CHƯƠNG 3 MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỦA DẠ NGÂN
3.3. Yếu tố tự truyện trong sáng tác của Dạ Ngân
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả có định nghĩa “tự truyện” là “Tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm”. Tự truyện nảy sinh trong môi trường văn hóa Tây Âu cận đại, nền văn hóa với tinh thần tự phân tích và cảm quan cá nhân chủ nghĩa. Những tự truyện đầu tiên in dấu nếp sống của tín đồ Thiên Chúa giáo, rõ nhất là việc xưng tội. Chính ở văn hóa này đã nảy sinh tác phẩm mẫu mực thời đầu của thể loại tự truyện như Tự thú của Thánh Augustinus, cho đến những tác phẩm đã đạt đỉnh cao về sự hoàn thiện thể loại như Tự thú của Jean Jacques Rousseau. Tự truyện tương đối gần với tiểu thuyết, nhất là những tiểu thuyết Tây Âu thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 có những nhân vật kể
chuyện ở ngôi thứ nhất số ít (xưng "tôi"), có tham vọng ghi lại lịch sử tâm hồn con người từ "cái nhìn bên trong" như Adolphe (1816) của Benjamin Constant, Tự thú của một đứa con của thời đại (1836) của Alfred de Musset v.v...
Các tác phẩm tự thuật trở thành lời “tác giả thuật lại đời mình một cách tự nhiên và trung thực, mỗi bối cảnh của một giai đoạn trong cuộc đời là một chủ đề xếp thành tiểu thuyết, và tùy theo mỗi sự việc ấy mà tác giả bình luận hay lý luận để tỏ rõ tư tưởng, lập trường hay chí hướng của mình”, hay nói cách khác, cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, những tác phẩm đó thể hiện rõ rệt chức năng của các tự truyện. Ở Việt Nam, hình thức tự truyện đã có một số xuất bản phẩm tạo nên sự kiện được dư luận chú ý gần đây, điển hình là Lê Vân, yêu và sống của Lê Vân. Tuy cùng nói về cá nhân, cần phân biệt tự truyện với các dạng thức thông thường khác của tiểu sử nhà văn như các sơ yếu lý lịch, các bản tự thuật ngắn gọn nhằm đáp ứng các cuộc phỏng vấn của báo chí, các bản tự thuật mà nhà văn cho in kèm theo khi công bố tác phẩm của mình. Trong thực tế tự truyện bao gồm cả yếu tố truyện (hình thức, một thể loại tự sự) và yếu tố tự thân (nội dung, bản thân) của người của người viết truyện. Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lý giải cuộc sống đã qua của tác giả như một chỉnh thể, tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình. Người viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc xắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình. Do luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã qua, thể hiện mưu toan quay lại với thời tuổi trẻ, tuổi thơ, làm sống lại những quãng đời nhiều kỷ niệm nhất, hình thức tự truyện thường được viết khi tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường trong cuộc đời mình và nhìn lại những gì đã qua như một sự chiêm nghiệm. Là một thể loại mang tính giáp ranh (với hồi ký, nhật ký, tiểu sử), tự truyện vẫn có sự khác biệt nhất định. Nhật ký vốn thiên về tóm
tắt sự kiện đang diễn ra, không hư cấu, và có thể không bao gồm sự bình luận về sự kiện, trong khi tự truyện có thể bao gồm sự tái cấu trúc, sắp xếp sự kiện rời rạc không liền lạc trong trí nhớ của tác giả, có thể gắn với hư cấu. Nhật ký cũng không có sự cách biệt giữa thời gian viết và thời gian được nói tới mà là những sự kiện đang diễn ra theo tiến trình thời gian sống của người cầm bút, trong khi đó tự truyện, do hạn chế của khoảng cách thời gian sự kiện được viết và thời điểm viết, đã ngăn trở ít nhiều việc nhìn nhận lại cuộc đời của bản thân mình như một chỉnh thể duy nhất và liền mạch. Tự truyện cũng khác biệt với hồi ký tuy ít nhiều rất khó có thể tìm một ranh giới tuyệt đối cho thể loại:
nếu tác giả tự truyện thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của mình trong sự tương tác với thế giới bên ngoài, thì hồi ký thường lưu ý trước hết đến thế giới bên ngoài ấy, với những con người, cảnh quan đã được tác giả tiếp xúc, nếm trải. Sự khó khăn trong việc phân định loại thể của tự truyện so với hồi ký sẽ chỉ được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học giải quyết với từng trường hợp cụ thể, tác phẩm nhấn mạnh ở khía cạnh tự truyện hơn hay hồi ký hơn, mà thôi.
