Chủ thể phát hành chứng khoán côns ty là các công ty. Cône; ty phát hành ở đâv được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ đơn thuần là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hiru hạn mà còn có các các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tín dụng cổ phần.
ỉ .2.4.1. Công ty cổ phần
Theo qui định của pháp luật Việt Nam, công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
a - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần;
b - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp;
c - Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản 1 Điều 58 Luật Doanh nghiệp;
d - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đống tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. [14]
Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn. Vốn của công ty cổ phần được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn góp của các cổ đông (thông qua phát hành cổ phiếu), một phần từ nguồn vốn vay gián tiếp (thông qua các tổ chức tín dụng) và nguồn vốn vay trực tiếp từ nhà đầu tư (thông qua phát hành trái phiếu) đê bổ sung vốn điều lệ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hàng hoá giao dịch chủ yếu trên thị trường chứng khoán là chứng khoán do các công ty cổ phần phát hành. Như vậy, giữa thị trường chứng khoán và công ty cổ phần có mối quan hê mật thiết với nhau. Sự phát triển của công ty cổ phần góp phần quan trọng giúp thị trường chứng khoán phái triển và hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, sự phát triển của thị trường chứng khoán tác động trở lại tới sự phát triển của công ty cổ phần. Để chứng khoán của công ty mình có ưu thế trên thị trường chứng khoán các công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ khoa học công nghệ.... Đồng thời,- sự phát triển của thị trường chứng khoán giúp các công ty cổ phần huy động được nhiều vốn hơn để đáp ứng các yêu cầu phát triển của công ty.
1.2.4.2. Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
Hiện nay, kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc
dân. Trong chủ trương cải cách nền kinh tế, ngoài việc cần phái sắp xếp, tổ chức lại các DNNN còn cần phải tạo vốn cho DNNN. Nhưng bên cạnh vốn do Nhà nước đầu tư, DNNN còn được phép chủ động trong việc huy đỏng vốn từ các khu vực khác trong nền kinh tế. Tại điểm c khoản 1 Điều 8 Luật DNNN quy định DNNN được “///
huy động vốn đ ể sản xuất kỉnh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu;
được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật”.
Các quy định về phát hành chứng khoán DNNN nằm rải rác ở các văn bản khác nhau và chưa đổng bộ. Chẳng hạn như tại Điều 2 Quy chế tạm thời về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu DNNN ban hành kèm theo Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 quy định “cổ p h iếu doanh nghiệp Nhà nước là chứng chỉ thừa nhận vốn của chủ sở hữu cổ phiếu do doanh nghiệp Nhà nước phủi hành nhằm huy động vốn góp vào D N N N đang hoạt động hoặc đóng góp vốn thành lập D N N N mới mà Nhà nước là người sáng lập” . Nhưng tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật DNNN chỉ cho phép DNNN phát hành trái phiếu. Và ngay trong quy định của Luật DNNN cũng chưa có sự thống nhất (từ Điều 51 đến Điều 54 quy định về cổ phần chi phối và cổ phần đặc hiệt do Nhà nước nấm giữ trong DNNN [15]).
Như vậy, có thể hiểu DNNN được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu theo tý lệ nhất định để đám bảo tỷ lệ cổ phần đặc biệt và cổ phần chi phối của Nhà nước trong doanh nghiệp (không làm thay đổi hình thức sở hữu).
1.2.4.3. Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá
Các DNNN thực hiện cổ phần hoá là các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập, có 100% vốn được cấp từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống DNNN ở Việt Nam hiện nay quá lớn, chiếm lĩnh những lĩnh vực kinh tế quan trọng, nhưng đa số các DNNN làm ăn khống có hiệu quả. Do đó, Nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu của một số DNNN sang hoạt động như một công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, trong đó có sự liên kết về vốn giữa Nhà nước và tư nhân. Việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002.
Do bản chất là công ty cổ phần, DNNN cổ phần được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc thông qua các đại lý là các tổ chức trung
gian tài chính hoặc thông qua các sở, trung tâm giao dịch chứng khoán. Các đối tượng được tham gia mua cổ phần tại các doanh nghiệp này là các cá nhân, tổ chức người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư tại Việt Nam và phải đảm bảo tỷ lệ góp vốn theo quy định của pháp luật.
1.2.4.4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Theo quy định tại Chương V Nghị định 48/1998/NĐ-CP và Quyết định số 05/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ, để được cấp giấy phép hoạt động, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải đảm bảo các điều kiện sau:
(1) là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được thành lập theo quy định của pháp luật, có mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
(2) có đội ngũ nhân viên nghiệp vụ được đầo tạo về chứng khoán, có cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện hoạt động quản lý quỹ theo quy định;
(3) có người điều hành công ty quản lý quỹ và điều hành quỹ được u ỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán.
Như vậy, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nên được phép phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành chứng khoán công ty.
1.2.4.5. TỔ chức tín dụng c ổ phần
Tổ chức tín dụng cổ phần, theo quy định tại Quy chế về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số ngày 7/11/1994 của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần và công ty tài chính cổ phần.
Với tư cách là công ty cổ phần, tổ chức tín dụng cổ phần được phép phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật về công ty cổ phần và tổ chức tín dụng cổ phần.
1.2.4.6. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là công ty có không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty (tính TNHH). Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.
Trước đây, theo Luật Công ty 1990, công ty TNHH không được phát hành chứng khoán. Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp 1999, công ty TNHH được phép phát hành chứng khoán nhưng chỉ giới hạn ở loại hình trái phiếu công ty (khoản 3 Điều 26 và khoản 3 Điều 46).
Thông qua việc phát hành trái phiếu, công ty TNHH đã vay được vốn trực tiếp từ nhà đầu tư với số lượng lớn, thời gian sử dụng vốn dài hạn, đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời có thể tránh được các điều kiện, thủ tục phức tạp, lãi suất cao khi vay vốn từ ngân hàng.