Phát hành cổ phiếu

Một phần của tài liệu Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở việt nam luận văn ths luật 5 05 15 pdf (Trang 35 - 46)

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỂ PHÁT HÀNH

11.1.1. Phát hành cổ phiếu

11.1.1.1. N ộ i dung và h ình thức cổ phiếu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cổ phiếu được phát hành dưới hai hình thức chứng chỉ và bút toán ghi sổ. Trên thực tế, hình thức chứng chỉ cổ phiếu được sử dụng phổ biến hơn hình thức bút toán ghi sổ. Mặt khác, các quy định của pháp luật về hình thức bút toán ghi sổ còn chưa cụ thể, rõ ràng.

Chứng chỉ cổ phiếu

Được quy định tại Quyết định số 529/TC-QĐ-TCDN ngày 31/7/1997 -của Bộ Tài chính về việc lưu hành tờ cổ phiếu và ban hành Quy chế tạm thời về việc mua tờ cổ phiếu trong các công ty cổ phần.

v é hình thức: Có 3 mẫu chứng chỉ cổ phiếu:

- Cổ phiếu ghi danh (không chuyển nhượng) màu xanh, dùng cho thành viên Hội đồng quản trị, cổ đông mua chịu cổ phiếu của Nhà nước và những người được Nhà nước cấp cổ phiếu hưởng cổ tức, cổ phiếu của Nhà nước.

- Cổ phiếu ghi danh màu vàng tím dùng cho cổ đồng thường.

- Cổ phiếu vô danh dùng cho tất cả các cổ đông.

Giá trị một cổ phần là 100.000 đồng, c ổ phiếu của công ty cổ phần có các loại:

1, 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200, 500 và 1.000 cổ phần.

Vé nôi dung:

Mặt trước có các nội dung về tên công ty, trụ sở, ngày thành lập công ty, số lượng cổ phần và loại cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá các cổ phần ghi trên cổ phiếu, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và đóng dấu của công ty.

Mặt sau có các nội dung về tên của cổ đông (đối với cổ phiếu ghi danh), tên của cá nhân, tổ chức góp vốn; số đăng ký cổ đông và ngày phát hành cổ phiếu và một số nội dung khác đối với các cổ phiếu ưu đãi.

Bút toán ghi sổ

Quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của cổ phiếu theo hình thức hút toán ghi sổ tương tự như đối với chứng chỉ cổ phiếu. Trên thế giới, hình thức bút toán ghi sổ được tồn tại chủ yếu ở dạng quyển sổ (giống như sổ tiết kiệm) để ghi nhận việc góp vốn, quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Hình thức bút toán ghi sổ là hình thức linh hoạt hơn chứng chỉ, rất thuận tiện trongviệc theo dõi mức vốn góp của cổ đông, thuận tiện hơn khi lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán.

II. 1.1.2. Thủ tục, điêu kiện phát hành

Thủ tục, điều kiện phát hành cổ phiếu ở mỗi quốc gia khác nhau có sự khác biệt do đặc điểm về kinh t ế - x ã hội, hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị riêng biệt.

Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, pháp luật không quy định về điều kiện phát hành chứng khoán mà chỉ quy định về thủ tục đăng ký phát hành, tức là chỉ chú trọng đến thủ tục phát hành, còn việc lựa chọn loại hình, chất lượng chứng khoán thuộc về nhà đầu tư. Với cơ chế quản lý chỉ quan tâm đến thủ tục phát

hành chứng khoán đòi hỏi chế độ công khai thông tin hoàn thiện, chế độ kế toán, kiểm toán tốt mới có thể quản ]ý tốt hoạt động phát hành và bảo vệ nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, kinh nghiệm đầu tư, trình độ, khả năng phân tích, đánh giá, lựa chọn chứng khoán của nhà đầu tư còn thấp, khả năng rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đẩu tư rất cao. Do vậy, trong giai đoạn mới phát triển thị trường chứng khoán, để bảo vệ nhà đầu tư, pháp luật quy định điều kiện phát hành chứng khoán rất cụ thể, chặt chẽ. Các công ty muốn phát hành cổ phiếu phải đảm bảo các điều kiện sau:

(1) là công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá;

(2) có mức vốn điều lệ tối thiểu (tính đến ngày xin phép phát hành) lầ 10 tỷ đổng Việt Nam;

(3) hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất tính từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành;

(4) có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu được Đại hội cổ đông thông qua;

