1.5. Dạy học theo dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
1.5.4. Xây dựng khung năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học
Trên cơ sở khung năng lực GQVĐTT và tiến trình dạy học theo dự án kết hợp với tham khảo tài liệu [9], chúng tôi xác định cấu trúc khung NLGQVĐTT của học sinh thông qua dạy học theo dự án thể hiện qua bảng 1.5
Bảng 1.5 Cấu trúc khung NLGQVĐ thông qua dạy học theo dự án 26
Các giai đoạn của
dạy học theo dự án
NLGQVĐ Năng lực
thành tố
Chỉ số
hành vi Mức độ biểu hiện
1. Chọn chủ đề và
xác định mục tiêu của dự án
1. Tìm hiểu vấn đề
1.1. Phát hiện vấn đề gắn với thực tiễn
M1: Quan sát, mô tả được các quá trình, hiện tượng trong tình huống thực tế làm cơ sở xác định ý tưởng dự án.
M2: Giải thích thông tin đã cho, mục tiêu cuối cùng thực hiện để đề xuất ý tưởng được chủ đề của dự án.
M3: Phân tích, giải thích thông tin đã cho, mục tiêu cần thực hiện và phát hiện vấn đề thực tiễn, từ đó đề xuất ý tưởng được chủ đề của dự án.
1.2. Đặt tên dự án (chủ đề dự án)
M1: Chưa xác định được tên dự án.
M2: Đặt được tên dự án nhờ sự gợi ý của người khác
M3: Tự đặt dược tên dự án phù hợp với vấn đề gắn với thực tiễn.
1.3 Xác định mục tiêu của dự án
M1: Sử dụng được ít nhất một phương thức (văn bản, hình vẽ, biểu bảng, lời nói,...) để diễn đạt mục tiêu dự án cần hướng tới.
M2: Sử dụng được ít nhất hai phương thức để diễn đạt mục tiêu dự án cần hướng tới.
M3: Diễn đạt vấn đề ít nhất bằng hai phương thức và phân tách thành các vấn đề bộ phận mà mục tiêu dự án cần hướng tới.
27
2. Xây dựng kế
hoạch
2. Đề xuất giải pháp
2.1. Tìm kiếm thông tin liên quan đến dự án
Ml: Bước đầu thu thập thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để thực hiện dự án từ các nguồn khác nhau.
M2: Lựa chọn được nguồn thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để thực hiện dự án và đánh giá nguồn thông tin đó.
M3: Lựa chọn được toàn bộ các nguồn thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để thực hiện dự án và đánh giá được độ tin cậy của nguồn thông tin.
2.2. Đề xuất giải pháp tiến hành dự án
M1: Thu thập, phân tích thông tin liên quan; xác định thông tin cần thiết để thực hiện dự án.
M2: Đưa ra phương án tiến hành dự án.
M3: Đưa ra phương án, lựa chọn phương án tối ưu, lập kế hoạch thực hiện dự án.
3. Thực hiện dự án
3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
3.1. Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án
M1: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể đó bằng văn bản M2: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể đó bằng sơ đồ, hình vẽ
M3: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, thuyết minh các kế hoạch cụ thể qua sơ đồ, hình vẽ
3.2. Thực hiện dự án
M1: Thực hiện được dự án để giải quyết vấn đề cụ thể, giả định (vấn đề học tập) mà chỉ cần huy động một
28 kiến thức, hoặc tiến hành một phép đo, tìm kiếm, đánh giá một thông tin cụ thể
M2: Thực hiện được dự án trong đó huy động ít nhất hai kiến thức, hai phép đo,... để giải quyết vấn đề M3: Thực hiện được dự án cho một chuỗi vấn đề liên tiếp, trong đó có những vấn đề nảy sinh từ chính quá trình giải quyết vấn đề
3.3. Đánh giá và điều chỉnh các bước giải quyết cụ thể ngay trong quá trình thực hiện dự án
M1: Đánh giá các bước trong quá trình thực hiện dự án, phát hiện ra sai sót, khó khăn
M2: Đánh giá các bước trong quá trình thực hiện dự án, phát hiện sai sót, khó khăn và đưa ra những điều chỉnh
M3: Đánh giá các bước trong quá trình thực hiện dự án, phát hiện sai sót, khó khăn, đưa ra những điều chỉnh và thực hiện việc điều chỉnh
4. Trình bày sản phẩm dự án + Đánh
giá dự án.
4. Đánh giá việc giải quyết vấn đề, phát hiện vấn đề mới
4.1. Đánh giá quá trình thực hiện dự án và điều chỉnh đẻ dự án được hoàn thiện
M1: So sánh kết quả cuối cùng thu được với đáp án và rút ra kết luận khi thực hiện dự án.
M2: Đánh giá được kết quả cuối cùng và chỉ ra nguyên nhân của kết quả thu được khi thực hiện dự án.
M3: Đánh giá việc thực hiện dự án.
Đề ra giải pháp tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
4.2. Phát hiện vấn đề cần giải quyết mới cho việc thực hiện cá dự án tiếp theo
M1: Đưa ra khả năng ứng dụng của kết quả thu được trong tình huống thực tiễn.
29 M2: Xem xét kết quả thu được trong tình huống mới, phát hiện những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết.
M3: Xem xét kết quả thu được trong tình huống mới, phát hiện những khó khăn, đưa ra hướng khắc phục và cải tiến cho phù hợp với thực tiễn.