Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chuyên đề vật lí với giáo dục và bảo vệ môi trường (chương trình vật lí 2018) nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh (Trang 41 - 51)

1.6. Điều tra thực tiễn

1.5.4. Kết quả điều tra

Đa số các GV đều cho rằng NLGQVĐ thực tiễn có tầm quan trọng trong việc đổi mới giáo dục và đáp ứng định hướng nghề nghiệp cho HS trong xã hội ngày càng tiến bộ.

Có 89% GV đồng ý năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là năng lực chung rất cần thiết và cần phải được phát triển ở học sinh khi học môn vật lí.

* Mục tiêu bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Có 100% GV đồng ý với mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở học sinh là giúp người học có năng lực giải quyết các vấn đề cuộc sống và nghề nghiệp cũng như giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sống.

Có 78% GV đồng ý với mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở học sinh là giúp HS vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí

Có 89% GV đồng ý với mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở học sinh là giúp HS phát triển các kỹ năng học tập một cách toàn diện để giải quyết vấn đề, tự học và hợp tác cùng tư duy sáng tạo.

* Ưu điểm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn 31

Có 89% GV đồng ý với ưu điểm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở học sinh là linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể nền tảng kiến thức hoặc trình độ hiểu biết.

Có 78% GV đồng ý với ưu điểm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở học sinh là loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập, học sinh nắm chắc “chất lượng kiến thức”.

Có 100% GV đồng ý với ưu điểm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở học sinh là học sinh được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành.

Có 89% GV đồng ý với ưu điểm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề tạo ra những giờ học thú vị, sôi động và cuốn hút học sinh vào các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức.

* Khó khăn khi bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Có 67% GV đồng ý với khó khăn khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là học sinh chưa yêu thích, hứng thú môn học.

Có 78% GV đồng ý với khó khăn khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là học sinh chưa có kiến thức và tư duy khoa học.

Có 100% GV đồng ý với khó khăn khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là chương trình môn Vật lí còn hàn lâm, nặng về kiến thức toán.

Có 89% GV đồng ý với khó khăn khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là thời gian của mỗi tiết học còn hạn chế.

Có 67% GV đồng ý với khó khăn khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là khó khăn trong xây dựng giáo án phát triển NL theo CV 5512 (mục tiêu, cách thức tổ chức các hoạt động).

32

Có 89% GV đồng ý với khó khăn khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là GV lúng túng trong vận dụng các PPDH, KTDH tích cực cho học sinh.

Có 100% GV đồng ý với khó khăn khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là phương tiện học tập còn hạn chế (cả về số lượng và chất lượng).

Có 89% GV đồng ý với khó khăn khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là kiểm tra, đánh giá vẫn chỉ là đánh giá kiến thức, chưa đánh giá NL vận dụng kiến thức của học sinh.

* Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Có 100% GV đồng ý với các biện phát phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là tăng cường phương pháp tích cực có khả năng giúp HS phát triển năng lực vật lí.

Có 89% GV đồng ý với các biện phát phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực, đặc biệt quan tâm đến bài tập thực nghiệm và bài tập thực gắn với thực tiễn.

Có 89% GV đồng ý với các biện phát phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là thường xuyên tổ chức các dự án, hoạt động trải nghiệm và cuộc thi liên quan đến ứng dụng của vật lí.

Có 100% GV đồng ý với các biện phát phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là GV hướng dẫn và gợi ý cho HS đọc, xem và tìm hiểu thế giới tự nhiên, khoa học trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên các website.

Có 78% GV đồng ý với các biện phát phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là thường xuyên kiểm tra và đánh giá năng lực bằng các nhiệm vụ học tập hay các bài kiểm tra thường xuyên, định kì.

Có 78% GV đồng ý với các biện phát phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là tăng cường sử dụng các trò chơi trong dạy học trên các nền tảng trực tuyến (kahoot, quizizz, chiếc nón kì diệu, …)

* Phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh:

33

Có 44% GV thường xuyên sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn; có 56% GV thỉnh thoảng sử dụng phương pháp này.