(5) thành viên Hội đồng quản trị và giám đốc hoặc tổng giám đốc có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh;

(6) tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên ] 00 nhà đầu tư. Trong trường hợp vốn cổ phần từ 100 tỷ đồng trở lên, tỷ lẹ này lù 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành;

(7) cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành vào thời điểm kết thúc đợt phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu trong 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành;

(8) trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt trên 10 t ỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. [8][40]

Do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trệ, nên việc qui định các công ty phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng trong lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng là rất cần thiết để có thể lựa chọn được các công ty có quy mô vốn đủ lớn để phát hành chứng khoán ra công chúng, đồng thời tạo sự tin tưởng cho

nhà đầu tư cũng như đảm bảo chất lượng của cổ phiếu được phát hành. Việc qui định điều kiện thành viên Hội đồng quản trị và giám đốc hoặc tổng giám đốc có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh và cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành vào thời điểm kết thúc đợt phát hành và phải giữ mức này ít nhất trong 3 năm khiến cho nhà đầu tư tin tưởng hơn khi đầu tư vào công ty và tin rằng quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, có khả năng thu lợi nhuận cao và khả năng rủi ro không thanh toán thấp. Qui định điều kiện về phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành, tối thiểu 20% vốn cổ phần (15%

trong trường hợp vốn cổ phần từ 100 tỷ đồng trở lên) của công ty phát hành phải được bán cho trên 100 nhà đầu tư, điều kiện về bảo lãnh phát hành (bắt buộc đối với irường hợp tổng giá trị đợt phát hành vượt quá 10 tỷ đồng) nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường chứng khoán cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty phải có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất cho thấy công ty muốn phát hành chứng khoán ra công chúng thì tối thiểu phải thành lập 2 năm trước thời điểm xin giấy phép phát hành. Nhưng tại thời điểm trước đó, công ty không nhất thiết phải là công ty cổ phần mà có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá.

Khi công ty đã phát hành cổ phiếu ra công chúng muốn phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng thì tại thời điểm xin cấp giấy phép phát hành phải đáp ứrig được các điều kiện như phát hành cổ phiếu nêu trên và hai điều kiện sau:

(1) lần phát hành thêm phải cách lần phát hành trước ít nhất 1 năm tính từ thời điểm được cấp giấy phép phát hành;

(2) giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành.

Việc qui định các điều kiện phát hành thêm cổ phiếu trên nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cũng như nhằm tránh sự lạm dụng vốn góp từ các nhà đầu tư của công ty phát hành.

Sau khi đã hội đủ các điều kiện cần thiết đối với đợt phát hành cổ phiếu, 'công ty

phải nộp hồ sơ xin phép phát hành cổ phiếu ra công chúng gồm các loại giấy tờ sau:

(1) Đơn xin phát hành;

(2) Bản sao có công chứng giấy phép thành lập công ty hoặc quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần;

(3) Bản sao có công chứng giấy đăng ký kinh doanh;

(4) Điều lệ công ty;

(5) Nghị quyết của Đại hội cổ đông chấp thuận việc phát hành cổ phiếu;

(6) Bán cáo bạch;

(7) Danh sách, sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc;

(8) Các báo cáo tài chính trong 2 năm liên tục gần nhất, có xác nhận của kiểm toán tính đến ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành (Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin phép phát hành không quá 90 ngày, trong trường hợp quá 90 ngày thì tổ chức phát hành phải lập báo cáo tình hình tài chính bổ sung theo yêu cầu của UBCKNN. Trường hợp tổ chức phát hành sở hữu từ 50% cổ phần của một tổ chức khác thì tổ chức phát hành phải gửi kèm theo báo cáo tài chính của tổ chức đó);

(9) Quyết định xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan có Ihẩm quyền đối với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá;

(10) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có). [8][40]

Việc quy định chi tiết các tài liệu cần có trong hồ sơ xin phép phát hành nhằm ngăn chặn sự gian lận, lừa dối của tổ chức phát hành và bảo vệ nhà đầu tư, bảo đảm tính ổn định, công bằng, minh bạch của thị trường chứng khoán.

