6. Cấu trúc của luận văn
1.2 Quá trình sáng tác của Dạ Ngân
Nhà văn Dạ Ngân có tên thật là Lê Hồng Nga, sinh ngày 6 tháng 1 năm
1952. Quê gốc ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mĩ, tỉnh Cần Thơ. Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bà là phụ nữ miệt vườn chính cống và bà luôn tự hào về điều đó.
Tuổi thơ nhà văn được bảo bọc bằng nghề vườn, cây vườn và nhà nội, trong đó vai trò quyết định thuộc cô bà, người đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi bầy cháu cho ba bà đi kháng chiến. Cho đến khi ba bà bị tù, án khổ sai Côn Đảo rồi chết trong xà lim thì bà thuộc về cô bà hoàn toàn, tâm hồn và tính cách ấy đã quyết định tư chất của bà. Ở vào vùng hành lang giữa căn cứ kháng chiến tỉnh với căn cứ kháng chiến Khu Chín, gia đình bà không có sự
lựa chọn nào khác cho các chị em gái trong nhà: tất cả phải đi vào Cứ tham gia đánh giặc, con đường của cha bà. Lý tưởng đã được đơn giản hoá thành thù nhà rồi sau mới là nghĩa nước.
Ngay từ hồi ở Cứ, lúc nhà văn che đèn lén đọc "Sông Đông êm đềm", cuốn sách thời đó bị coi là “có vấn đề chính trị và đạo đức”, những người lớn tuổi trong toà báo bảo sớm muộn gì bà cũng viết văn. Bà để ngoài tai những lời tiên tri, chiến tranh khiến người ta chỉ ước mình thoát chết mỗi ngày, sau đó cái gì chả được! Sau đó bà làm việc tại Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang.
Rồi từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang, bà được chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh sau truyện ngắn ấy. Năm 1987, bà được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam và con đò thứ hai đã đưa bà đi thật xa miệt vườn của mình, nhưng đó là hành trình thuận theo nhiều nghĩa. Cuối cùng bà cũng được tu nghiệp bốn năm ở Trường viết văn Nguyễn Du, cũng được sống trong bầu không khí của văn hoá cội nguồn, giữa Hà Nội từng cưu mang bà, hai nhà văn hai con người khốn khó trong thời kỳ đi tìm một chỗ dừng chân để tồn tại cùng với.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác :
Cho đến nay Dạ Ngân đã có cả thảy 10 đầu sách, đó là các tác phẩm:
Quãng đời ấm áp (tập truyện ngắn - 1986), Ngày của một đời (tiểu thuyết - 1989), Con chó và vụ ly hôn (tập truyện - 1993), Chân trời nơi ấy ( phim truyện 2 tập - 1995), Gia đình bé mọn ….
Bà được nhận giải Nhì của tạp chí Văn nghệ quân đội cho truyện ngắn Trên mái nhà người phụ nữ (1997) giải Nhì báo tuổi trẻ cho truyện ngắn Thơ vẽ truyền thần (1989).
Dạ Ngân là một tác giả viết văn xuôi xuất hiện sau 1975, nhưng sớm có được vị trí trên văn đàn. Sáng tác của bà thường đề cập đến những vấn đề của đời sống thường nhật. Với Con chó và vụ ly hôn, người ta nói tác phẩm “đã gây ồn ào cho người đọc ngang bằng với dư luận ồn ào về cuộc tình của chị”.