Có 44% GV thường xuyên sử dụng phương pháp làm các bài kiểm tra trắc nghiệm/

tự luận/ kết hợp trắc nghiệm, tự luận; có 56% GV thỉnh thoảng sử dụng phương pháp này.

Có 56% GV thường xuyên sử dụng phương pháp chấm sản phẩm, hồ sơ học tập của học sinh; có 44% GV thỉnh thoảng sử dụng phương pháp này.

Có 22% GV thường xuyên sử dụng phương pháp bảng kiểm; Rubrics; có 67% GV thỉnh thoảng sử dụng phương pháp này và 11% không bao giờ dùng phương pháp này.

*Dạy học dự án

Có 56% GV biết đến phương pháp DHTDA tập huấn chuyên môn; có 56% biết từ tài liệu tập huấn chương trình, sách giáo khoa; có 22% biết từ internet, sách báo, tài liệu tham khảo; có 11% biết từ đồng nghiệp.

*Nội dung thực hiện theo phương pháp dạy học dự án:

Có 100% GV đồng ý nội dung thực hiện theo phương pháp dạy học dự án là nghiên cứu nhằm giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, các quá trình diễn ra sự việc.

Có 89% GV đồng ý nội dung thực hiện theo phương pháp dạy học dự án là khảo sát các đối tượng cụ thể.

Có 100% GV đồng ý nội dung thực hiện theo phương pháp dạy học dự án là thực hiện các hành động thực tiễn hoặc tập trung vào tạo ra các sản phẩm vật chất như trang trí, sáng tác, biểu diễn, trưng bày …

Có 78% GV đồng ý nội dung thực hiện theo phương pháp dạy học dự án là lí thuyết vật lí.

*Dạy học dự án góp phần phát triển năng lực nào cho HS?

Có 89% GV đồng ý dạy học dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh.

Có 89% GV đồng ý dạy học dự án góp phần phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh.

34

Có 100 % GV đồng ý dạy học dự án góp phần phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh.

Có 78% GV đồng ý dạy học dự án góp phần phát triển năng lực chăm chỉ cho học sinh.

*Trong CT 2018, dạy học dự án được thể hiện ở mức độ nào?

Có 56% GV chọn đáp án bắt buộc và thực hiện được; 33% GV chọn đáp án tự chọn, không bắt buộc tùy theo từng đơn vị trường; 11% GV chọn đáp án không bắt buộc.

*Những khó khăn khi thực hiện dạy học dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS:

Có 78% GV đồng ý là GV chưa quen với hình thức dạy học theo dự án lúng túng trong chọn đề tài, triển khai và thiết kế dự án; 22% không đồng ý.

Có 89% GV đồng ý là GV tốn nhiều thời gian, công sức để thiết kế dự án; 11%

không đồng ý.

học.

Có 100% đồng ý là thời gian dành để nghiên cứu dự án quá dài, chiếm nhiều tiết

Có 78% GV đồng ý là không phù hợp để truyền tải hết và kỹ lưỡng nội dung của bài học; 22% không đồng ý.

đồng ý.

Có 89% GV đồng ý là không phù hợp với hình thức thi cử hiện nay; 11% không

Có 89% GV đồng ý là học sinh có trình độ trung bình, yếu không theo kịp bài học; 11% GV không đồng ý.

Có 100% GV đồng ý là học sinh chưa có những kỹ năng như hợp tác làm việc nhóm, sử dụng công nghệ thông tin, tính tích cực chủ động.

Có 78% GV đồng ý là học sinh phải học nhiều môn trong khi thời gian để thực hiện dự án lại quá dài; 22% không đồng ý.

Có 78% GV đồng ý là sĩ số lớp đông gây ra khó quản lí và bao quát được hết học sinh; 22% không đồng ý.

35

Có 78% GV đồng ý là giáo viên không đánh giá được trình độ của từng học sinh;

22% không đồng ý.

Có 89% GV đồng ý là cơ sở vật chất của nhà trường chưa thể đáp ứng cho dạy học theo dự án. ; 22% không đồng ý.

