Chương 3: ẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
3.2.1 Các hoạt động nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tỉnh Bắc Kạn
3.2.1.2 Chính sách về đào tạo và thăng tiến
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển CBCC nói chúng được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, việc phối hợp với các cơ quan trung ương, các cơ sở đào tạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngày càng chặt chẽ và đồng bộ hơn, thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, đúng đối tượng, tiêu chuẩn chiêu sinh; ngày càng chủ động hơn trong việc mở lớp, tuyển sinh quản lý học viên trong quá trình đào tạo và sử dụng cán bộ sau đại học; kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ. Các chương trình đào tạo được thực hiện theo quy chế do Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện của Ban tổ chức tỉnh ủy. Đối tượng đào tạo áp dụng cho cán bộ đương chức, dự nguồn quy hoạch trong hệ thống chính trị của tỉnh, ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số có triển vọng, có lý lịch rõ ràng, cán bộ đang làm việc tại tỉnh có triển vọng phát triển, đủ điều kiện đào tạo sau đại học trong nước và nước ngoài.
Có thể nói các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã có sự quan tâm, đầu tư lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ CBCC nói chung trên toàn tỉnh, trình độ, chất lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đội ngũ CBCC và nguồn nhân lực trong tỉnh đã và đang được nâng lên rõ rệt và ngày càng được chuẩn hóa theo hướng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần thực hiện tốt các nhiêm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Tạo chuyển biến mãnh mẽ trong nhận thức và hành động cho đội ngũ CBCC về thái độ, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, xây dựng đội ngũ công chức có trách nhiệm cao trong việc, góp phần việc xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp.
Các chương trình đào tạo được thực hiện theo quy chế do Ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện của ban Tổ chức tỉnh ủy. Đối tượng đào tạo áp dụng cho cán bộ đương chức, dự nguồn quy hoạch trong hệ thống chính trị của tỉnh, ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số có triển vọng, có lý lịch rõ ràng, con gia đình chính sách, gia đình cán bộ, đảng viên, cán bộ kháng chiến có quá trình công tác, cống hiến xây dựng và phát triển của tỉnh; cán bộ đang làm việc tại tỉnh có triển vọng phát triển, đủ điều kiện đào tạo sau đại học trong nước và nước ngoài. Có thể nói, các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã có sự quan tâm, đầu tư lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trên toàn tỉnh. Trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và nguồn nhân lực trong tỉnh đã và đang được nâng lên rõ rệt và ngày càng được chuẩn hóa theo hướng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn.
Hàng năm, hàng trăm cán bộ công chức của các UBND huyện, các sở ban ngành được cử đi đào tạo. Các loại hình đào tạo mà tỉnh cử cán bộ tham gia bao gồm: đào tạo thạc sĩ, hoàn thiện bậc đại học (đại học tại chức), bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc cụ thể của cá nhân, đơn vị. Hàng năm hàng, tỉnh mở một lớp cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ nguồn của tỉnh. Từ năm 2010 - 2012, tổ chức mở được 84 lớp đào tạo, bồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã tại tỉnh Bắc Kạn, cho trên 7.421 lượt cán bộ, công chức, viên chức (năm 2010 mở được 19 lớp, gồm 2.050 lượt người tham gia; năm 2011 mở được 16 lớp, gồm 1.241 lượt người tham gia; năm 2012 tổ chức được 49 lớp, gồm 4.130 lượt người tham gia). Đào tạo sau đại học, từ năm 2010-2012 của được cử được 93 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học các chuyên ngành tỉnh cần sử dụng (năm 2010: 15 người; năm 2011: 49 người; năm 2012: 29 người).
Kết quả, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa chức danh, vị trí làm việc. Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh Bắc Cạn phối hợp với các đơn vị tổ chức mở các lớp đào tạo với nguồn kinh phí thường xuyên
Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ công chức đó là việc đánh giá về mức độ hoàn thành công việc hay nói cách khác đó là mức độ đáp ứng thực tế của công chức đối với yêu cầu của công việc mà họ đảm nhiệm. Trong thời gian qua. Các cơ quan sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ đảm nhận công vụ của công chức lại được coi là công tác thi đua và được thực hiện theo văn bản hướng dẫn đánh giá thi đua của hội đồng thi đua các cấp từ tỉnh đến cấp huyện. Tỉnh Bắc Kạn đã nghiên cứu thực hiện việc đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ công chức hàng năm theo hướng xây dựng các quy định, quy trình, nguyên tắc đồng nghiệp nhận xét bỏ phiếu xếp loại, nhân dân - người được hưởng thụ dịch vụ của cán bộ công chức bỏ phiếu tín nhiệm xếp loại, thủ trưởng các sở ban ngành trực tiếp giao việc kiểm soát kết quả hàng ngày đối với cán bộ, công chức đánh giá, xếp loại; hội đồng đánh giá cấp có thẩm quyền đánh giá xếp loại. Có cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ sau khi được xếp loại, đồng thời nếu cán bộ công chức nào trong hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoặc ba năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị miễn nhiệm hoặc chuyển vị trí công tác.
Việc sắp xếp và bố trí sử dụng cán bộ công chức có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước. Nếu bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với công việc được giao thì kỷ cương được đảm bảo, hiệu quả quản lý nhà nước cao, cán bộ trưởng thành lên nhanh; ngược lại việc bố trí, sắp xếp nhân lực sẽ gây ảnh hưởng xấu, hiệu quả quản lý thấp. Khi thực hiện sắp xếp nhân lực tỉnh Bắc Kạn đều chú trọng đến việc tiến hành chọn người có đủ tiêu chuẩn, làm việc có hiệu quả, có uy tín. Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn, đã được rèn luyện trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt vào các cương vị lãnh đạo. Đồng thời, việc sắp xếp nhân lực của tỉnh đảm bảo tính ổn định, tính đồng bộ, tính liên tục, bố trí sử dụng cán bộ đã có sự kết hợp hài hòa giữa cán bộ giàu kinh nghiệm am hiểu địa bàn với cán bộ năng động, có tư duy mới, cách làm mới.