lập bản đồ mô phỏng nước biển dâng
Trong báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC được công bố tháng 2 năm 2007[11], đã chỉ ra mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 21 với tốc độ ngày càng cao.
Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kì 1961-2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển toàn cầu khoảng 1,8±0,5mm/năm. Tại Việt Nam, theo các số liệu quan trắc trong 50 năm (1951-2000) cho thấy nhiệt độ tăng trung bình khoảng 0,5-
72
0,70C, mực nước dâng khoảng 20cm. Các hiện tượng El-Nino, La-Nino ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, hạn hán, bão lũ ngày càng ác liệt. Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng 30C và mực nước biển dâng 1m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1m có khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m có khoảng 10,8% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10,2%.
Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất GDP là 25%.
Có thể thấy, hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Biến đổi khí hậu hiện nay cũng như trong thế kỷ 21 phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính, tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy , các kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng trên các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội.Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm đưa ra các thông tin cơ bản về xu thế biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Việt Nam trong tương lai tương ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu dẫn đến các tốc độ phát thải khí nhà kính khác nhau. Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng là định hướng ban đầu để đánh giá tác động có thể có của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu tương lai.
73
Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của kịch bản; (7) Khả năng chủ động cập nhật. Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để tính toán, xây dựng kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải cao nhất của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A1FI). Các kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho 7 khu vực bờ biển Việt Nam, bao gồm: (1) Khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Hòn Dáu; (2) Khu vực bờ biển từ Hòn Dáu đến Đèo Ngang; (3) Khu vực bờ biển từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân; (4) Khu vực bờ biển từ Đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh; (5) Khu vực bờ biển từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà; (6) Khu vực bờ biển từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cà Mau; và (7) Khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên[12].
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 18-25cm. Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54- 72cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 42-57cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49-64cm. Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo hướng ít phát thải, tốc độ tăng dân số thấp, cấu trúc KT thay đổi theo hướng dịch vụ và thông tin, thỏa thuận quốc tế về giảm phát thải được thực hiện. Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực, nhận thức rất khác nhau về BĐKH, quan điểm rất khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển, đàm phán quốc tế về BĐKH nhằm hạn chế tăng nhiệt độ ở mức dưới 20C gặp rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) rất ít khả năng trở thành hiện thực
74
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 24-27cm. Đến cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất từ 65-100cm.
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 26-29cm. Đến cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85- 105cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 66-85cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95cm. Các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ (A2) hoặc sử dụng tối đa năng lượng hóa thạch (A1FI). Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại có thể nghĩ đến. Với những nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với khí hậu, đàm phán giảm phát thải, và sự chung tay, chung sức của toàn nhân loại trong “liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao sẽ có rất ít khả năng xảy ra.
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản phát thải ở mức trung bình (B2).