Động thái và xu hướng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với việt nam (Trang 111 - 115)

Chương 5: Phân tích cấp ngành

5.2 Các chỉ số tiềm năng tổng quan

5.2.3 Động thái và xu hướng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Mục này phân tích vắn tắt xu hướng phát triển theo thời gian của những chỉ số thương mại Việt Nam.

Như nêu ở phần trên, phân tích này bổ sung cho việc xác định tình hình thương mại Việt Nam theo thời gian. Và nó cũng là một kiểm chứng cho mức độ đúng đắn của những kết luận trước đây của chúng tôi theo thời gian dựa trên số liệu sản xuất. Tất nhiên, cách phân tích này không loại trừ các hạn chế thông thường. Ví dụ, cách tiếp cận này vẫn chịu yếu điểm là dựa đơn thuần vào số liệu thương mại. Điều đó có nghĩa nó chỉ cố nhận biết những ngành thương mại mà Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể hoặc chưa có nhiều tiến bộ. Tương tự, cách tiếp cận cân bằng từng phần này không giúp phân tích sâu hơn những nguyên nhân sâu xa của thay đổi, như những chuyển dịch trong cơ cấu lao động và vốn giữa các ngành, những thay đổi về năng suất, chính sách kinh tế vĩ mô, v.v. Cần lưu ý điểm này khi diễn giải những biến đổi của chỉ số thương mại này theo thời gian. Các bảng trong phần này được đặt tên là “D”, ví dụ Bảng D1, để chỉ rõ chúng là những phân tích tương tự như trước đó nhưng mang tính “động”.

RCA

Như thể hiện trong Bảng D1, trong các năm 2004-2008, Việt Nam có lợi thế so sánh (cụ thể RCA>1) chủ yếu ở các sản phẩm sơ cấp, sử dụng nhiều lao động hoặc tài nguyên. Giày dép vẫn là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh lớn nhất (so với thế giới). Các ngành khác có lợi thế so sánh mạnh là: cá, tôm cua, động vật thân mềm; cà phê, chè, ca cao, các loại gia vị; phụ phẩm và phụ kiện quần áo và đồ may mặc, v.v. Tuy nhiên, một số ngành – bao gồm cả giày dép và cao su – đang giảm sút lợi thế so sánh hiển nhiên của mình. Một số khác – đặc biệt là cà phê, chè, ca cao, các loại gia vị, đồ nội thất và phụ kiện; khăn trải giường, đệm, đỡ đệm, nệm và những đồ trang trí tương tự; và thuộc da, sản phẩm từ thuộc da, và lông thú – cho thấy tăng mạnh tính cạnh tranh. Do vậy, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đối với những sản phẩm chế biến sâu hơn đang gia tăng. Ngoài ra, các sản phẩm có RCA>1 chiếm đa số trong xuất khẩu của Việt Nam, cho dù tỷ trọng đã giảm liên tục từ gần 81% năm 2004 xuống chỉ còn trên 74% năm 2008. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu có thể đang chuyển dịch từ các ngành truyền thống sang các ngành xuất khẩu phi truyền thống. Nhằm nghiên cứu sự dịch chuyển này, chúng tôi xem xét xuất khẩu từ các ngành xuất khẩu phi truyền thống, là những ngành có RCA<1.

95 Bng D1: T trng xut khu ca các sn phm phân loi theo RCA

Đơn v: %

2004 2005 2006 2007 2008

RCA>1 80,81 80,73 78,48 76,02 74,33

RCA<1 và RCA2008>RCA2004 11,19 12,03 14,99 17,72 19,71 RCA<1 và RCA2008<RCA2004 8,00 7,24 6,53 6,26 5,96 Ngun: các tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu COMTRADE.

Ngay cả đối với một số ngành mà Việt Nam không có lợi thế so sánh thể hiện (RCA<1), Việt Nam đang dần tăng được tính cạnh tranh tương đối của mình. Nói cách khác, giá trị RCA tính toán cho những ngành này liên tục tăng dần theo thời gian, cho thấy một số sản phẩm trong ngành đang nổi lên như những mặt hàng với xuất khẩu tăng trưởng nổi trội. Các sản phẩm chính trong nhóm này gồm:

máy móc văn phòng và máy xử lý số liệu tự động; phân bón; sợi dệt; dầu và mỡ thực vật, v.v.. Một dấu hiệu khả quan khác là tỷ trọng các sản phẩm này trong xuất khẩu của Việt Nam tăng dần theo thời gian, đạt gần 1/5 trong năm 2008 so với 11% trong năm 2004. Do hàm lượng chế tác trong các sản phẩm này nhìn chung lớn hơn so với những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh từ trước đến nay, sự cải thiện này biểu thị sự chuyển đổi tích cực trong cơ cấu xuất khẩu sang các sản phẩm chế tác. Điều này có nghĩa là cho dù thiếu lợi thế so sánh trong nhiều ngành, lợi thế này đang dần mạnh lên theo thời gian, đồng thời với việc thực thi các FTA trong khuôn khổ ASEAN và gia nhập WTO.