1.5.4.2. Kết quả điều tra HS

* Bạn có yêu thích môn Vật lí?

Có 40% HS chọn yêu thích; 14% chọn rất yêu thích; 46% chọn bình thường.

*Theo bạn, môn Vật lí là môn học như thế nào?

Có 39% HS chọn rất có ý nghĩa trong cuộc sống; 53% chọn có ý nghĩa trong cuộc sống; 9% chọn bình thường trong cuộc sống.

*Bạn có thích các hoạt động học tập Vật lí gắn liền với thực tiễn trong phương pháp học tập dự án không?

Có 35% HS chọn rất thích; 49% chọn thích; 16% chọn bình thường.

* Bạn đã nghe thấy từ “dự án” trong cuộc sống. Theo bạn trong học tập môn Vật lí, dạy học dự án có nghĩa là:

Có 12% HS chọn HS tự chọn các nhiệm vụ thực nghiệm; 33% chọn HS tự lực giải quyết một nhiệm vụ mang tính phức hợp; 2% chọn HS tham quan các công trình vật lí được người lớn cho phép; 53% chọn HS được làm các thí nghiệm vật lí theo hướng dẫn cho trước.

*Thầy (Cô) của bạn có tổ chức dạy học dự án trong dạy học Vật lí không?

giờ.

Có 19% HS chọn thường xuyên; 79% HS chọn đôi khi; 2% HS chọn không bao

*Theo bạn việc tổ chức dạy hôc dự án trong học tập Vật lí có cần thiết không?

Có 30% HS chọn rất cần thiết; 67% chọn cần thiết; 4% chọn bình thường.

*Mức độ hứng thú của bạn khi được tham gia các hoạt động của dạy học dự án trong học tập Vật lí là gì?

36

Có 25% HS chọn rất hứng thú; 56% chọn hứng thú; 19% chọn bình thường.

* Khi tham gia vào hoạt động của dạy học dự án, điều mà em cảm thấy mình học hỏi được và tâm đắc nhất là gì?

Có 25% HS chọn hòa đồng, mạnh dạn hơn khi đứng trước tập thể và cảm thấy được tôn trọng trong môi trường học tập thân thiện; 30% chọn Học hỏi thêm được một số kĩ năng như: làm việc nhóm, khai thác công nghệ thông tin, thuyết trình; 46% chọn được hiểu rõ hơn về các kiến thức Vật lí khi đem vào giải thích và ứng dụng trong các hoạt động thực tiễn.

*Ý nghĩa dạy học dự án trong học tập môn Vật lí.

Có 19% HS chọn thực hiện các thí nghiệm Vật lí vào cuộc sống, bồi dưỡng kiến thức cho HS một cách chân thực và sâu sắc. Gắn những kiến thức trong sách, vở vào thực tiễn; có 11% chọn bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn khi HS được tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao; có 70% chọn cả 3 ý kiến trên.

*Những thuận lợi của bạn khi học tập Vật lí với phương pháp dạy học dự án Có 37% HS chọn phát huy hết khả năng sáng tạo, năng động của học sinh; 7%

chọn Cảm thấy môn học Vật lí bổ ích, thú vị, nhẹ nhàng; 25% chọn dễ nhớ kiến thức, giải thích được một số hiện tượng trong đời sống; 32% chọn Thấy được mối liên hệ giữa

kiến thức sách vở với kiến thức thực tế.

*Những khó khăn của bạn khi học tập Vật lí với phương pháp dạy học dự án Có 26% HS chọn mất nhiều thời gian; 21% chọn ít nguồn tài liệu tham khảo;

53% chọn có nhiều khác biệt với cách học truyền thống.

