Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia

Một phần của tài liệu Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở việt nam luận văn ths luật 5 05 15 pdf (Trang 28 - 35)

1.2.5.1. C ông ty p h á t hành ( khái niệm “công tỵ” ở mục này được hiểu theo nghĩa rộng - là các chủ thể phát hành chứng khoán công ty)

Công ty phát hành cổ phiếu là công ty lập và ký phát hành chứng khoán để thừa nhận quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp tương ứng với phần vốn góp ghi trên cổ phiếu, đồng thời cam kết thực hiện các nghĩa vụ của công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Công ty phát hành chứng khoán có các nghĩa vụ sau:

(1) ghi tên nhà đầu tư vào sổ đăng ký cổ đông của công ty;

(2) bảo đảm các quyền, lợi ích của cổ đông theo quy định của pháp luật và điều, lệ công ty;

(3) cu n g cấp các th ô n g tin cần th iế t về công ty, về mục đích phát hành, và các n ộ i dung khác cho nhà đầu tư m ột cách ch ín h xác, trung thực và kịp th ờ i;

(4) cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính

(5) không được sử dụng các thông tin trong bản cáo bạch để quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm lôi kéo, lừa dối nhà đầu tư mà chỉ được sử dung để thăm dò thị trường....

27

Công ty phát hành chứng khoán có các quyền sau:

(1) chào bán chứng khoán sau khi được UBCKNN cấp giấy phép phát hành chứng khoán;

(2) sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành cho các dự án, kế hoạch phát triển công ty đã ghi trong hồ sơ xin phép phát hành;

(3) khởi kiện tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành khi phát hiện các tổ chức đó vi phạm hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng đại lý đã ký kết.

1.2.5.2. Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn vào công ty thông qua việc mua chứng khoán công ty và được hưởng lợi từ việc sở hữu chứng khoán đó.

Nhà đầu tư có các quyền sau:

(1) yêu cầu được mua đủ số lượng chứng khoán đã đăng ký mua;

(2) chuyển nhượng quyền mua chứng khoán cho nhà đầu tư khác nếu được công ty chấp thuận;

(3) khởi kiện công ty phát hành hoặc các bên có liên quan khi họ vi pham các quy định của pháp luật về phát hành chứng khoán ra công chúng.

Nhà đầu tư có nghĩa vụ thanh toán đúng, đủ tiền mua chứng khoán cho công ty phát hành.

1.2.5.3. T ổ chức bảo lãnh p hát hành

Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức trung gian thay mặt công ty phát hành tiến hành các thủ tục xin phép phát hành chứng khoán, nhận mua cổ phiếu của công ty phát hành để bán cho nhà đầu tư hoặc nhận mua số cổ phiếu chưa bán hết trong đựt phát hành.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán được thực hiện theo ba phương thức: bảo lãnh với cam kết chắc chắn, bảo lãnh với cố gắng cao nhất và bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì.

- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn là phương thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán còn lại của đợt phát hành.

- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất là phương thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh chí thoả thuận làm đại lý cho công ty phát hành, sẽ cố gắng cao nhất để bán hết chứng khoán ra thị trường nhưng không cam kết sẽ mua lại số chứng khoán còn lai của đợt phát hành.

- Báo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì là phương thức bảo lãnh mà nếu tổ chức bảo lãnh phát hành không bán hết được số chứng khoán phát hành thì đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.

Tổ chức báo lãnh phát hành có các nghĩa vụ sau:

(1) thực hiện đúng các cam kết ghi trong hợp đồng bảo lãnh;

(2) không được tiết lộ các thông tin về tổ chức phát hành mà mình được biết ngoài các thông tin trong bản cáo bạch cho bên thứ ba, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật;

(3) chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đúng đắn của các thông tin trong bản thông báo phát hành.

Tổ chức bảo lãnh phát hành có các quyền sau:

(1) nhận thù lao bảo lãnh theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh;

(2) khởi kiện công ty phát hành nếu tổ chức phát hành vi phạm các thoả thuận ghi trong hợp đổng bảo lãnh.