(Mối quan hệ của các bên liên quan trong thủ tục xin phép phát hành cổ phiếu ra công chúng ở Việt Nam xem Sơ đồ 1)

II.1.1.3. G iấy ph ép p h á t hành c ổ phiếu

Cấp giấy phép phát hành

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin phép phát hành của tổ chức phát hành, Ưỷ ban chứng khoán Nhà nước kiểm tra, xem xét

cấp hoặc từ chối cấp giấy phép phát hành cổ phiếu ra công chúng cho tổ chức phát hành. T rong trường hợp từ chối cấp giấy phép, UBCKNN phải c ó 'ý kiến văn bản về lý do từ chối gửi cho tổ chức phát hành. Ở một số nước trên thế giới, việc kiểm tra, xem xét cấp hoặc từ chối cấp giấy phép phát hành được giao cho Hội đồng thẩm định phát hành. Chẳng hạn như, pháp luật Trung Q uốc qui định cơ quan quản lý chứng khoán đặt ra Hội đồng thẩm định phái hành để thẩm định hồ sơ xin phép phát hành cổ phiếu theo pháp luật. Thành viên Hội đồng thẩm định phát hành gồm các cán bộ chuyên nghiệp của cơ quan quản lý chứng khoán và các chuyên gia mời từ bên ngoài, tiến hành biểu quyết đối với hồ sơ xin phép phát hành thông qua hình thức bỏ phiếu, từ đó đưa ra ý kiến thẩm định. [11]

Sau khi có giấy phép phát hành, tổ chức phát hành tiến hành chào bán (phân phối) cổ phiếu ra công chúng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có giấy phép phát hành theo các điều kiện phát hành.

Sau khi nhận được giấy phép phát hành và trước khi hoàn thành đợt phân phối cổ phiếu ra công chúng, nếu ƯBCKNN phát hiện nội dung của hổ sơ xin phép phát hành không chính xác hoặc thiếu các thông tin cần thiết nhưng chưa gây thiệt hại cho nhà đầu tư thì tổ chức phát hành phải sửa đổi bổ sung hồ sơ xin phép phát hành theo yêu cầu của UBCKNN và thông báo ngay cho nhà đầu tư được biết.

Đình chỉ việc phát hành

UBCKNN, trước khi kết thúc đợt phát hành, có thể ra Quyết định đình chỉ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng khi:

(1) tổ chức phát hành không thực hiện yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ xin phép phát hành của ƯBCKNN;

(2) phát hiện thấy thông tin trong hồ sơ xin phép phát hành không chính xác, có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho nhà đầu tư;

(3) tài sản của tổ chức phát hành bị tổn thất, bị phong toả hoặc bị tịch thu có giá trị tương đương từ 10% giá trị cổ phiếu được phép phát hành ưở lên.

Khi việc phát hành cổ phiếu ra công chúng bị đình chỉ, nhà đầu lư có quyền huỷ bỏ việc đăng ký mua hoặc trả lại cổ phiếu đã mua trong đợt phát hành. đó. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền tương ứng cho nhà đầu tư trong vòng 30 ngày kể từ ngày việc phát hành bị đình chỉ. Theo qui định của pháp luật ở một số nước trên thế giới, sau khi việc phát hành bị đình chỉ, nhà đầu tư có quyền yêu cầu công ty phát hành trả lại tiền theo giá chứng khoán phát hành cộng thêm lãi tiền gửi ngân hàng.

Thu hồi giấy phép phát hành

UBCKNN thu hồi giấy phép phát hành cổ phiếu ra công chúng trong các trường hợp sau:

(1) tổ chức phát hành xin rút giấy phép phát hành;

(2) kết quả đợt phát hành không đảm bảo các điều kiện phát hành về số lượng nhà đầu tư, tỷ lệ cổ phiếu bán cho nhà đầu tư. tỷ lệ nắm giữ cổ phần của thành viên sáng lập;

(3) tổ chức phát hành vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư;

(4) tổ chức phát hành hoặc đại diện của tổ chức phát hành không thực hiện việc chào bán cổ phiếu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cấp giấy phép phát hành.

Quyền của nhà đầu tư và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong trường hợp thu hồi giấy phép phát hành cổ phiếu ra công chúng giống như trong trường hợp đình chỉ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.

II. 1.1.4. Phán phôi cỏ phiếu

Theo quy định tại Chương VI Thông tư 01/1998/TT-UBCK, việc phân phối cổ phiếu ra công chúng có thể thực hiện trực tiếp tại tổ chức phát hành, thông qua đại lý phân phối hoặc thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành.

