PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA HÀNH CHÍNH
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Kinh nghiệm thanh tra hành chính của một số nước trên thế giới
Mô hình tổ chức thanh tra hành chính ở một số nước trên thế giới Hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng là một khâu không thểthiếu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, chống các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực của đội ngũ công chức, nhiều quốc gia đã thành lập cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính đểkiểm soát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập... Thanh tra, giám sát hành chính ở mỗi nước có tên gọi khác nhau: Trung Quốc gọi là Bộ giám sát hành chính; Hàn Quốc - Ban thanh tra và kiểm toán; Ai Cập -cơ quan Giámsát hành chính...
Cơ cấu tổchức: Người đứng đầu cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính do người đứng đầu cơ quan hành pháp bổ nhiệm (Tổng thống hoặc Thủ tướng) với sự phê chuẩn của Quốc hội. Thời hạn làm việc của người đứng đầu cơ quan Thanh tra
Trường Đại học Kinh tế Huế
không quá 02 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ khoảng 04 năm. Pháp luật hầu hết của các quốc gia trên quy định người đứng đầu cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính tương đương với hàm Bộ trưởng. Tại Hàn Quốc, Chủ tịch Ban thanh tra và kiểm toán tương đương với hàm Phó Thủ tướng; Ai Cập quy định người đứng đầu cơ quan Giám sát hành chính tương đương hàm Bộ trưởng nhưng không phải là thành viên Chính phủ.
Thanh tra viên là những người có năng lực, kiến thức và hiểu biết vềpháp luật và thường được tuyển dụng từnhững công chức có thâm niên trong các cơ quan nhà nước, các cơ quan Tư pháp, nhất là tại Toà án. Nhân viên trong cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính được phân chia thành các ngạch, bậc và sắp xếp theo từng lĩnh vực chuyên môn.
Cơ cấu tổ chức của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính gồm các bộ phận như phòng ban, đơn vị được tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ: Có nước được tổ chức theo cấp hành chính hoặc tổ chức tập trung ở cấp Trung ương và đặt các Văn phòng đại diện ở một số khu vực. Ví dụ: ở Trung Quốc, Bộ giám sát hành chính được thành lập tại Trung ương là cơ quan thuộc Quốc vụviện (Chính phủ). Các cơ quan Giám sát được thành lập tại địa phương thuộc Uỷban nhân dân các cấp.Ở Ai Cập, cơ quan giám sát được tổchức chủyếuởcấp Trung ương, gồm: các Tổng cục, Cục, đơn vị chức năng và Văn phòng đại diện của cơ quan giám sát đặt tại những khu vực nhất định đểgiám sát một hoặc một sốtỉnh, thành phốmà không thành lập cơ quan giám sát của chính quyền địa phương.
Chức năng, nhiệm vụ: Nhìn chung, vềchức năng, nhiệm vụcủa các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chínhởcác quốc gia có những điểm cơ bản, đó là:
- Giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước nhằm bảo đảm sựchấp hành và tuân thủpháp luật một cách nghiêm chỉnh;
- Xem xét, giải quyết các khiếu nại, tốcáo theo thẩm quyền;
- Thanh tra vềthực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước và các đối tượng khác thuộc quyền giám sát.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bên cạnh đó, tùy thuộc thể chế ở từng quốc gia cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính còn có những chức năng, nhiệm vụ khác. Chẳng hạn, Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc có nhiệm vụ xác nhận các quyết toán về thu và sửdụng ngân sách quốc gia; kiểm toán các cơ quan nhà nước; các cơ quan tựquảnở địa phương;
các tổ chức được Nhà nước trao quyền. Ở Trung Quốc có Bộ giám sát hành chính và Uỷban kiểm tra kỷluật của Đảng, các cơ quan này kết hợp với nhau tạo thành mô hình "một nhà hai cửa". Lãnh đạo cơ quan là Uỷ viên Bộ chính trị phụ trách công tác kiểm tra kỷluật đảng và một Bộ trưởng phụ trách công tác giám sát hành chính thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời xem xét kỷ luật đảng đối với cán bộ, công chức là đảng viên. Tại Ai Cập, cơ quan Giám sát hành chính có quyền giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ, các tổchức nhà nước, các tổchức kinh tế tư nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội, hợp tác xã sản xuất kinh doanh có quan hệ vềtài chính với Nhà nước. Về thẩm quyền, cơ quan này có quyền tiếp nhận điều tra, tốcáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo vềhành vi tham nhũng, tiêu cực của những đối tượng thuộc quyền giám sát, thanh tra các vụ tiêu cực của công chức trong cơ quan hành chính và có quyền điều tra khởi tố vụán hình sự. Bên cạnh đó, Thanh tra, giám sát hành chính ngoài việc đưa ra kết luận, kiến nghị để xử lý những trường hợp cụ thể, còn phân tích, đánh giá những vấn đề có tính chất rộng lớn để tìm ra nguyên nhân, tình trạng quản lý yếu kém, tham nhũng.