1.2.5.4. Đ ại lý phát hành

Đại lý Dhát hành là tổ chức nhận bán chứng khoán của công ty phát hành trẽn cơ sở thoả thuận để được hưởng hoa hổng.

Đại lý phát hành có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết ghi trong hạp đồng đại lý.

Đại lý phát hành có các quyền sau:

(1) nhận tiền hoa hồng từ công ty phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành theo hợp đồng đại lý:

(2) khởi kiện công ty phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh trong trường hợp công ty phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành vi phạm các thoả thuận ghi tròng hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng đại lý.

1.3. KINH NGHIỆM ĐIỂU CHỈNH PHÁP LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CÔNG TY Ở MỘT s ố NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Do các đặc điểm riêng biệt về địa lý, lịch sử, văn hoá, cơ cấu chính trị, cơ cấu kinh tế, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nên pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở mỗi nước có những điểm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, tính chất riêng biệt đó chỉ biểu hiện chủ yếu về mặt hình thức, về mức độ can thiệp của pháp luật vào các mối quan hệ phát sinh trong quá trình phát hành chứng khoán công ty.

Pháp luật của các nước trên thế giới đều quy định nguồn vốn của công ty bao gồm:

(1) vốn điều lệ do các thành viên đóng góp (đối với công ty TNHH) hoặc do các cổ đông đóng góp (đối với công ty cổ phần);

(2) vốn vay ngân hàng (thường là nguồn vốn ngắn hạn);

(3) vốn vay từ nhà đầu tư (thường là nguồn vốn írung và dài hạn);

(4) lợi nhuận giữ lại.

Với từng loại vốn nói trên, việc huy động, sử dụng đều phải tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục riêng do pháp luật quy định đối với từng loại để (a) quản lý quá trình lưu chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế, trong xã hội, (b) đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp huy động vốn, (c) đảm báo và khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

1.3.1. Quắn lý Nhà nước vé hoạt động phát hành chứng khoán

Hiện nay, trên thế giới, tồn tại hai dạng mô hình quản lý Nhà nước về hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng là quản lý theo chế độ chất lứợng và quản lý theo chế độ công bố thông tin.

- Quản lý Nhà nước theo chế độ chất lượng là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp giấy phép phát hành chứng khoán sau khi đã xem xét cẩn trọng nội dung của việc phát hành, thậm chí là sau khi xác định giá chứng khoán lần đầu dể đảm bảo độ an toàn cao nhất đối với nhà đầu tư. Cơ chế quản lý này thường được áp dụng đối với các thị trường mới nổi, khi các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm và các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán chưa đầy đủ, rõ ràng.

- Quán lý Nhà nước theo chế độ công bố thông tin là việc công ty phát hành phải cung cấp đầy đủ cho nhà đầu tư các thông tin cần thiết, quan trọng về công ty của mình để từ đó các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và họ phái tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư đó.

Theo cơ chế quán lý dạng này, mức độ can thiệp cua Nhà nước đối với hoạt động phát hành thấp hơn, rủi ro trong đầu tư chứng khoán chuyển từ công ty phát hành sang các nhà đầu tư. Vì thế cơ chế này được áp dụng đối với các thị trường mà các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm, có chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ quản lý, công bố thông tin tốt, hoàn thiện.

Trên thực tế, đa số các nước trên thế giới kể cả tại các thị trường mới nổi, đều áp dụng cơ chế quản lý Nhà nước theo chế độ công bố thông tin.

1.3.2. Cơ quan quản lý phát hành

Có hai mô hình cơ quan quản lý phát hành chứng khoán là cơ quan quán lý chuyên trách và cơ quan quản lý kiêm nhiệm.

- Cơ quan quản lý chuyên trách là cơ quan được tổ chức độc lập. trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán nói chung và phát hành chứng khoán nói riêng. Cơ quan quản lý chuyên trách thường được gọi là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Uỷ ban Giám sát chứng khoán như ở Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Canada, Malaysia....

- Cơ quan quản lý kiêm nhiệm là các cơ quan của Chính phủ đảm nhiệm từng phần quản lý theo các chức năng có liên quan.

