Đặc điểm kinh tế, xã hội của Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc của cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 58 - 63)

Chương 3: ẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội của Bắc Kạn

Trong những năm qua, dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền tỉnh, Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kạn đã từng bước có những nỗ lực vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh tế Bắc Kạn với đặc điểm là phụ thuộc không nhiều vào xuất khẩu và tỷ trọng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước. Bên cạnh đó, bằng những chính sách mạnh mẽ, kịp thời, phù hợp; cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 trên địa bàn đã dần phục hồi trong phát triển ổn định trở lại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tổng giá trị gia tăng trên địa bàn năm 2013 (theo giá thực tế) ước đạt 5.885,9 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,26 triệu đồng, tăng 1,88 triệu đồng so với năm 2012. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, nghiệp đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao (9,1%), an ninh lương thực được đảm bảo. Tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 22.595 ha, vượt 7,6% so với kế hoạch và tăng 3,1% so với năm 2012; năng suất bình quân đạt 47,2 tạ/ha. Trong đó, diện tích lúa xuân 7.898 tạ/ha, năng suất đạt 54 tạ/ha; diện tích lúa mùa 14.697 ha, năng suất đạt 43,55 tạ/ha. Diện tích cây ngô trồng được 16.411 ha, vượt 5,9% kế hoạch; năng suất đạt 40,8 tạ/ha.

Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 174.311 tấn, vượt 8% kế hoạch và tăng 5% so với năm 2012. Lương thực bình quân đầu người đạt 570 kg. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp: Năm 2013, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 38,86%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 18,26%; khu vực dịch vụ chiếm 42,88%. So với năm 2010, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 0,34%, khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 1,03%, khu vực dịch vụ giảm 1,37%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2011-2013 tăng bình quân 10,44%/năm. Chi ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách nhà nước tăng bình quân 1,72%/năm. Năm 2013, thu ngân sách nhà nước ước đạt 390 tỷ đồng, chi ngân sách nhà nước ước đạt 3.193 tỷ đồng.Khu vực nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2011-2013 ước đạt 163.384 tấn/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 542kg/người/năm. Tổng diện tích gieo cấy lúa ruộng bình quân năm đạt 21.557ha/năm; năng suất bình quân 46 tạ/ha/năm; sản lượng bình quân 100.273 tấn/năm. Tổng diện tích gieo ngô bình quân đạt 16.318ha/năm; năng suất bình quân 37,8 tạ/ha; sản lượng bình quân 62,735 tấn/năm. Các mô hình cánh đồng đạt 70 triệu đồng/ha trở lên phát triển tốt, công thức luân canh được áp dụng phù hợp với điều kiện của từng địa phương, năm 2013 tổng diện tích canh tác đạt thu nhập 70 triệu đồng/ha ước đạt 2.600 ha. Các cây trồng thế mạnh, cây đặc sản của tỉnh được triển khai thực hiện tốt, diện tích một số cây trồng đạt và vượt kế hoạch đề ra như: Dong riềng 2.943 ha, vượt 40% kế hoạch; hồng không hạt trồng mới 215 ha, vượt 119% kế hoạch (nâng tổng diện tích lên 732ha); cam, quýt trồng mới 140 ha, vượt 100% kế hoạch (nâng tổng diện tích lên 1.687 ha).

Công tác trồng rừng được cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm. Toàn tỉnh trồng được 11.960 ha rừng, đạt 96% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 ước đạt 71%.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực. Dự kiến, 100% các xã hoàn thành đồ án và đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Lĩnh vực nông nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng trong phát triển nông thôn và giảm tỷ lệ đói nghèo. Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được cải thiện thông qua các chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KHKT được tích cực triển khai. Trong năm, các ngành chức năng đã triển khai nghiên cứu 53 đề tài, dự án, một số đề tài dự án có hiệu quả như dự án giữ gìn, bảo tồn dân ca Tày; phục tráng giống lúa bao thai huyện Chợ Đồn, Khẩu Nua Lếch, huyện Ngân Sơn, thử nghiệm các giống lúa thuần…

Công tác giáo dục - đào tạo có chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học; 98,4% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Trong năm, có thêm 8 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% kế hoạch, nâng số trường chuẩn quốc gia lên 52 trường.

Hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư. Trong năm có thêm 12 xã được công nhận bộ tiêu chí quốc gia về y tế, bằng 150% kế hoạch, nâng tổng số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế lân 78 xã. Tổ chức bộ máy ngành y tế được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện tốt. Các chỉ tiêu cơ bản về chăm sóc sức khoẻ được nâng cao. Công tác khám chữa bệnh từng bước được nâng cao về chất lượng,các bệnh viện được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và triển khai nhiều kỹ thuật mới. Đến năm 2013, toàn tỉnh ước có 378 bác sĩ (tỷ lệ 13,4 bác sĩ/vạn dân), tăng 39 bác sĩ so với năm 2010. Số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã tăng từ 49 xã năm 2010 lên 74 xã, phường năm 2013. Tổng số giường bệnh tăng qua các năm, đến năm 2013 ước đạt 800 giường bệnh (25 giường bệnh/vạn dân).

Công tác lao động việc làm, đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong các ngành công nghiệp, XDCB và dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông, lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,13% năm 2010 xuống 20,39% năm 2012 và ước còn 15,39% năm 2013.

Đời sống của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh từng bước được cải thiện.

Các hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao ngày càng phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Mạng lưới bưu chính, viễn thông đảm bảo thông tin thông suốt và an ninh thông tin phục vụ các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang trên địa bàn, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân, nhất là trong các dịp lễ tết và các hoạt động lớn của tỉnh. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc tỉnh có trang/cổng thông tin điện tử là 23/28, đạt 82,1%. Dịch vụ bưu chính đã được phục vụ đến từng xã, duy trì đảm bảo 100% xã có báo đến trong ngày.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bắc Kạn vẫn là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn so với cả nước. Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đang tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, quyết tâm vượt khó, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ngang tầm yêu cầu của tình hình mới; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị các cấp trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; củng cố quốc phòng - an ninh trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2 Thực trạng công tác tạo động lực làm việc của cán bộ công chức tỉnh Bắc Kạn

Trong mục này đề tài đi sâu phân tích thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tỉnh Bắc Kạn. Trước hết, chúng tôi đánh giá thực trạng cách hoạt động mà tỉnh Bắc Kạn đã và đang thực hiện nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức của Tỉnh. Tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng công tác tạo động lực và các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc của cán bộ công chức tỉnh thông qua kết quả phân tích phiếu điều tra 320 mẫu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đó, đề tài đánh giá những mặt được và chưa được của công tác này ở tỉnh Bắc Kạn để từ đó có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương sau.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc của cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)