Đề xuất định hướng phát triển bền vững đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 91)

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

3.4. Đề xuất định hướng phát triển bền vững đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Quan điểm đề xuất định hướng

Các định hướng đề xuất cần đảm bảo tính hệ thống đồng bộ giữa các cấp các ngành, phát huy tính tích cực, lợi ích của các bên liên quan trong quản lý và sử dụng ĐNN, tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Để đạt được điều đó, cần:

- Quản lý và sử dụng ĐNN cho phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, duy trì và không làm tổn hại đến chức năng sinh thái ĐNN;

- Quản lý và sử dụng ĐNN phải là bộ phận cấu thành của quản lý và sử dụng đất;

- Quản lý bền vững ĐNN phải dựa trên cơ sở cộng đồng/ hộ gia đình;

- Có chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp cho quy hoạch ĐNN;

- Ưu tiên khai thác sử dụng ĐNN cho mục đích sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng và người dân;

3.4.2. Một số định hướng sử dụng và quản lý hợp lý đất ngập nước 3.4.2.1. Định hướng chung

* Tuyên truyền giáo dục

Để bảo vệ và sử dụng hợp lý ĐNN, các cấp ngành phải tuyên truyền giáo dục cho người dân giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, vị trí của ĐNN đối với đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất và môi trường sinh thái của cộng đồng.

84

Có thể tiến hành một số hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐNN như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư dưới hình thức các tài liệu phổ biến khoa học kĩ thuật liên quan đến sử dụng ĐNN; tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo về quản lý, sử dụng, bảo tồn ĐNN...

* Giải pháp về kinh tế

Để quản lý và sử dụng ĐNN hợp lý, bền vững, tránh mâu thuẫn lợi ích và bảo đảm bình đẳng giữa các bên liên quan, cần sử dụng công cụ kinh tế đó là thuế và phí áp dụng đối với những hành vi san lấp, lấn chiếm ĐNN trái phép để xây dựng hoặc một số mục đích khác tác động xấu đến môi trường.

Ngoài ra, UBND tỉnh/ thị xã cũng cần đầu tư cho công tác quản lý. Chẳng hạn như đầu tư cho qui hoạch, xây dựng bản đồ, cắm mốc ranh giới ở vùng ĐNN cần bảo tồn và xây kè đập, cống rãnh ở những nơi xung yếu. Đầu tư đào tạo đội ngũ chuyên môn dài và ngắn hạn, đầu tư trang thiết bị, các công cụ, phương tiện hệ thống quan sát, đo đạc, thu thập, xử lý, lưu trữ các thông tin về chất lượng môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường ĐNN mang tính thống nhất. Công cụ này quyết định sự đúng đắn và chính xác về nhận định hiện trạng cũng như dự báo diễn biến tình trạng ĐNN.

* Hoàn thiện khung pháp lý ở địa phương

Hiện nay, do nhận thức của người dân và lãnh đạo địa phương, Luật đất đai không qui định cụ thể về ĐNN, nên công tác quản lý còn lỏng lẻo. Mặt khác, thủ tục giao đất và cho thuê ĐNN thường dễ dàng hơn so với chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp nên các địa phương thường san lấp ĐNN để xây dựng các khu công nghiệp.

Đặc biệt, quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số tạo áp lực lớn đối với đất đai nói chung và đất mặt nước nói riêng. Để quản lý hiệu quả, chính quyền địa phương cần nắm lại toàn bộ diện tích ĐNN trên phạm vi địa phương mình và có những qui định rõ ràng về diện tích mặt nước ao đầm cần duy trì với tỉ lệ nhất định. Từ đó, các cấp chính quyền cần tiến hành qui hoạch tổng thể, đồng bộ trên bản đồ với mục tiêu

85

xác định rõ những ao hồ nào thuộc dự án của địa phương, khu vực ĐNN được phép chuyển đổi mục đích sử dụng khi cần thiết.

Công tác quy hoạch, thu hồi đất và đền bù đất đai cần được thông báo cụ thể, rõ ràng, minh bạch và kịp thời đến người dân, tránh tiêu cực, xung đột, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và tiến độ triển khai dự án. Đối với ĐNN ao hồ đầm, sông, kênh mương nội đồng nên giao cho cộng đồng thông qua tổ chức phát triển quĩ đất hoặc giao cho cá nhân sử dụng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong quản lí và bảo vệ ĐNN.

* Tổ chức điều tra quy hoạch và giao, cho thuê ĐNN

Muốn sử dụng hiệu quả ĐNN, trước hết phải nắm được quỹ ĐNN về số lượng, chất lượng và xu thế biến động của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của việc điều tra qui hoạch là nắm toàn bộ hiện trạng hệ thống các vùng ĐNN, phân loại, đánh giá hiện trạng và phân cấp quản lí. Trên cơ sở dữ liệu đã có và căn cứ vào khung pháp lí, có thể chia diện tích ĐNN thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là ĐNN cần duy trì vì mục đích môi trường (phần diện tích cứng), nhóm thứ 2 là ĐNN có thể sử dụng linh hoạt (phần diện tích mềm).

Để những vùng ĐNN có chủ thực sự, phải tạo cơ sở pháp lí rõ ràng, xác định mốc giới rõ ràng, mục đích sử dụng, chức năng, quyền hạn và Nhà nước phải cấp phép, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ĐNN. Có như vậy, các đối tượng quản lí, sử dụng mới có tư cách pháp nhân, trách nhiệm cao hơn và cũng có “quyền hạn”

thực sự để thực hiện đúng trách nhiệm của mình, tạo thuận lợi trong quá trình giao dịch pháp lí, xử lí các vấn đề hành chính, dân sự, tranh chấp, liên doanh, liên kết.

