Phân tích diễn biến thực nghiệm và đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chuyên đề vật lí với giáo dục và bảo vệ môi trường (chương trình vật lí 2018) nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh (Trang 88 - 100)

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm và đánh giá định tính

HOẠT ĐỘNG CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN

DỰ ÁN

ĐỀ THỰC TIỄN (Trong thực nghiệm sư phạm) HĐ1: Hoạt động trên

lớp: tổng quan về năng lượng gió, xây dựng ý

* Phát hiện/ xác định rõ vấn đề cần giải quyết gắn với thực tiễn:

- Có rất nhiều HS quan tâm xem video và trả lời các câu hỏi do GV yêu cầu thực hiện. Biểu hiện là HS rất

78

tưởng, chuẩn bị cho dự án

* Sau khi xem video trả lời các câu hỏi:

1.Tình hình về năng lượng và sử dụng năng lượng ở VN và thế giới hiện nay như thế nào?

2. Thế nào là năng lượng tái tạo?

3.Trên thế giới đang có xu thế ra sao về phát triển các loại năng lượng?

Những quốc gia nào đang phát triển hàng đầu về nguồn tái tạo năng lượng?

4. Việc sử dụng năng lượng hóa thạch có tác hại như thế nào đến môi trường?

5.Tại sao lại phải quan tâm đến năng lượng gió?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lượng gió?

- Nguyên lí hoạt động của tuabin gió?

hứng thú và ngạc nhiên vì khác với suy nghĩ ban đầu của HS, do đó các em thảo luận sôi nổi, một số em tự đưa ra các câu hỏi (phát hiện vấn đề) “Chế tạo tua pin gió như thế nào?”, số còn lại chưa phát hiện được vấn đề nên tham khảo các gợi ý mà GV đưa ra, một số HS lại nêu được đầy đủ vấn đề cần giải quyết nhưng chưa diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học, còn sử dụng ngôn ngữ thường ngày để đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi.

- Mặc dù các hoạt động học tập đơn giản, dễ thao tác nhưng

khi thực hiện nhiệm vụ, HS vẫn mắc phải một số lỗi sau:

+ Không chú ý đến yêu cầu của giáo viên nên trả lời các ý trọng tâm của câu hỏi.

+ Đùa nghịch, làm việc riêng trong lúc thảo luận nhóm.

79

- Tuabin gió có những bộ phận chính nào?

• Hoạt động 2: Hoạt động ở nhà: trải nghiệm thực hiện dự án chế tạo 1 tuabin gió làm sáng bóng đèn led

Giáo viên chia lớp thành các nhóm để lắp đặt tuabin gió.

- Yêu cầu các nhóm bầu ra nhóm trưởng và lập các Group nhóm trên zalo để giáo viên có thể theo dõi và giúp đỡ.

- Nhóm trưởng lập bảng kế hoạch từng ngày cho các thành viên rồi đăng lên nhóm trên zalo.

- Mẫu dự trù kinh phí.

- Thiết kế mô hình . - Chế tạo, hoàn thiện sản phẩm.

* Xác định vấn đề:

Hầu hết các nhóm HS đều thảo luận để xác định câu hỏi liên quan đến các tua pin gió như: Để chế tạo được tua pin gió cần những dụng cụ nào?

Theo chúng em, với các câu hỏi vừa đơn giản vừa dễ thực hiện đối với HS, nhưng kết quả lại khác với suy nghĩ ban đầu của HS nên khiến HS quan tâm, hấp dẫn HS khi tham gia HĐDHDA. Tuy nhiên, do chưa được bồi dưỡng thường xuyên NLGQVĐ thực tiễn nên câu trả lời chưa đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, HS rất hiếu động, đùa nghịch, làm ảnh hưởng tới kết quả thảo luận của nhóm, dẫn đến các em chưa phát hiện được vấn đề cần giải quyết.

Theo ghi nhận của chúng em, dựa trên các bằng chứng quan sát, tập ghi chép, giấy nháp và hoạt động thảo luận của HS. Các HS có thái độ hào hứng, tích cực, thảo luận sôi nổi về kết quả đạt được, đa số HS đạt mức độ năng lực ở mức 2.

