Theo định nghĩa trong đánh giá PISA (2012): “Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng”
“Giải quyết vấn đề thực tiễn là hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp và cao nhất về nhận thức, vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân. Để giải quyết vấn đề, chủ thể phải huy động trí nhớ, tri giác, lý luận, khái niệm hóa, ngôn ngữ, đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng kiểm soát được tình thế” (Theo Nguyễn Cảnh Toàn, 2012, Xã hội học tập – học tập suốt đời)
Theo Nguyễn Thị Lan Phương, có thể đề xuất định nghĩa như sau: “Năng lực giải quyết vấn thực tiễn đề là khả năng của một cá nhân “huy động”, kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…
để hiểu và giải quyết vấn đề trong tình huống nhất định một cách hiệu quả và với tinh thần tích cực”.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh là: Khả năng của học sinh phối hợp vận dụng những kinh nghiệm bản thân, kiến thức, kĩ năng của các môn học trong chương trình trung học phổ thông để giải quyết thành công các tình huống có vấn đề thực tiễn trong cuộc sống của các em với thái độ tích cực.
17
1.4.2. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn bao gồm: Phát hiện/ xác định rõ vấn đề cần giải quyết; chuyển vấn đề thực tiễn thành dạng có thể khám phá, giải quyết (bài toán khoa học); Thu thập thông tin và phân tích; Đưa ra (các) phương án giải quyết; Chọn phương án tối ưu và đưa ra ý kiến cá nhân về phương án lựa chọn; Hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề; Khám phá các giải pháp mới mà có thể thực hiện được và điều chỉnh hành động của mình; Đánh giá cách làm của mình và đề xuất những cải tiến mong muốn.
Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn được thể hiện thông qua những hoạt động trong quá trình giải quyết vấn đề. Có 3 thành tố lớn trong cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là:
- Năng lực phát hiện, xác định vấn đề và đề ra kế hoạch thực hiện: nhận biết, phát hiện vấn đề gắn với thực tiễn, xác định được những thông tin đã cho, cần tìm, sau đó phân tích, sắp xếp, kết nối các thông tin với kiến thức đã biết và đưa ra giải pháp, đề ra kế hoạch để giải quyết vấn đề. Năng lực này bao gồm mô tả vấn đề bằng ngôn ngữ vật lí, thiết lập mối quan hệ để giải quyết tình huống.
- Năng lực thực hiện giải pháp: thực hiện giải pháp, điều chỉnh giải pháp phù hợp thực tiễn khi có sự thay đổi.
- Năng lực đánh giá, xây dựng vấn đề mới: đánh giá giải pháp đã thực hiện, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm.
Trên cơ sở khung năng lực GQVĐ ở bảng 1.2, chúng tôi xác định cấu trúc khung 18
NLGQVĐ thực tiễn của học sinh thể hiện qua bảng 1.3
Bảng 1.3 Cấu trúc năng lực thành GQVĐTT Năng lực
thành tố
Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện
1. Phát hiện/xác định rõ vấn
đề gắn với thực tiễn
1.1. Mô tả được các sự kiện Vật lí trong tình huống và khó khăn đặt ra.
M1: Chỉ mô tả bằng ngôn ngữ đời sống.
M2: Ngôn ngữ mô tả lộn xộn.
M3: Mô tả gần đầy đủ các sự kiện bằng ngôn ngữ Vật lí.
1.2. Trình bày được đặc điểm, biểu hiện của vấn đề.
M1: Không trình bày được.
M2: Trình bày lộn xộn, không đủ các đặc điểm.
M3: Trình bày gần đủ các đặc điểm.
1.3. Diễn đạt được các đặc điểm, biểu hiện, sự kiện … theo ngôn ngữ khoa
M1: Mô tả, diễn đạt tùy tiện,
không theo các ngôn ngữ khoa học.
M2: Diễn đạt còn thiếu, nhầm lẫn nhiều các thuật ngữ khoa học.
M3: Diễn đạt tương đối đầy đủ bằng ngôn ngữ khoa học.
2. Đề xuất giải pháp GQVĐTT
2.1. Thu thập và sắp xếp các thông tin liên quan đến vấn đề.
M1: Chưa chọn, sắp xếp được thông tin.