Phương thức hoạt động: Tùy thuộc quy định pháp luật mỗi quốc gia, phương thức hoạt động của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính ở mỗi nước có những nét đặc thù riêng.
- Cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập (gọi tắt là ACA) theo quy định đặt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của người đứng đầu tại Trung ương. Những thông tinthu được từ các văn phòng giám sát tại 16 tỉnh được chuyển về trung tâm ACA xửlý và quyết định. Trong hoạt động, ngoài việc tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát để giải quyết các vụ việc phức tạp, ACA còn giao cho mỗi Thanh tra viên theo dõi giám sát một hoặc một số đối tượng nhất định theo kếhoạch đãđược phân công đểchủ động tiến hành thanh tra, giám sát theo thẩm quyền.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành chính, ACA chú trọng việc phát hiện từ xa để hạn chế thấp nhất các vi phạm pháp luật. Trường hợp phát hiện vi phạm thì giải quyết kịp thời và xử lý nghiêm minh để ngăn chặn hậu quả và răn đe giáo dục. Trong quá trình thực thi quyền giám sát, ACA thường chú trọng tập trung vào các hoạt động kinh tế, nhất là việc ký kết, thực thi những hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp tác xuất nhập khẩu với nước ngoài, vì đây là môi trường dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Để phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ACA đã thiết lập“điện thoại nóng” để tiếp nhận một cách nhanh nhất các thông tin do nhân dân cung cấp cùng với việc sử dụng các chuyên gia, các nhà chuyên môn trong khi xem xét, giải quyết các vụviệc liên quan đến những vấn đề phức tạp, chuyên ngành sâu cũng như mạng lưới cộng tác viên rộng rãi để tăng cường sựgiám sát, kiểm tra của cơ quan đối với hoạt động của đối tượng bịgiám sát trên phạm vi và địa bàn rộng lớn. Vì vậy, các báo cáo kết luận, quyết định, kiến nghị của cơ quan này có tính thuyết phục cao và có tác dụng giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.
- Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc (BAI) thực hiện 02 chức năng cơ bản là thanh tra và kiểm toán. Sau khi có báo cáo kết luận về vụ việc được thanh tra, kiểm toán, BAI có quyền đưa ra các phán quyết và kiến nghị, quyết định về trách nhiệm bồi thường (đối với người có hành vi vi phạm), đềnghịhình thức kỷluật (đối với người vi phạm kỷ luật), yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đã xảy ra; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổsung hoặc huỷ bỏ cácvăn bản sai trái không phù hợp với thực tế. Qua thanh tra và kiểm toán, nếu thấy rằng có hành vi tội phạm xảy ra, BAI lập báo cáo gửi tới cơ quan Công tố đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm.
Khi có đơn thư phản ánh, BAI tiếp nhận và xem xét những khiếu nại của những người có quyền và lợi ích bị xâm phạm bởi việc làm trái pháp luật hoặc không công bằng của Kiểm toán viên, của công chức, những người là đối tượng thuộc phạm vi giám sát. BAI thiết lập “đường dây nóng” miễn phí để tiếp nhận và xửlý nhanh nhất các thông tin tốcáo của quần chúng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong cơ cấu của BAI còn có Uỷ ban chống tham nhũng (gọi tắt CPC), có chức năng tư vấn cho Chủnhiệm vềviệc phòng, chống tham nhũng với mục đích là nhằm tiếp nhận các ý kiến và quan điểm của các học giảvềsự phân tích để loại trừ tình trạng quản lý yếu kém dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan nhà nước.