80

Hình 3.1. Học sinh chú ý xem video

*Tìm kiếm thông tin, * Thực hiện giải pháp để GQVĐ:

sắp xếp. - Dựa vào một số từ khóa mà GV cung cấp, HS tham - HS tìm kiếm thông tin

dựa trên một số từ khóa

khảo SGK vật lí 10, sách học tốt vật lí 10, tìm đọc các bài báo về năng lượng gió, tra cứu Internet thu thập được cung cấp: Nguyên các thông tin liên quan đến tua pin gió.

lí hoạt động của tua pin - HS mỗi nhóm thảo luận đưa ra nhiều ý kiến để có gió, cách chế tạo tua pin

gió bằng mô- tơ 6V. thể lựa chọn và sắp xếp các kiến thức đã tìm về cách chế tạo tua pin gió bằng mô tơ 6V.

- Mở rộng tìm kiếm thông tin.

81

Hình 3.2. Thảo luận nhóm

Hình 3.3. Học sinh xác định được vấn đề Hoạt động 3: Báo cáo,

dánh giá, tổng kết dự án

*Đánh giá được cách làm, phát hiện được những vấn đề mới.

chế tạo tuabin gió. GV tổ chức cho HS ở các nhóm trình bày báo cáo tại - Các nhóm cử đại diện

lên trình bày về sản phẩm

lớp học với sự tham dự của các thầy, cô trong tổ và ban giám hiệu trường. Nội dung buổi báo cáo gồm:

của nhóm mình. - Trình bày cơ sở lý thuyết về tua pin gió.

82

- Ban giám khảo bao gồm giáo viên và đại diện các nhóm.

- Giáo viên nêu các ưu điểm và nhược điểm trong quá trình làm việc ở mỗi nhóm, tổng kết dự án và xếp hạng các nhóm

- Nghiên cứu thực nghiệm bằng cách tiến hành các lắp ráp sản phẩm kiểm chứng và giải thích dựa trên cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu.

- Trình bày về mô hình sản phẩm.

Hình 3.4. Học sinh báo cáo và chạy thử nghiệm sản phẩm(Nhóm 7 và nhóm 8 chạy thử nghiệm

không thành công)

Xuất phát từ nhu cầu muốn bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn cho học sinh, HS đã chủ động tìm kiếm và sắp xếp thông tin, thay vì GV là người trực tiếp giảng giải, thông báo kiến thức theo SGK thì qua HĐDHDA, GV chỉ đóng vai là người định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường để HS được làm việc, được phát huy năng lực bản thân. Từ đó HS nhìn thấy được sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức và thực tiễn, thấy được tầm quan trọng của việc học, thấy được sự thú vị ở môn học vật lí, có niềm đam mê khoa học và cũng thấy được năng lực gì là nổi trội của bản thân.

HS trình bày bài nghiên cứu của mình với thái độ tự tin, trình bày rõ ràng, súc tích, thuyết phục và hấp dẫn người nghe, giúp người nghe thông hiểu tường tận khi có các câu hỏi đặt ra. Sau khi HS trình

83

bày, HS nhóm khác có các ý kiến trao đổi, hỏi, tranh luận thẳng thắn nhưng cũng rất chân tình.

Các HS của các nhóm khác ghi chép cẩn thận các thông tin của các nhóm khác trình bày. Còn HS của các nhóm trình bày cũng ghi nhận các ý kiến đóng góp để lên kế hoạch điều chỉnh và thực hiện các điều chỉnh.

Các HS rất hào hứng khi thực hiện việc đánh giá bài thuyết trình và các sản phẩm của các nhóm. HS đánh giá khá khách quan và đạt kết quả tương đồng với đánh giá của GV.

Chúng em nhận thấy, thông qua hoạt động tự đánh giá, ban đầu HS còn lúng túng, đánh giá cả nể, nhìn nét mặt của nhau nhưng cuối cùng, dưới sự tác động của GV, HS cũng hoàn thành tốt quá trình đánh giá của mình với mức độ đạt được khá cao. Đa số ở mức 3 và 4 theo bảng tiêu chí. Cụ thể:

- HS đặt được những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và hợp lí.

- Các ý kiến đóng góp có ý nghĩa, giúp các nhóm nhận ra ưu và khuyết điểm.