Về mặt này, các FTA và việc gia nhập WTO đều cùng mang lại lợi ích.

B khuyết thương mi

Bảng D2 mô tả cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã ăn khớp tốt như thế nào với cơ cấu nhập khẩu của các đối tác FTA ở Đông Á. Nói cách khác, các con số trong Bảng D2 chỉ ra mức độ xuất khẩu của Việt Nam bổ khuyết cho nhu cầu nhập khẩu của các đối tác này. Mức độ bổ khuyết là nhỏ nhất đối với Trung Quốc, trong khi lớn nhất đối với Nhật Bản. Nhìn chung, mức độ bổ khuyết của xuất khẩu của Việt Nam cho nhập khẩu của tất cả các đối tác đó đã có tiến bộ từ năm này qua năm khác. Đặc biệt, tốc độ tiến bộ là nhanh nhất đối với Trung Quốc, và chậm hơn một chút đối với Hàn Quốc. Do vậy, cho dù vẫn có những lo ngại thường xuyên về năng lực thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam, nhưng trong thực tế Việt Nam đã và đang có những bước tiến trong việc cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Bng D2: B khuyết thương mi ca xut khu ca Vit Nam cho mt s đối tác FTA

96

2004 2005 2006 2007 2008

Cho ASEAN 36,507 39,507 42,342 44,170 46,824

Cho Trung

Quốc 29,642 30,891 34,178 35,589 41,536

Cho Hàn Quốc 43,659 46,464 47,939 46,562 47,407

Cho Nhật Bản 51,260 54,103 56,639 55,599 56,683

Ngun: Các tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu COMTRADE.

Ở hướng ngược lại, ta có thể phân tích mức độ bổ khuyết của xuất khẩu của các đối tác FTA ở Đông Á đối với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam. Có thể thấy từ Bảng D3, mức độ bổ khuyết của xuất khẩu của các đối tác này cũng liên tục được cải thiện trong giai đoạn 2004-2008. Tuy nhiên, có những thay đổi trong thứ hạng của những bổ khuyết này. Đặc biệt, sự bổ khuyết của Nhật Bản là lớn nhất trong năm 2004, trong khi của Hàn Quốc là lớn nhất trong năm 2008. Đáng lưu ý là tình hình xuất khẩu của ASEAN đã cải thiện rõ rệt xét về tính bổ khuyết cho nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam. Nhìn chung, có vẻ như ở tất cả các đối tác FTA ở Đông Á đều có mức độ bổ khuyết thương mại đã và đang tăng đối với Việt Nam.

Bng D3: B khuyết thương mi ca mt s đối tác FTA xut khu sang Vit Nam

2004 2005 2006 2007 2008

ASEAN 47,775 50,162 52,420 53,681 57,332

Trung Quốc 39,634 40,504 41,903 43,576 44,690

Hàn Quốc 55,230 53,967 52,819 55,348 59,390

Nhật Bản 48,212 48,652 49,042 53,290 54,867

Ngun: Các tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu COMTRADE.

Cường độ thương mi

Bảng D4 mô tả các chỉ số cường độ thương mại của xuất khẩu Việt Nam sang các đối tác Đông Á.

Như đã giới thiệu ở phần trước, chỉ số cường độ thương mại (TII) chỉ ra liệu giá trị thương mại giữa 2 quốc gia là lớn hay nhỏ hơn mong đợi dựa trên tầm quan trọng của họ trong thương mại toàn cầu. Do vậy, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN là lớn hơn nhiều so với mong đợi, điều này nhấn

97 mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong vai trò đối tác thương mại nhiều triển vọng của Việt Nam.