CPC phân tích các nguyên nhân quản lý yếu kém và tham nhũng, tiêu cực; đưa ra các kiến nghị khắc phục, nghiên cứu cách tháo gỡ, sửa chữa khiếm khuyết trong cơ chếquản lý và những quy định trong quản lý đã tiềmẩn những sai trái làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực; đưa ra các kiến nghịnhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quảhoạt động thanh tra, kiểm toán khắc phục tình trạng trì trệ trong quản lý, ngăn chặn tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ công chức nhà nước.
Một số kinh nghiệm của Hàn Quốc trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
Mục tiêu của hoạt động thanh tra kiểm toán Hàn Quốc: Đảm bảo tài chính quốc gia lành mạnh;Đảm bảo an sinh xã hội vàĐảm bảo kỷ cương công vụ, công chức.
Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra kiểm toán, chiến lược thanh tra kiểm toán của Hàn Quốc hướng vào những nội dung sau đây:
- Thực hiện thanh tra, kiểm toán có trọng điểm mang tính lựa chọn và tập trung đểkhắc phục hạn chếvềnhân lực và ngân sách cho hoạt động này.
- Áp dụng đa dạng các phương thức, phương pháp thanh tra, kiểm toán phù hợp với mục đích thanh tra, kiểm toán đểsửdụng với hiệu suất cao của nguồn nhân lực.
- Khuyến khích người dân cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động thanh tra, kiểm toán nhằm khắc phục những khoảng trống trong hoạt động này.
- Loại bỏsớm nguyên nhân gây trởngại cho việc thực hiện các dựán quốc gia thông qua việc thanh tra thường xuyên ngay trong quá trình thực hiện dựán.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, kiểm toán với việc thực hiện mục tiêu phát hiện xử lý sai phạm, hoàn thiện cơ chế chính sách và phòng, chống tiêu cực trong đội ngũ côngchức.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Xây dựng kỷ cương nội bộ đối với nhân viên cơ quan thanh tra, kiểm toán, một điều kiện quan trọng bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm toán.
- Ngoài ra, Hàn Quốc còn coi trọng việc xây dựng hệ thống thanh tra, kiểm toán nội bộ ở tất cả các cơ quan công, coi đó như là một cơ chế quan trọng của người quản lý để bảo đảm hiệu quả hoạt động điều hành của mình đồng thời phòng ngừa các vi phạm pháp luật một cách chủ động nhất.
Chú trọng việc xây dựng kếhoạch thanh tra, kiểm toán:
BAI xây dựng các kế hoạch trung hạn (04 năm) tương đương với nhiệm kỳcủa Chủtịch BAI, và kếhoạch thanh tra kiểm toán hàng năm. Đồng thời các cuộc thanh tra cụ thể (cá biệt) cũng được lên kếhoạch chi tiết để bảo đảm hiệu quả thanh tra, kiểm toán. Trên thực tếthì kếhoạch thanh tra trung hạn và hàng năm khó hoàn thành, nhất là kếhoạch trung hạn bởi sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội
Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán cũng giống như ở Việt Nam thông qua các bước thu thập thông tin và khảo sát, phân tích tài liệu, dự kiến phương thức tiến hành và soạn thảo kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra xây dựng trên cơ sởxin ý kiến cấp trên và tham khảo ý kiến đồng nghiệp. Việc lập kếhoạch thanh tra là rất cần thiết nhằm phân bổnguồn lực có hạn của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhưng vẫn bảo đảm được yêu cầu và mục đích của công tác thanh tra, kiểm toán.
Kếhoạch thanh tra cũng là căn cứquan trọng để các thành viên đoàn thanh tra bám sát được các nội dung cần tiến hành thanh tra, kiểm toán và là cơ sở để đánh giá kết quảcủa hoạt động này.
Các thông tin tài liệu phục vụ cho việc xây dựng kếhoạch thanh tra là những thông tin liên quan đến tổchức và hoạt động của đối tượng thanh tra được phản ánh qua báo chí, qua các cơ quan quản lý cũng như khiếu nại, tốcáo của người dân.