M2: Chọn, sắp xếp được một số thông tin.
M3: Chọn được gần đủ thông tin.
2.2. Đề xuất (các) phương án giải quyết.
M1: Không rõ phương án.
M2: Các phương án còn chưa chi tiết.
M3: Các phương án còn dài dòng.
2.3. Đánh giá tính khả thi của phương án đưa ra. Chọn phương án tối ưu.
M1: Không chọn ra được phương án tối ưu.
M2: Chưa biết đánh giá tính khả thi của phương án chọn.
M3: Chọn được phương án nhưng chưa chỉ rõ tính tối ưu
2.4. Xây dựng kế hoạch và thống nhất kế hoạch
M1: Chưa đề ra được kế hoạch.
M2: Kế hoạch dài dòng, chưa rõ nhiệm vụ.
M3: Rõ nội dung thực hiện nhưng chưa trật tự thời gian.
19
3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
3.1. Phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện giải pháp theo kế hoạch.
M1: Làm việc tùy tiện, chưa ra kết quả, sản phẩm.
M2: Làm việc còn lúng túng, cần hỗ trợ để ra kết quả, sản phẩm.
M3: Có cố gắng nhưng vẫn cần sự hỗ trợ mới đạt kết quả.
3.2. Rút ra kết quả của giải pháp đã đưa
M1: Không nêu rõ được kết quả cụ thể nào.
M2: Nêu ra được một số biểu hiện của kết quả.
M3: Nêu ra được một số kết quả nhưng còn chưa đầy đủ.
4. Đánh giá cách làm
của mình, khám phá
các giải pháp mới, vấn đề mới.
4.1. Đánh giá cách làm của mình và đề xuất những cải tiến mong muốn.
M1: Không đưa ra được ý kiến cho việc làm.
M2: Đưa ra ý kiến bình luận không phù hợp.
M3: Bước đầu có những ý kiến bình luận, đánh giá cho giải pháp.
4.2. Khám phá các giải pháp mới mà có thể thực hiện được và điều chỉnh hành động của mình.
M1: Không đưa ra được ý có ý nghĩa kiến gì.
M2: Nhận ra nhược điểm của kết quả, sản phẩm đã thực hiện.
M3: Nhận ra và có những ý kiến cải tiến, thay đổi giải pháp tương đối phù hợp.
4.3. Nhận ra những vấn đề mới từ kết quả, sản phẩm đã thực hiện.
M1: Không thấy được vấn đề gì.
M2: Đưa ra được những ý kiến nhưng diễn đạt lòng vòng.
M3: Đưa ra được những vấn đề mới từ kết quả, sản phẩm.
Trong dạy học học sinh tìm tòi kiến thức mới thì vấn đề phải có tính thách thức, nhưng 20
không quá khó đối với học sinh. Lúc này nảy sinh mâu thuẫn 2 giữa một bên chủ thể có nhu cầu giải quyết vấn đề thực tiễn với một bên là những tri thức, kĩ năng, phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết. Từ đó chủ thể muốn giải quyết, phải khám phá để tạo ra cho mình hiểu biết về nó và hiểu cách giải quyết tình huống đó. Một vấn đề có thể có nhiều hơn một giải pháp. Giải quyết vấn đề thực tiễn là quá trình gồm các hoạt động của người giải quyết vấn đề để vượt qua các trở ngại giữa tình trạng đã có với tình trạng đích mong muốn. Trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn, các kiến thức, kĩ năng, thái độ, … được “huy động tham gia”.
Việc quan tâm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trong dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này giúp HS: Nắm vững kiến thức, có khả năng liên hệ, liên kết giữa các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn thường liên quan tới không chỉ một kiến thức khoa học; Có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, công việc - giúp các em thực hiện “Học đi đôi với hành”; giúp các em có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội cũng như ý thức nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc trong cuộc sống lao động sau này của các em. Mong muốn vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày, vào công việc như vậy cũng sẽ là động lực cho việc tự học, học tập suốt đời
Để bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn thì một trong những kiểu tổ chức dạy học có thể đáp ứng mục tiêu đó, đó là DH dự án.