Nhật Bản cũng là một đối tác FTA hấp dẫn đối với Việt Nam, được phản ánh bởi sự dao động của chỉ số TII từ 2,6-2,8 trong suốt giai đoạn 2004-2008. Sự hấp dẫn của Hàn Quốc và Trung Quốc trong các FTA dường như tiến triển theo các hướng khác nhau. Hàn Quốc ngày càng triển vọng hơn, đặc biệt là sau khi có AKFTA trong năm 2006, với chỉ số TII tương ứng vượt 1 trong năm 2007 và 2008. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc lớn hơn mong đợi trong giai đoạn 2004-2005, nhưng thấp hơn mong đợi trong giai đoạn 2006-2008. Điều này cho thấy những lợi ích mà Việt Nam có thể thu được từ việc xuất khẩu sang Trung Quốc đang giảm.

Bng D4: Cường độ thương mi ca xut khu ca Vit Nam vào các đối tác FTA

2004 2005 2006 2007 2008

vào ASEAN 2,387 2,780 2,573 2,747 2,527

vào Trung Quốc 1,432 1,160 0,892 0,892 0,891

vào Hàn Quốc 0,967 0,791 0,844 1,029 1,094

Vào Nhật Bản 2,741 2,647 2,621 2,628 2,812

Ngun: Các tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu COMTRADE.

Có thể phân tích tương tự đối với xuất khẩu của một số đối tác Đông Á vào Việt Nam. Chỉ số TIIs tương ứng được thể hiện trong Bảng D5. Rõ ràng là xuất khẩu của tất cả các đối tác này vào Việt Nam là lớn hơn mong đợi. Điều đó phản ánh Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với xuất khẩu của những nước này, và độ hấp dẫn đã và đang tăng lên trong giai đoạn 2004-2008. Việt Nam là quốc gia hấp dẫn nhất đối với xuất khẩu của ASEAN, với TII tăng từ khoảng 4,1 trong năm 2004 lên gần 4,7 trong năm 2006, trước khi giảm xuống trên 4,2 trong năm 2008. Tương tự, Trung Quốc và Nhật Bản cũng nhìn nhận Việt Nam như là một điểm đến xuất khẩu ngày càng hứa hẹn, TII tương ứng tăng gần như liên tục trong suốt giai đoạn 2004-2008. Hàn Quốc cũng tìm thấy tiềm năng lớn đối với xuất khẩu vào Việt Nam, cho dù TII giảm từ khoảng 3,8 xuống gần 3,5 trong cùng kỳ. Đáng lưu ý là ngoại trừ Nhật Bản, TII của xuất khẩu của các đối tác này vào Việt Nam đều lớn hơn TII của xuất khẩu theo hướng ngược lại. Xét về cường độ thương mại, do vậy, Nhật Bản là đối tác FTA hấp dẫn nhất đối với Việt Nam. Trong khi đó, khi xem xét đến xu hướng của cường độ thương mại thì lợi ích cho Việt Nam từ một FTA với Trung Quốc dường như đang giảm đi nhanh chóng.

Bng D5: Cường độ thương mi ca xut khu ca mt s đối tác FTA vào Vit Nam

2004 2005 2006 2007 2008

98

ASEAN 4,086 4,242 4,669 4,375 4,219

Trung Quốc 1,588 1,608 1,564 1,853 1,805

Hàn Quốc 3,788 3,530 3,107 3,157 3,460

Nhật Bản 1,758 1,867 1,884 1,869 2,020

Ngun: Các tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu COMTRADE.

S tương đồng xut khu

Bảng D6 mô tả sự tương đồng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và một số đối tác FTA. Như ta có thể thấy, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam rất gần với cơ cấu xuất khẩu của ASEAN, và mức độ tương đồng liờn tục tăng lờn từ trờn 39 đến trờn ẵ trong giai đoạn 2004-2008. Với cỏc đối tỏc khỏc, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam ít tương đồng hơn, với mức độ tương đồng lớn hơn với Trung Quốc và kém hơn là với Nhật Bản. Tuy nhiên, mức độ tương đồng xuất khẩu của Việt Nam với tất cả các đối tác này đã và đang tăng theo thời gian. Điều này có thể được lý giải bởi xu hướng của các công ty ở Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản chuyển nơi đặt nhà máy/cơ sở sản xuất của họ đến Việt Nam đối với các ngành định hướng xuất khẩu.

Bng D6: S tương đồng xut khu ca Vit Nam vi mt s đối tác FTA

2004 2005 2006 2007 2008

với ASEAN 39,323 40,597 43,662 45,391 50,003

với Trung Quốc 41,783 41,508 42,093 43,495 44,595

với Hàn Quốc 25,296 25,526 28,404 30,488 34,641

với Nhật Bản 19,910 20,625 23,023 25,154 27,807

Ngun: Các tính toán của tác giả là từ cơ sở dữ liệu COMTRADE.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với việt nam (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)