Những nguy cơ (rủi ro) trong hoạt động thanh tra, kiểm toán hay nói cách khác các thất bại trong hoạt động này thường là: Không phát hiện được vi phạm của
Trường Đại học Kinh tế Huế
đối tượng; phát hiện sai phạm nhưng làm ngơ (bao che); kết luận thanh tra không bảo đảm tính khách quan, chính xác; cuộc thanh tra bị kéo dài, chi phí tốn kém. Đây là những vấn đề mà cơ quan thanh tra, kiểm toán cần lường trước đểgiảm thiểu rủi ro thất bại trong hoạt động của mình và thường xuyên phân tích, rút kinh nghiệm.
Việc quản lý rủi ro để tránh thất bại cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn: Lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra.
Nâng cao quản lý chất lượng thanh tra, kiểm toán:
- Chất lượng thanh tra, kiểm toán là vấn đề được quan tâm hết sức và có nhiều biện pháp đểnâng cao chất lượng của hoạt động này.
- Chất lượng thanh tra, kiểm toán được đánh giá qua mức độ thoả mãn các mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm toán đáp ứng kỳvọng của cơ quan có thẩm quyền và của người dân Hàn Quốc đối với hoạt động thanh tra, kiểm toán.
- Việc quản lý chất lượng thanh tra, kiểm toán được thực hiện qua từng giai đoạn của hoạt động này: Giai đoạn xây dựng kế hoạch thanh tra đặt trọng tâm vào xác định phạm vi và đối tượng thanh tra; giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp quan tâm nhiều đến vấn đề quy trình và kỹ năng nghiệp vụ và đặc biệt là giai đoạn xây dựng báo cáo kết thúc cuộc thanh tra, kiểm toán. Việc xây dựng báo cáo thanh tra, kiểm toán của Hàn Quốc được thực hiện qua một quy trình hết sức chặt chẽvà khoa học, cụ thể nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan và thuyết phục của báo cáo (kết luận) thanh tra, kiểm toán. Mặc dù vậy quá trình thẩm định cũng tỏ ra khá phức tạp nhất là khi có ý kiến khác nhau giữa những người tiến hành thẩm định. Báo cáo (kết luận) thanh tra, kiểm toán được đưa ra thảo luận và quyết định Uỷ ban thanh tra, kiểm toán gồm 06 thành viên trong đó có 03 thành viên của BAI và 03 thành viên từ bên ngoài do Chủtịch BAI đứng đầu. Cơ chếthảo luận và quyết định tập thể như vậy cũng là một sự bảo đảm cho tính chính xác, khách quan của báo cáo, kết luận thanh tra kiểm toán.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Đặc biệt chất lượng thanh tra, kiểm toán còn được đánh giá từ bên ngoài bởi người dân thông qua các cuộc điều tra khảo sát lấy ý kiến của người dân và đối tượng thanh tra, kiểm toán, ý kiến của Quốc hội... Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm toán. Ngoài ra chất lượng thanh tra, kiểm toán còn có thể được đánh giá bởi các đồng nghiệp từ các nước hoặc các tổchức thanh tra, kiểm toán quốc tế. BAI cũng đềnghị phía Việt Nam suy nghĩ đểxây dựng cơ chế đánh giá lẫn nhau giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán của hai nước.
Việc tăng cường năng lực cơ quan thanh tra, kiểm toán:
- Năng lực của thanh tra, kiểm toán theo BAI phụthuộc vào các yếu tố: Tính độc lập, phạm vi hoạt động, tính chuyên môn, phương thức hoạt động quản lý kết quảvà tính trách nhiệm, khả năng tổchức công việc và xửlý các mối quan hệ; khả năng xửlý sựtrùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Đây chính là những yếu tố làm căn cứ đánh giá thực tiễn cũng như để xác định những vấn đềcần cải tiến nhằm nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm toánởHàn Quốc.
Mặc dù tính độc lập của cơ quan thanh tra, kiểm toán được bảo đảm nhưng việc thực hiện các biện pháp tăng cường năng lực của thanh tra, kiểm toán cũng gặp những thách thức nhất định, nhất là vềphạm vi thanh tra, kiểm toán. Chất lượng của các báo cáo, kết luận của thanh tra, kiểm toán cũng chưa thực sự thuyết phục để chứng tỏ năng lực thanh tra, kiểm toán và đôi khi không nhận được sự đồng tình của các bên liên quan. Hiện nay, luật vềthanh tra, kiểm toán đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm toán.