Sáng tác của Dạ Ngân không thuộc hoàn toàn vào thể tự truyện, Nhưng có thể nói, yếu tố tự truyện là đặc điểm nổi bật trong nhiều tác phẩm của chị từ trước đến nay. Từ truyện dài viết cho thiếu nhi Miệt vườn xa lắm đến một vệt truyện đặc sắc: Con chó và vụ ly hôn, Cõi nhà, Vòng tròn im lặng, Nhà không có đàn ông, Thế kỷ sau Tsêkhốp… và đặc biệt là tác phẩm gần đây nhất tiểu thuyết Gia đình bé mọn độc giả luôn thấy thấp thoáng bóng dáng con người, số phận, tính cách Dạ Ngân… như thể “tác giả tự viết về cuộc đời mình” như vậy.
Song tác phẩm của Dạ Ngân cũng không phải là một bản khai tiểu sử, lý lịch khô khan. Nếu “tự thuật yêu cầu trình bày súc tích những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời của nhà văn”, thì “tự truyện lại yêu cầu nhà văn tái hiện
đoạn đời đã qua của mình trong tính toàn vẹn, cụ thể - cảm tính, phù hợp với một lý tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định” [61, 265]. Miệt vườn xa lắm làm sống dậy cả một quãng đời tuổi thơ hồn nhiên, nghịch ngợm “được bao bọc trong cây trái, phù sa, ánh sáng, nhân tình” - cái nôi đầu tiên đưa Dạ Ngân đến với nghiệp văn chương. Chỉ có điều, quãng đời ấy không hiện lên tuần tự theo kiểu lịch biểu: ngày - tháng - năm mà được dồn nén, chất chứa trong hình dung, tưởng tượng, trong những kỷ niệm chất chồng cùng lúc ùa về sinh động trong khoảng thời gian là một ngày (từ mờ sáng cho đến nửa đêm) của cô bé Tiệp Kiến Vàng. Vì vậy đây không phải là sự thông báo về quá khứ tái sinh, hấp dẫn, lung linh. Nhà văn như được sống lại một lần nữa đoạn đời đã qua của mình. Nhưng Miệt vườn xa lắm còn là một tiểu thuyết gia đình, cũng là một tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thấm thía và ám ảnh” [89]. Ràng buộc và đối đầu, yêu thương và tranh đấu… cái bi kịch muôn đời trong gia đình, dù ở trong thời chiến hay cũng như trong thời bình cũng đều không tránh khỏi một lần nữa được đặt ra trong tác phẩm này… Có phải vì thế mà Miệt vườn xa lắm không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt với các bạn đọc nhỏ tuổi mà còn dành được sự thu hút và sự chú ý của không ít những người đọc lớn tuổi hôm nay.
Tiếp nhận tác phẩm của Dạ Ngân, độc giả dễ dàng nhận ra nhiều “chi tiết” có trong tiểu sử của nhà văn. Cảnh “nhà không có đàn ông”, bà cô góa chồng quyết lòng ở vậy để thay anh “cai trị” và “gánh vác” trên vai cả một triều đại, cuộc hôn nhân không tình yêu do chiến tranh thu xếp sắp đặt của một nữ nhà văn, rồi mối tình trắc trở mà mãnh liệt, nồng nàn như huyền thoại giữa đời thường… là những lát cắt đời tư được nhà văn đưa vào như một thứ chất liệu quan trọng để xây cất lên công trình nghệ thuật của mình. Nhưng đọc Cõi nhà, Vòng tròn im lặng, Con chó và vụ ly hôn, Gia đình bé mọn….
rồi cho đó là tất cả cuộc đời Dạ Ngân thì thật sai lầm. Trong tác phẩm tự truyện, các sự kiện tiểu sử nhà văn chỉ đóng vai trò là cơ sở của những sáng
tạo nghệ thuật. Bởi vì, không giống như tự thuật luôn lấy tính xác thực của sự kiện làm cứu cánh, tự truyện sử dụng chất liệu hiện thực với mục đích nghệ thuật khác nhau. Còn nhớ khi được hỏi về Gia đình bé mọn, nhà văn đã từng khẳng định: “Cuốn sách này giàu yếu tố tự truyện. Tôi là tạng nhà văn cái gì không ngấm vào mình, không trải qua thì không thể viết sâu sắc. Dạ Ngân và Nguyễn Quang Thân là hai nguyên mẫu chính cho cuốn tiểu thuyết này. Tôi không thay đổi tiểu sử, nhân thân của hai nhân vật chính”; khẳng định nhân vật Tiệp có mang bóng dáng mình trong đó… Đồng thời, nhà văn cũng phủ nhận ngay ý kiến cho rằng “đây là câu chuyện về tình yêu của chị và nhà văn Nguyễn Quang Thân”: “Tôi không nghĩ đây là cuốn sách về tình yêu. Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết về đề tài hậu chiến. Sống trong đất nước của những cuộc chiến kéo dài, thân phận người Việt nào cũng có một bắt nguồn từ chiến tranh, chiến tranh ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ, còn dấu vết cho tới tận bây giờ. Tôi viết Gia đình bé mọn với tâm thế ấy, chứ không phải ca ngợi hay lý giải cho một chuyện tình” [52]. Như vậy, dù đẹp đẽ và hấp dẫn như một huyền thoại về tình yêu thì câu chuyện đời tư của nhà văn ở đây chỉ đóng vai trò như một “cái cớ” để chị bày tỏ bao trăn trở, suy tư về cuộc sống. Với bút pháp hiện thực nghiêm nhặt, nhà văn đã góp phần tái hiện, lý giải cuộc chiến tranh, xem nó đã thu xếp số phận cho những con người như thế nào.