Việc phân phối cổ phiếu phải được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày giấy phép phát hành cổ phiếu có hiệu lực. Trong trường hợp quá 90 ngày mà tổ chức phát hành chưa phân phối hết cổ phiếu và có nhu cầu phân phối tiếp thì phải được sư chấp thuận của UBCKNN.

c ổ phiếu phải được phân phối một cách công bằng theo giá bán đã được xác định trong bản cáo bạch được ƯBCKNN chấp thuận.Tổ chức phát hành phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư mua cổ phiếu, đảm bảo thời hạn đăng ký mua tối thiểu là 30 ngày. Hết thời hạn đăng ký mua, tổ chức phát hành phải thông báo cho nhà đầu tư biết số lượng cổ phiếu họ được mua. Tổ chức phát hành được thu tiền đặt cọc mua cổ phiếu nhưng không vượt quá 10% giá trị cổ phiếu đăng ký mua. Nếu số lượng cổ phiếu đặt mua vượt quá số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì tổ chức phát hành có thể áp dụng một số biện pháp như ưu tiên về thời gian đặt mua, số lưựng đặt mua .... Trong trường hợp, nhà đầu tư không được mua đủ số lượng cổ phiếu đã đăng ký mua thì có quyền đơn phương huỷ bỏ việc đăng ký mua và thông báo về việc huỷ bỏ đó cho tổ chức phát hành trong vòng 5 ngày kể từ ngày có thông báo về số lượng cổ phiếu được mua. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành có nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư trước ngày thanh toán tiền mua cổ phiếu.

Bảo lãnh phát hành

Theo quy định tại Thông tư 01/1998/TT-ƯBCK, việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng có thể được thực hiện theo hai phương thức sau:

(1) Tổ chức bảo lãnh phát hành mua toàn bộ số lượng cổ phiếu được phép phát hành để bán lại cho công chúng;

(2) Tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phiếu còn lại của đợt phát hành chưa phân phối hết.

Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành. Khi tham gia hoạt động bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh phải làm hồ sơ xin phép bảo lãnh phát hành gửi UBCKNN và phải được Uỷ ban chấp thuận.

Tuỳ thuộc vào các thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh phát hành có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trong quá trình lập hồ sơ xin phép phát hành và phân phối cổ phiếu.

Tổ chức phát hành có thể ký hợp đồng bảo lãnh với nhiều tổ chức bảo lãnh trong một đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng. Trong trường hợp này, các tổ chức bảo lãnh phát hành phải lập một tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó, có thể có

41

một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành chính.

Khi thực hiện bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và người có liên quan phải bán hết số cổ phiếu được bảo lãnh phát hành ra công chúng, không được phép giữ lại cổ phiếu cho mình. Người điều hành, cổ đông lớn của tổ chức bảo lãnh phát hành không được mua cổ phiếu của tổ chức m à mình bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành số lượng cổ phiếu có giá trị vượt quá 4 lần hiệu số giữa giá trị tài sản lưu động và tài sản nợ ngắn hạn của tổ chức bảo lãnh.

Tổ chức bảo lãnh không được bảo lãnh phát hành trong các trường hợp sau:

(1) Tổ chức bảo lãnh phát hành nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của tổ chức phát hành trở lên hoặc ngược lại;

(2) Tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành cùng có cổ đỏng sở hữu từ 5% vốn cổ phần trở lên;

(3) Tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành cùng chịu sự chi phối của tổ chức khác.

Đại lý phân phối

Tổ chức làm đại lý phân phối cổ phiếu phải đáp ứng được các điều kiện sau:

(1) có đủ cơ sở vật chất, nhân lực cho việc phân phối cổ phiếu ra công chúng;

(2) là tổ chức kinh doanh có hiệu quả;

(3) có hợp đồng đại lý phân phối cổ phiếu ra công chúng.

Theo quy định của pháp luật, đại lý phân phối .có thể là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty tài chính.

Hợp đồng đại lý phân phối cổ phiếu ra công chúng giữa tổ chức phát hành và tổ chức đại lý phân phối là hợp đồng dịch vụ thương mại, theo đó tổ chức đại lý phân phối nhận phân phối cổ phiếu cho tổ chức phát hành và nhận hoa hổng từ tổ chức phái hành.

Trong trường hợp phát hành cổ phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh có thể tự mình phân phối cổ phiếu hoặc ký hợp đồng đại lý phân phối cổ phiếu để uỷ thác một phần hoặc toàn bộ việc phân phối cổ phiếu được phát

Một phần của tài liệu Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở việt nam luận văn ths luật 5 05 15 pdf (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)