Người đọc gặp ở đây một bút pháp hiện thực, tâm trạng sắc sảo về những tình cảm thầm kín trong đời sống vợ chồng. Con người quan hệ với nhau đâu chỉ với tư cách sinh vật mà chủ yếu là với tư cách tình cảm hòa hợp, tâm hồn nhạy cảm nữa. Và khi nhu cầu tình cảm, tâm hồn đó đã không còn hòa hợp, đã trở nên xa lạ thì việc chia tay của những cặp vợ chồng là điều tất nhiên. Ở truyện ngắn Vòng tròn im lặng mạch triết luận ấy vẫn tiếp nối với thế hệ nàng, con gái nàng, rồi cháu gái nàng, dù không ai khiến bảo, nhưng định mệnh thế nào vẫn là những cuộc hôn nhân bị tan vỡ, phải đi bước nữa đầy gian truân và đầy định mệnh. Thế mới biết người phụ nữ xây dựng được hạnh phúc gia đình bền chặt thật là khó khăn như thế nào. Truyện ngắn Nhìn từ phía khác lại là mảng viết về chiến tranh với nhân vật Thảo, một nữ chiến sĩ hoạt động ở nội thành trong vai một cô hầu bàn ở nhà hàng Vĩnh Thịnh. Cô đã chịu biết bao sự chịu đựng ê chề đến nhẫn nhục với những bọn thực khách đủ loại khác nhau, với những bà chủ, những bảo kê các kiểu. Trong một lần giữa lúc Thảo đang bị bọn thực khách dở trò chơi xấu, Thuận một thương phê binh cộng hòa cũng là một thực khách thường xuyên ở nhà hàng Vĩnh Thịnh đã ra tay cứu giúp Thảo. Cô đã mật báo về cứ nhân thân của người thương phê binh đó và được lệnh nghiên cứu bám sát, giác ngộ. Để làm được lệnh đó Thảo phải tiếp tục quan hệ và đến khi nhận ra những phẩm chất cao thượng của người lính phía bên kia trận tuyến này, cô phải trốn chạy khỏi tình yêu của chính cô. Sau chiến tranh, Thảo không gặp lại người phế binh cộng hòa ấy nữa, nhưng người phế binh ấy vẫn mãi mãi là hạt bụi đã từng rơi vào trong con mắt cô.
Nhìn từ phía khác có lẽ là một cách cảm nhận có phần mới mẻ của Dạ Ngân
về những người lính phía bên kia trận tuyến. Đây cũng là một cách viết có tìm tòi trong mảng đề tài chiến tranh.
Tóm lại, Dạ Ngân thuộc thế hệ phụ nữ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, trưởng thành khi đất nước hòa bình. Cuộc đời Dạ Ngân cũng lắm thăng trầm, truân chuyên, nhưng bà vẫn vượt qua tất cả bằng một nghị lực phi thường. Dạ Ngân là một ví dụ tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam vượt qua những ngăn trở, những định kiến của xã hội để giành lấy hạnh phúc.
Bà là người phụ nữ hiện đại dám giải phóng triệt để về mặt tự do cá nhân để có tất cả năng lực như nam giới. Tuy vậy, nhà văn Dạ Ngân vẫn nhấn mạnh chức năng làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, bà còn cho rằng chính tính nữ trong đời sống hôn nhân và trong tình mẫu tử sẽ làm cho người phụ nữ hiện đại thành đạt “một cách có hương vị”, bằng sự từng trải của một người phụ nữ trí thức đứng tuổi.
Truyện của Dạ Ngân thuộc loại theo dõi kĩ cũng khá thú vị. Bà có cách viết trầm tĩnh, chậm rãi những vấn đề tâm trạng của con người, đặc biệt là những người phụ nữ trong đời sống thường nhật. Bà đã từng nghĩ: Văn chương, đó không chỉ là nghề như mọi nghề mà còn là con đường khổ ải cho những người đàn bà cầm bút. Dù vậy, vẫn hơn, vì con đường ấy cho người ta sự cô độc tối cao, niềm tin dai dẳng và có thể khóc cười thoải mái một mình.
Nhìn chung bà đã có được nét riêng trong mạch truyện của mình và là một người viết xuất hiện từ sau 1975 nhưng đã có được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, đồng thời còn khẳng định được mình trong văn học Việt Nam đương đại.
CHƯƠNG 2