* Nhận thức của giáo viên và thực trạng dạy học bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Có thể khẳng định rằng, dạy học bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn làm cho vai trò của người giáo viên không những không giảm đi mà còn trở nên vô cùng

37

quan trọng. Trong quá trình dạy học, việc chuyển từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Khi giao công việc học tập cho học sinh, để công việc đó được hợp lý và hiệu quả, người thầy phải biết kích thích học sinh hành động với các gợi ý thật kín đáo trong phạm vi có thể, quản lý phương tiện, thời gian, thông tin, và đặc biệt là cách thức làm việc của học sinh. Có thể nói, giáo viên là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, dường như giáo viên làm việc ít hơn, nhưng trước đó, khi soạn bài, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy học thụ động. Chẳng hạn như: dự kiến tổ chức các hoạt động của học sinh, dự kiến những khó khăn học sinh sẽ gặp phải, dự kiến những tình huống có thể phát sinh … Trong khâu giảng bài, giáo viên phải suy nghĩ về các giải pháp điều chỉnh hoạt động của học sinh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, người giáo viên phải vừa có tri thức bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, có thể định hướng sự phát triển của học sinh nhưng cũng đảm bảo sự tự do suy nghĩ của học sinh trong hoạt động học tập.

Một số khó khăn khi áp dụng các phương pháp dạy học bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua thực tế đã cho thấy, phương pháp tích cực không phải hoàn toàn chỉ có mặt tích cực, bởi không phải mọi nội dung học tập đều có thể do học sinh chiếm lĩnh bằng hoạt động tự lực dù có đủ phương tiện học tập. Nói cách khác, phương pháp tích cực không thể hoàn toàn thay thế và loại trừ phương pháp thuyết trình. Có những kiến thức nếu để cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện thì công việc đó sẽ chếm rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ chương trình. Hơn nữa, không phải mọi học sinh đều tự nguyện, tự giác tham gia những hoạt động tích cực. Tất nhiên, người giáo viên phải dìu dắt học sinh đi đến tự giáo dục, song áp lực đó phần nào đi ngược lại với tinh thần của phương pháp. Hiện nay, số lượng học sinh trong một lớp quá đông cũng là một trở ngại không nhỏ tới việc áp dụng phương pháp tích cực. Số lượng học sinh trong một lớp

38

học càng đông thì giáo viên càng khó có thể bao quát hết được đối tượng trong lớp và càng khó phân hoá các đối tượng, khó tổ chức dạy học theo nhóm.

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo hiện chưa đáp ứng được cho quá trình tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Tài liệu tham khảo cho học sinh thiếu, thiết bị dạy- học thiếu hoặc không đồng bộ, nhiều thiết bị lạc hậu. Phòng học chuyên đề không có, nên nhiều thí nghiệm không thực hiện được

Điều kiện áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực. Trước hết, người giáo viên phải vừa có tri thức bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, có khả năng thích ứng với những nhiệm vụ đa dạng, biết sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Quá trình dạy học là hoạt động phối hợp giữa hai chủ thể giáo viên và học sinh. Do vậy, nếu chỉ có người giáo viên nỗ lực thôi chưa đủ. Học sinh phải nhận thức được mục đích học tập, tự nguyện tự giác trong các hoạt động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của cả lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, nội dung chương trình sách giáo khoa phải giảm bớt khối lượng kiến thức hàn lâm để tạo điều kiện cho thầy và trò tổ chức những họat động học tập tích cực; giảm bớt những lượng thông tin buộc học sinh thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhận thức. Ngoài ra, phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi có những phương tiện, thiết bị dạy học thuận lợi cho học sinh thực hiện các thao tác độc lập hoặc theo nhóm. Hình thức tổ chức lớp học phải dễ dàng thay đổi linh hoạt phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác. Một vấn đề luôn đi kèm với đổi mới phương pháp dạy học là việc đổi mới kiểm tra đánh giá.

Việc kiểm tra đánh giá học sinh phải phát triển theo hướng phát huy trí thông minh sáng tạo, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế. Yếu tố cuối cùng trên thực tế có vai trò động lực, đó là về lãnh đạo nhà trường. Hiệu trưởng cần đặt vấn đề dạy học tích cực ở tầm quan trọng đúng mức trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của trường. Ban lãnh đạo nhà trường cần có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên nhưng cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ vận dụng phương pháp tích cực thích hợp với môn học, làm cho phong trào dạy học tích cực phát triển sâu rộng và hiệu quả trong toàn trường.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chuyên đề vật lí với giáo dục và bảo vệ môi trường (chương trình vật lí 2018) nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)