PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA HÀNH CHÍNH
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.3 Nội dung và quy trình thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội
1.1.4.2 Các nhân tố khách quan
Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra
Đểnâng cao hiệu quảcông tác thanh tra, pháp luật hiện hành đã xácđịnh trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể, trong suốt quá trình của hoạt động thanh tra, nhất là trong giai đoạn xửlý kết luận thanh tra hoặc xửlý các vụvi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra.
Khi kết thúc thanh tra, nếu đối tượng được thanh tra không phối hợp cùng làm rõ các vấn đề chưa thống nhất thì chất lượng kết luận không cao. Riêng đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp các thông tin mà mình biết được cho cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụviệc và thông báo kết quảxửlý vụviệc cơ quan thanh tra biết.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Công luận và dư luận xã hội
Công luận cũng như dư luận xã hội đã, đang phát huy vai trò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nước. Các phương tiện truyền thông cùng với dư luận xã hội hiện nay trở thành một những lực lượng xung kích trong việc phát hiện những cái mới, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến và cả việc tấn công vào những tệ nạn của đời sống xã hội. Sự khen chê của công luận và dư luận xã hội có một sức mạnh không nhỏ tác động vào tâm tư, suy nghĩ, hành động của từng cá nhân.
Đối với hoạt động thanh tra, nhiều cuộc thanh tra đã được dư luận quan tâm, chú ý, nhất là những cuộc mà kết quả thanh tra thường sẽ tác động tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xử lý những vấn đề xã hội đang bức xúc. Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều bài báo, những loạt phóng sự điều tra... về những hành vi vi phạm của người có chức quyền trong hoạt động quản lý, để xảy ra sai phạm đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra và kiến nghị xửlý. Tuy nhiên, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh đúng đắn và bình luận một cách khách quan, không thiên vị sẽ là điều hết sức thuận lợi cho cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ngược lại, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh các tình tiết, sự việc một cách phiến diện, chủ quan thì khi tiến hành thanh tra cơquan thanh tra phải chịu một áp lực không nhỏtừcông luận và dư luận xã hội. Trong trường hợp như vậy rất có thểdẫn tới việc ra những quyết định, xửlý theo dư luận và công luận xã hội, làm mất đi tính khách quan của hoạt động thanh tra và do vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quảcủa công tác này.
Tiêu cực xã hội
Hiện nay, những tiêu cực xã hội đã vàđang tấn công vào hệthống cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan quan thực thi pháp luật, gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộcông chức. Một thực trạng còn tồn tại, trong hoạt động thanh tra không phải là không có những cán bộ đã bị xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tiêu cực xã hội xảy ra, nhất là tệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
hối lộvà nhận hối lộ, thì hoạt động thanh tra sẽkhông thểchính xác, khách quan và công bằng. Khi đó, các quyết định được ban hành chỉlà hình thức, sáo rỗng đểbiện minh cho một nội dung đã được biết trước và bị làm sai lệch. Nếu tác hại của nạn hối lộvà tiêu cực là rất nghiêm trọng trong xã hội thì nó cũng không loại trừ đối với hoạt động thanh tra. Vì thế, chúng ta cần phải có các giải pháp cụ thể để phòng chống các tác hại này, nhất là việc xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh, liêm khiết, có lương tâm và đạo đức nghềnghiệp.
Ngoài tiêu cực xã hội, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, họhàng, làng xóm, ...
cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt động thanh tra trong trường hợp người tiến hành thanh tra là người thân thích. Bên cạnh đó, người tiến hành thanh tra cũng có thểkhó tránh khỏi sựnhờvảcủa những người có chức quyền và đây chính là vấn đề nhạy cảm và khó xửlý, nhất là khi hoạt động thanh tra chỉ có tính độc lập tương đối như hiện nay.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra hành chính
Đểtiến hành hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra phải căn cứvào những trình tự, thủtục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghịhoặc xửlý các hành vi vi phạm. Hoat động thanh tra có tính chất khá đặc thù, riêng biệt - không giống như hoạt động quản lý và cũng không phải là hoạt động tư pháp. Nhiều người cho rằng hoạt động này mang tính hành chính - tư pháp. Nếu như cơ quan tư pháp, nhất là Tòa án thực hiện việc xét xử trên cơ sở hồ sơ vụ việc và quy định pháp luật; hoạt động quản lý là nhanh nhạy, bảo đảm phù hợp với sự phát triển thực tiễn, thì hoạt động thanh tra hình như cần đến cả hai yêu cầu này. Khi cơ quan thanh tra đưa ra các kiến nghị đổi mới về cơ chế, chính sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế- xã hội, lúc đó tính hành chính được thểhiện,ngược lại khi áp dụng chếtài pháp luật để xửlý vi phạm phát hiện qua thanh tra thì tính tư pháp lại thểhiện rõ nét hơn. Chính vì sự đặc thù này của hoạt động thanh tra đặt ra đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải có sựphù hợp, chặt chẽ và đầy đủ. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng,
Trường Đại học Kinh tế Huế
hệthống các quy định pháp luật về thanh tra thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra. Ngoài tác động từ các quy định pháp luật về thanh tra (các quy định liên quan tới thẩm quyền, trình tự thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra) thì các quyđịnh pháp luật vềnội dung (pháp luật vềtài chính, ngân hành, y tế, giáo dục, đất đai...) cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh tra. Điều này được minh chứng qua một số trường hợp khi xửlý kiến nghị của cơ quan thanh tra đã gặp phải vướng mắc do pháp luật chưa có những chếtài cụthể, chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổchức, cá nhân trong quá trình quản lý.
Như vậy, cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra hay những quy định pháp luật về thanh tra nói riêng và pháp luật nói chung đóng vai trò quan trọng và là yếu tố tác động trực tiếp, cóảnh hướng lớn tới chất lượng, hiệu quảhoạt động thanh tra.