Ví dụ, ở Anh, việc giám sát hoạt động phát hành, ban hành các quy định về phái hành do Sở giao dịch chứng khoán London đảm nhiệm; việc quản lý đăng ký giao cho Bộ thương mại; việc cấp phép phát hành theo hạn ngạch giao cho Ngân hàng Trung ương.

Mô hình quản lý quản lý chuyên trách có ưu điểm là giải quyết các công việc một cách nhanh chóng, giảm bớt những thủ tục phiền hà, phức tạp đối với nhà đầu tư nhưng đôi khi xuất hiện sự chồng chéo trong quản lý, phân định thẩm quyền quản lý giữa các cơ quan có liên quan. Còn mồ hình cơ quan quản lý kiêm nhiệm tạo điều

kiện tận dụng tối đa nguồn nhân lực, điều hoà các chính sách, chiến lược phát triển của ngành, của thị trường chứng khoán một cách dễ dàng nhưng lại tạo ra sự phân tán quản lý nên hiệu quả quản lý không cao, không thích hợp với điều kiện kinh tế hiện đại, xu hướng toàn cầu hoá các thị trường hiện nay.

Bên cạnh hai mô hình cơ quan quản lý chứng khoán nói trên còn tổn tại mô hình tổ chức tự quản ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển như các hiệp hội công ty niêm yết, hiệp hội những người phát hành chứng khoán... Các tổ chức tự quản này tự đặt ra các nguyên tắc, quy định (được ƯBCK chuẩn y) đối với các thành viên của tổ chức để đảm bảo tính công bằng, kỷ luật và hiệu quả của thị trường.

Hình thức tổ chức này tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động của thị trường nhưng lại có thể làm giảm tính trung thực của thị trường vì lợi ích của các thành viên và khách hàng thường mâu thuẫn với nhau, đôi khi còn tạo ra các đặc quyền riêng của các thành viên hiệp hội, hạn chế thành viên gia nhập.

Xu hướng quản lý kép, kết hợp hai mô hình quản lý Nhà nước và tự quản, sẽ được áp dụng trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của thị trường.

1.3.3. Điều kiện p h át hành

Mỗi nước quy định điều kiện phát hành chứng khoán riêng phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia mình. Việc phát hành chứng khoán thường phải đảm bảo các điều kiện về quy mô vốn, tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh, đội ngũ quản lý công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án sử đụng vốn huy động.

Trên thế giới tồn tại hai quan điểm về điều kiện phát hành chứng khoán:

- Theo quan điểm tự do, UBCK không ngăn cản bất kỳ công ty cổ phần nào phát hành chứng khoán ra công chúng, tức là bất kỳ công ty cổ phần nào cũng có thể trở thành công ty cổ phần công cộng (công ty cổ phần đại chúng) không kể đến tình hình phát triển, triển vọng thực hiện các dự án sử dụng vốn huy động của công ty.

UBCK chỉ yêu cầu các công ty phải cồng khai các thông tin về cồng ty và chứng khoán phát hành theo quy định của pháp luật và của UBCK.

- Theo quan điểm hạn chế, UBCK quy định các tiêu chuẩn đối với công ty phát hành để tránh tối đa các rủi ro đối với nhà đầu tư ở giai đoạn đầu của thị

trường vốn khi nhà đầu tư chưa có đủ khả năng tự đánh giá và chưa có nhiều nhà phân tích chứng khoán.

1.3.4. Thủ tục ph át hành

Nhìn chung, ở đa số các nước trên thế giới, công ty phát hành phải lập hổ sơ xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng gửi tới cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán. Tuy nhiên ở từng nước khác nhau có quy định khác nhau về .thủ tục phát hành. Có nước quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép phát hành, có nước lại quy định chỉ cần đãng ký việc phát hành với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán.

Ó một số thị trường phát triển, như ở Mỹ, Uỷ ban chứng khoán còn cho phép công ty phát hành đăng ký dự phòng sẵn một số lượng chứng khoán dự kiến, sau đó công ty phát hành có thể chọn thời điểm thích hợp để phát hành một hoặc nhiều đợt phát hành trong phạm vi số lượng chứng khoán dự kiến được phép.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở việt nam luận văn ths luật 5 05 15 pdf (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)