1.5. Dạy học theo dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
1.5.3. Vai trò của phương pháp dạy học theo dự án trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Để phát triển NL GQVĐ của học sinh trong học tập thì cần thiết phải tổ chức dạy học theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. Để thấy được vai trò của dạy học theo dự án trong việc phát triển NLGQVĐ của học sinh, chúng ta có thể so sánh tiến trình dạy học giải quyết vấn đề và tiến trình tổ chức dạy học theo dự án, thể hiện qua bảng 1.4
Bảng 1.4. Tiến trình dạy học GQVĐ và tiến trình tổ chức DHTDA 23
Giai đoạn Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề [1]
Các giai đoạn dạy học theo dự án (tương ứng) [11]
1
Làm nảy sinh vấn đề (tạo tình huống vấn đề)
Giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề (thông qua nhắc lại một kiến thức cũ, từ kinh nghiệm, thí nghiệm, ứng dụng của kiến thức trong thực tiễn, bài tập, truyện kể).
Chọn chủ đề và xác định mục tiêu của dự án
GV và HS cùng đề xuất các ý tưởng, chủ đề có liên quan đến nội dung, chương trình môn học.
Tuy nhiên, trong thực tế, GV thường có những định hướng cho học sinh hoặc gợi ý một số vấn đề gắn liền với thực tiễn, kích thích tính tò mò, khám phá của các em. Sau đó GV và HS thảo luận, nghiên cứu, dự kiến những nội dung hoặc chủ đề có thể triển khai và xác định mục tiêu chung của dự án.
2
Phát biểu vấn đề cần giải quyết Dưới sự hướng dẫn của GV, HS phát biểu vấn đề cần giải quyết (nêu câu hỏi cần trả lời, mà câu trả lời cho câu hỏi nêu ra chính là nội dung kiến thức vật lý mới cần xây dựng).
3
Giải quyết vấn đề
- Suy đoán giải pháp GQVĐ
Với sự định hướng của GV, HS trao đổi, thảo luận suy đoán giải pháp giải quyết VĐ: lựa chọn hoặc đề xuất mô hình (kiến thức đã biết, giả thuyết) có thể vận hành được để đi tới cái cần tìm.
Xây dựng kế hoạch.
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xác định mục tiêu dự án của nhóm mình.
- Chia nhóm: bầu nhóm trưởng và thư kí của nhóm.
- Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, chi tiết hóa dự án của nhóm.
- Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (tùy theo năng lực của mỗi bạn).
- Dựa vào sự phản hồi của giáo viên, xem xét, chỉnh sửa kế hoạch cũng như phương pháp thực hiện dự án của nhóm.
- Thực hiện giải pháp đã suy đoán: 24
khảo sát lí thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm.
HS vận hành mô hình (kiến thức đã biết, giả thuyết), rút ra kết luận logic về cái cần tìm; thiết kế phương án TN, tiến hành TN, thu thập và xử lý các dữ liệu cần thiết, rút ra kết luận về cái cần tìm.
Thực hiện dự án.
- Tiến hành nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm, thu thập thông tin và xử lí thông tin.
- Họp thảo luận nhóm, trao đổi, giải quyết các vấn đề khó khăn.
Tổng hợp thông tin, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thiết kế nội dung báo cáo sản phẩm của nhóm thành bản thu hoạch.
4
Rút ra kết luận
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xem xét sự phù hợp giữa kết luận có được nhờ suy luận lí thuyết với kết luận có được từ các dữ liệu thực nghiệm.
+ Khi có sự phù hợp giữa hai kết luận này thì quy nạp chấp nhận kết quả tìm được. Kết luận đã tìm được trở thành kiến thức vật lí mới.
+ Khi không có sự phù hợp giữa hai kết luận này thì:
• Xem quá trình thực thi TN đã đảm bảo các yêu cầu của TN chưa.
• Nếu quá trình thực hiện TN đã đảm bảo các yêu cầu của TN thì xem lại quá trình vận hành mô hình xuất phát. Nếu quá trình vận hành mô hình không mắc sai lầm thì sẽ dẫn tới phải bổ sung, sửa đổi mô hình xuất phát, thậm chí phải sử dụng mô hình mới.
- Giáo viên chính xác hóa bổ sung thể chế hóa kiến thức vật lí mới.
Trình bày sản phẩm dự án.
- Tùy theo dự án của mỗi nhóm để có hình thức trình bày phù hợp.
- Các nhóm trao đổi ý kiến, góp ý để hoàn thiện dự án.
- Báo cáo sản phẩm nghiên cứu trước lớp.
25
5
Vận dụng kiến thức mới để giải quyết nhiệm vụ đặt ra tiếp theo Trên cơ sở vận dụng kiến thức vật lí mới đã thu được để giải thích, tiên đoán các sự kiện và xem xét sự phù hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, lại đi tới chỉ ra phạm vi áp dụng của kiến thức vật lí đã xây dựng được và dẫn tới xây dựng những mô hình mới các kiến thức vật lí mới.
Đánh giá dự án.
GV tổng hợp, đánh giá chung về quá trình thực hiện và sản phẩm của dự án.
Thông qua so sánh qua bảng 1.2 có thể thấy, dạy học theo dự án chính là sự cụ thể hóa của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề khi vấn đề dạy học mang tính thực tiễn, giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn, vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm. Do đó, dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học có nhiều ưu thế trong việc phát triển NLGQVĐ của HS.