3.4.2.2. Định hướng sử dụng và quản lý đối với một số khu vực đất ngập nước ở địa phương

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, luận văn đưa ra một số định hướng phục vụ công tác quản lý và sử dụng hợp lý ĐNN bằng cách phân chia diện tích ĐNN nằm trong lãnh thổ nghiên cứu theo từng khu vực dựa vào đặc điểm tự nhiên.

86

Bảng 3.7: Định hướng sử dụng và quản lý một số khu vực ĐNN Khu vực ĐNN Định hướng sử dụng và quản lý

Đồng bằng trũng Sông Khoai

- Duy trì khu vực phát triển nông nghiệp sạch - Quản lý bảo vệ môi trường

Phía Đông Quảng Yên

- Phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô lớn - Sản xuất nông nghiệp hàng hóa

- Quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải từ đầm nuôi - Trồng mới, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn - Phát triển khu du lịch sinh thái

Hà Nam

- Tiếp tục chuyên canh vùng sản xuất nông nghiệp, thâm canh lúa và rau màu

- Tăng cường hoạt động cải thiện môi trường đất, chống nhiễm mặn

Phía Nam Quảng Yên

- Nuôi trồng thủy sản sạch

- Quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải từ đầm nuôi - Trồng mới, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn - Phát triển khu du lịch sinh thái

- Khu vực đồng bằng trũng Sông Khoai (ranh giới phía bắc là chân núi Na và ranh giới phía đông là sát khu vực đồi núi xã Tiền An và phường Cộng Hòa): cần duy trì diện tích trồng lúa và hoa màu ở đây để phục vụ cho nhu cầu lương thực tại chỗ, đồng thời khu vực này cũng rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.

- Khu vực ĐNN phía Đông Quảng Yên (ranh giới phía đông là ranh giới hành chính của thị xã, phía bắc giáp khu vực đồng bằng dạng gò thoải và phía tây là khu vực phường Quảng Yên): Hiện nay, đang có rất nhiều ưu thế để phát triển kinh tế và xã hội. Khu vực bãi triều phường Minh Thành và Tân An là nơi lý tưởng để phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh quy mô lớn, bên cạnh đó cần duy trì môi trường nuôi trồng đảm bảo để tăng năng suất và bảo vệ môi trường khu vực rừng ngập mặn xung quanh. Tại khu vực đảo Hoàng Tân với dự án phát triển các khu du lịch sinh thái (liên kết với thành phố Hạ Long), diện tích rừng ngập mặn sẽ bị đe dọa bởi hoạt động du lịch. Chức năng sinh thái và chức năng kinh tế cần được duy

87

trì là chức năng chính của ĐNN ở đây. Như vậy thì việc nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch có thể phát triển hài hòa mà không ảnh hưởng đến môi trường.

- Khu vực ĐNN ở Hà Nam (nằm trọn vẹn trong bán đảo Hà Nam, được phân chia với các khu vực khác bởi sông Chanh và sông Rút): là nơi được hình thành do quá trình quai đê lấn biển từ lâu đời. Hiện nay, đây là khu vực chuyên canh lúa và hoa màu, cung cấp lương thực thực phẩm cho thị xã và các vùng lân cận. Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, khu vực sẽ giữ chức năng sản xuất, cung cấp các dạng tài nguyên tái tạo từ phát triển nông nghiệp chuyên canh.

- Khu vực ĐNN phía Nam Quảng Yên (bao gồm toàn bộ khu vực Đầm Nhà Mạc, đầm Liên Hòa và đảo Cống): Đây là khu vực có diện tích rừng ngập mặn với quy mô lớn nhất trong vùng. Trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm đáng kể. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển và các khu công nghiệp sẽ phá hủy toàn bộ diện tích rừng ngập mặn tại đây. Không chỉ rừng ngập mặn bị tiêu diệt mà hệ sinh thái giàu có trong khu vực sẽ bị phá hủy. Trong khi đó, nền địa chất và vị trí địa lý ở đây không thích hợp cho sự phát triển của các khu công nghiệp bởi đây là khu vực bãi triều thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và các tai biến thiên nhiên như bão lũ. Xây dựng hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ trong khu vực này kết hợp với nuôi trồng thủy sản là một hướng đi hợp lý hơn cả. Trong khi biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao đang là mối đe dọa cho các khu vực ven biển thì chức năng sinh thái nhằm duy trì các dòng vật chất năng lượng nên được chú trọng là chức năng chính.

Phương hướng phát triển nuôi trồng thủy sản là chuyển mạnh sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, hình thành các khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp tập trung có hệ thống kênh mương cấp thoát nước kiên cố và đồng bộ. Mở rộng qui mô sản xuất dưới các hình thức phát triển nuôi biển và nuôi nước ngọt nội đồng. Việc hoạch định các vùng chuyên canh cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật kết hợp nâng cao kết cấu hạ tầng cho sản xuất sẽ tạo sự đa dạng hóa sản phẩm có giá trị cao, tạo thành vùng sản xuất tập trung và vành đai thực phẩm, cung cấp cho chế biến, xuất khẩu.

88

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)