Tiếp đó là thời hậu chiến cay cực với cái đói khổ đáng rùng mình một thời.
Điều quan trọng là, những biến cố lớn lao của thời cuộc ấy đã được nhìn nhận từ góc độ đời tư, từ số phận con người. Thân phận, quá khứ và tâm trạng của Tâm (Cõi nhà), người mẹ (Vòng tròn im lặng), Tiệp, Đính (Gia đình bé mọn)… đều trĩu nặng những thế sự đời tư. Hiện thưc của một thời sống động trong từng chi tiết: từ đồ vật (hình ảnh những cái thìa đục lỗ chống ăn cắp trong hàng phở quốc doanh, chai nước tiểu bệnh nhân phải nộp khi vào bệnh viện); cho đến ngoại hình của con người (nhân vật Đính); những nét tâm lý có
lẽ không của riêng một người nào (Cả hai bất ngờ nhìn vào mắt nhau, ở đó là những tiếng nói chung về sự đau khổ, nỗi thất vọng và cả nỗi ngờ vực bên trong mỗi con người). Cả những thói tật của con người - thứ sản phẩm tật nguyền của chiến tranh, thời bao cấp nhiều lệch lạc cũng được phơi bày, nhiều khi đến mức trần trụi, lạnh lùng. Đó là căn bệnh “quân lệnh như sơn”
của những người đàn ông từng khoác áo lính (Năm Trường); thói hống hách của nhân viên nhà nước (nhân viên bán vé và mụ bưu vụ); sự đam mê quyền lực (Tuyên); trò lấy chức đè người (Hai Khâm); tâm lý thực dụng đến mức ô trọc (Vĩnh Chuyên, Bảo, Hoàng trong Gia đình bé mọn, cô cháu gái trong Vòng tròn im lặng)… và trên hết là vô cảm đáng sợ của con người trước đòng loại. Tất cả những người, những việc ấy, có thể nhà văn đã gặp trong đời, cũng có thể là kết quả từ những suy tư, nghiền ngẫm mà cuộc sống gợi lên.
Điều đó rõ ràng là,đời tư hay chính là những gì nhà văn đã sống, đã trải nghiệm đã được Dạ Ngân nhào nặn, lựa chọn để nói lên bao điều có ý nghĩa lớn lao, sâu sắc. Vượt ra ngoài nội dung là những câu chuyện riêng tư, vượt ra ngoài chủ nghĩa tả khổ, kể khổ thông thường, nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của nữ nhà văn miền Tây này là những nghiền ngẫm, trăn trở về vấn đề thân phận con người, mối quan hệ nhiều rạn vỡ giữa con người với con người trước những biến động của thời cuộc. Như vậy, màu sắc tự truyện không những không làm giảm giá trị những sáng tác của Dạ Ngân mà một lần nữa khẳng định giá trị chiều sâu nhân văn cũng như sự già dặn trong xử lý chất liệu hiện thực phục vụ cho mục đích sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút.
Đây chính là một trong những điều mà chúng ta cần phải khám phám, cần phải tìm hiểu một cách thấu đáo và cụ thể, để có thể hiểu được giá trị của các tác phẩm Dạ Ngân.
Thực tế văn học cho thấy, “các nhà văn lãng mạn ở thế kỷ XVIII sử dụng đời tư như chất liệu để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức
tạp trong hoạt động tâm lý và đời sống tình cảm của mỗi cá nhân con người.
Nhà văn hiện thực thế kỷ XIX lại viết về bản thân để phơi bày các mối quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người với hoàn cảnh xã hội. Ở thế kỷ XX, nhiều nhà văn thuật lại cuộc đời của chính mình để qua đó phản ánh số phận của dân tộc, cộng đồng và thời đại. Như vậy, tự truyện có thể bao quát hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự và sử thi” [61, 265].