- HS (ở nhóm được góp ý) tiếp nhận, lắng nghe những đóng góp của nhóm khác với thái độ vui vẻ, cầu thị, muốn được góp ý để rút kinh nghiệm và tỏ ra khá bình tĩnh để suy xét, đưa ra ý kiến trao đổi và thay đổi.

84

CHỦ ĐỀ : “ MÔ HÌNH ĐỒ CHƠI DÙNG PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI”

HOẠT ĐỘNG CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DỰ ÁN

(Trong thực nghiệm sư phạm) HĐ1: Hoạt động trên lớp:

tổng quan về năng lượng

* Phát hiện/ xác định rõ vấn đề cần giải quyết gắn với thực tiễn:

mặt trời, xây dựng ý tưởng, chuẩn bị cho dự án

- Có rất nhiều HS quan tâm xem video và trả lời các câu hỏi do GV yêu cầu thực hiện. Biểu hiện là HS rất

*Sau khi xem video trả lời các câu hỏi:

hứng thú, thảo luận sôi nổi, một số HS lại nêu được đầy đủ vấn đề cần giải quyết nhưng chưa diễn đạt 1.Tình hình về năng lượng mặt

trời ở VN và thế giới hiện nay như thế nào?

bằng ngôn ngữ khoa học, còn sử dụng ngôn ngữ thường ngày để đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi.

2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của pin mặt trời như thế nào?

3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của pin mặt trời?

Hình 3.5. Học sinh xem video

• Hoạt động 2: Hoạt động ở * Xác định vấn đề:

nhà: trải nghiệm thực hiện Hầu hết các nhóm HS đều thảo luận để xác định câu dự án chế tạo 1 tuabin gió

làm sáng bóng đèn led hỏi liên quan đến pin mặt trời như:

Giáo viên chia lớp thành các nhóm để lắp đặt tuabin gió.

- Yêu cầu các nhóm bầu ra nhóm trưởng và lập các Group

- Làm cách nào để chế tạo 1 mô hình đồ chơi dùng pin mặt trời?

85

HOẠT ĐỘNG CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DỰ ÁN

(Trong thực nghiệm sư phạm) nhóm trên zalo để giáo viên có

thể theo dõi và giúp đỡ.

- Nhóm trưởng lập bảng kế hoạch từng ngày cho các thành viên rồi đăng lên nhóm trên zalo.

- Mẫu dự trù kinh

Hình 3.6. Học sinh xác định được vấn đề phí.

- Thiết kế mô hình . Theo chúng em, với các câu hỏi vừa đơn giản vừa dễ thực hiện đối với HS, nhưng vì các câu hỏi - Chế tạo, hoàn thiện sản

phẩm.

mang tính thực tiễn, gần gũi với thực tế cuộc sống của HS nên khiến HS quan tâm, hấp dẫn HS khi tham gia HĐDHDA. Tuy nhiên, do chưa được bồi dưỡng thường xuyên NLGQVĐ thực tiễn nên câu trả lời vẫn chưa đạt kết quả cao. Theo ghi nhận của chúng em, dựa trên các bằng chứng quan sát, tập ghi chép, giấy nháp và hoạt động thảo luận của HS. Các HS có thái độ hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận sôi nổi về kết quả đạt được, đa số HS đạt mức độ năng lực ở mức 3.

*Tìm kiếm thông tin, sắp * Thực hiện giải pháp để GQVĐ:

xếp, kiểm chứng - Dựa vào một số từ khóa mà GV cung cấp, HS tham - HS tìm kiếm thông tin dựa

trên một số từ khóa được cung cấp: Nguyên lí hoạt động của

khảo SGK vật lí 10, sách học tốt vật lí 10, tìm đọc các bài báo về năng lượng mặt trời, tra cứu Internet thu thập các thông tin liên quan đến pin mặt trời.

86

HOẠT ĐỘNG CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DỰ ÁN

(Trong thực nghiệm sư phạm)

pin mặt trời, mô hình đồ chơi - HS mỗi nhóm thảo luận đưa ra nhiều ý kiến để có dùng pin mặt trời. thể lựa chọn và sắp xếp các kiến thức đã tìm về mô - Mở rộng tìm kiếm thông tin. hình đồ chơi dùng pin mặt trời.