Chính đặc điểm này làm cho tự truyện rất gần gũi với tiểu thuyết - thể loại văn học “có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại hình văn học khác” - “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” [61, 224-225].
Cũng như Mực mài nước mắt của Lan Khai hay Sống mòn của nhà văn Nam Cao trước đây, Gia đình bé mọn và nhiều truyện ngắn của Dạ Ngân được viết ra không nhằm giới thiệu hay phô trương thân thế và sự nghiệp của mình. Bút pháp hiện thực nghiêm nhặt cũng không chỉ giúp nhà văn soi rọi những góc khuất của bức tranh xã hội mà còn soi rọi cả những góc khuất trong tâm tư của nhân vật. Có lẽ, lúc cầm bút là lúc nhà văn được sống thật với lòng mình nhất để bày tỏ, để bộc lộ. Quan niệm về văn chương của Dạ Ngân là: “Văn chương hoàn toàn được coi như đạo, vì sứ mệnh giãi bày và cứu rỗi của nó. Tôi mộ Đốt, đó là tác giả người ta có thể đọc ở mọi thời kỳ, mọi giai đoạn của cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà tôi không dung hoà được với những gì nhè nhẹ, thoang thoáng, đèm đẹp. Tận cùng, đó là phương châm sống, phương châm viết của tôi và tôi không lùi bước khi phải trả giá. Nhưng tôi có sự ôn hoà của người miệt vườn và thích được ứng xử ôn hoà, để được yên tĩnh và thanh thản mà tận cùng với văn chương. Con đường ấy cho người ta sự cô độc tối cao, niềm tin dai dẳng và có thể khóc cười thoải mái một mình”. Thiết nghĩ, viết những truyện ngắn và tiểu thuyết giàu màu sắc tự truyện, Dạ Ngân còn muốn gửi gắm vào đó tâm sự của một người phụ nữ,
một người mẹ có tấm lòng biển cả như bao người mẹ trên cõi đời này nhưng cuộc đời thì trăm nỗi đa đoan. Có người cho Gia đình bé mọn là lời tự thú, một sự sám hối thành thực và khẩn thiết của người mẹ với các con. “Ai đó nói rằng: người nào có được cùng lúc ba thứ thì người đó sẽ có hạnh phúc: một công việc để làm, một người để yêu và cái gì đó để hi vọng. Nàng có công việc của tư chất, có người đàn ông của số phận, còn hi vọng thì nàng hi vọng gì, hi vọng rồi các con sẽ tha thứ cho nàng ư?” [9, 280]. Dù đây không phải là lời kể chuyện của nhân vật ở ngôi thứ nhất số ít kiểu nhân vật thường thấy ở thể tự truyện, nhưng chắc chắn phải là những lời cất lên từ gan ruột, từ thẳm sâu cõi lòng của chính người cầm bút. Ở Gia đình bé mọn, những đoạn kể chuyện, dẫn dắt cốt truyện kể về công việc hay gia đình dòng họ nhân vật thường để nguyên tên nhân vật nhưng những đoạn viết về tình yêu giữa Đính và Mỹ Tiệp, miêu tả thế giới nội tâm, ngôi kể luôn tự động trở thành nàng:
“Tiệp đến trước mặt mụ bưu vụ, căng thẳng, như một tội nhân chưa chuẩn bị được mánh khóe nào để đối phó cả”, (…) Tiệp bỗng thấy mọi thứ chung quanh như bị đẩy ra, đúng hơn, như nàng đang trồi lên từ một ốc đảo, bồng bềnh, mụ mị, nhưng đặc biệt dịu dàng”… Những đoạn miêu tả cảnh sex, đại từ thay thế nàng chiếm tỉ lệ nhiều hơn là đại từ “Tiệp” Thêm nữa, tác phẩm của Dạ Ngân cũng không chỉ là lời sám hối. Từ trong nỗi đau, người mẹ ấy còn thức dậy trong con niềm tin vào cuộc sống, vào sức cảm hóa của tình người. “Bây giờ con vừa bị con gái nhổ vào cái nghèo khổ và con hiểu rõ, chỉ có niềm kiêu hãnh thần thánh mới cứu được nhân loại. Con hãy an tâm sống, rồi con gái của con sẽ hiểu ra, bằng cái giá của chính nó… Con gái có thể hư, có thể bất hiếu, nhưng người mẹ thì vẫn phải vô biên trong đại dương của mình” [7, 146]… Trên hết, sáng tác của Dạ Ngân là khao khát được đồng cảm, sẻ chia từ phía người đọc với những buồn đau, mất mát, cả sự lựa chọn chảy máu của một người đàn bà mang mặc cảm bỏ con mà đi lấy chồng, cũng