- HS mỗi nhóm thảo luận đưa ra nhiều ý kiến để thiết kế mô hình đồ chơi dùng pin mặt trời.

Hình 3.7. Học sinh thảo luận nhóm

Hoạt động 3: Báo cáo, dánh giá, tổng kết dự án chế tạo

*Đánh giá được cách làm, phát hiện được những vấn đề mới.

tuabin gió. GV tổ chức cho HS ở các nhóm trình bày báo cáo tại - Các nhóm cử đại diện lên

trình bày về sản phẩm của

lớp học với sự tham dự của các thầy, cô trong tổ và ban giám hiệu trường. Nội dung buổi báo cáo gồm:

nhóm mình. - Trình bày cơ sở lý thuyết về pin mặt trời.

- Ban giám khảo bao gồm giáo viên và đại diện các nhóm.

87

HOẠT ĐỘNG CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DỰ ÁN

(Trong thực nghiệm sư phạm) - Giáo viên nêu các ưu điểm và

nhược điểm trong quá trình làm việc ở mỗi nhóm, tổng kết dự án và xếp hạng các nhóm

- Nghiên cứu thực nghiệm bằng cách tiến hành các lắp ráp sản phẩm kiểm chứng và giải thích dựa trên cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu.

- Trình bày về mô hình sản phẩm.

Hình 3.8. Đại diện nhóm báo cáo

Hình 3.9. Học sinh chạy thử nghiệm sản phẩm thành công tại sân trường.

Xuất phát từ nhu cầu muốn bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn cho học sinh, HS đã chủ động tìm kiếm và sắp xếp thông tin, thay vì GV là người trực tiếp giảng giải, thông báo kiến thức theo SGK thì qua HĐDHDA, GV chỉ đóng vai là người định hướng, hỗ

88

HOẠT ĐỘNG CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DỰ ÁN

(Trong thực nghiệm sư phạm)

trợ, tạo môi trường để HS được làm việc, được phát huy năng lực bản thân. Từ đó HS nhìn thấy được sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức và thực tiễn, thấy được tầm quan trọng của việc học, thấy được sự thú vị ở môn học vật lí, có niềm đam mê khoa học và cũng thấy được năng lực gì là nổi trội của bản thân.

HS trình bày bài nghiên cứu của mình với thái độ tự tin, trình bày rõ ràng, súc tích, thuyết phục và hấp dẫn người nghe, giúp người nghe thông hiểu tường tận khi có các câu hỏi đặt ra. Sau khi HS trình bày, HS nhóm khác có các ý kiến trao đổi, hỏi, tranh luận thẳng thắn nhưng cũng rất chân tình.

Các HS của các nhóm khác ghi chép cẩn thận các thông tin của các nhóm khác trình bày. Còn HS của các nhóm trình bày cũng ghi nhận các ý kiến đóng góp để lên kế hoạch điều chỉnh và thực hiện các điều chỉnh.

Các HS rất hào hứng khi thực hiện việc đánh giá bài thuyết trình và các sản phẩm của các nhóm.

HS đánh giá khá khách quan và đạt kết quả tương đồng với đánh giá của GV.

Chúng em nhận thấy, thông qua hoạt động tự đánh giá thì HS cũng hoàn thành tốt quá trình đánh giá của mình với mức độ đạt được khá cao. Đa số ở mức 4 theo bảng tiêu chí. Cụ thể:

89

HOẠT ĐỘNG CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DỰ ÁN

(Trong thực nghiệm sư phạm)

- HS đặt được những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và hợp lí.

- Các ý kiến đóng góp có ý nghĩa, giúp các nhóm nhận ra ưu và khuyết điểm.

- HS (ở nhóm được góp ý) tiếp nhận, lắng nghe những đóng góp của nhóm khác với thái độ vui vẻ, cầu thị, muốn được góp ý để rút kinh nghiệm và tỏ ra khá bình tĩnh để suy xét, đưa ra ý kiến trao đổi và thay đổi.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chuyên đề vật lí với giáo dục và bảo vệ môi trường (chương trình vật lí 2018) nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)