ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ THANH TRA TỈNH VỀ CÔNG TÁC THANH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại thanh tra tỉnh quảng trị (Trang 68 - 75)

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN THANH TRA TỈNH QUẢNG TRỊ

2.5 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ THANH TRA TỈNH VỀ CÔNG TÁC THANH

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 27 cán bộ thanh tra3 hiện đang công tác tại Thanh tra tỉnh Quảng Trị.

Cùng quan điểm với các đơn vị thanh tra, công tác thanh tra tỉnh Quảng Trị thời gian qua đã có những kết quả tốt và khá toàn diện. Cụ thể, Bảng 2.13 dưới đây chỉ ra điểm trung bình do cán bộ thanh tra chấm cũng gần tương đồng với điểm trung bình do đơn vị được thanh tra chấm (1,52 ~ 1,58). Tuy nhiên từgóc nhìn của cán bộthanh tra - góc nhìn của việc “tự đánh giá”, dường như điểm đánh giá có phần tích cực hơn. Kết quả thống kê ở Bảng 2.13 cũng cho thấy không có cán bộnào chấm điểm thấp nhất cho hoạt động của cơ quan mình.

Bảng 2.13 Tổng hợp điểm đánh giá về công tác thanh tra Số phiếu Điểm tốt

nhất

Điểm kém nhất

Điểm trung bình Từ ý kiến của Cán bộ

Thanh Tra 27 1 3 1,52

Từ ý kiến của Đơn vị được

thanh tra 146 1 3 1,58

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016 của tác giả

Thang điểm từ 1 đến 3 trong đó 1 là mức rất tốt, 2 là mức tốt và 3 là mức trung bình. Tất cả điểm đánh giá đều hội tụ giữa giá trị 1 và 2 cho thấy hoạt động thanh tra được đánh giá tốt.

3Trong nghiên cứu này, cán bộ thanh tra bao gồm: thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mức đánh giá rất tốt này, theo các cán bộthanh tra, là sựtổng hòa từcác điểm sáng sau đây trong hoạt động tại đơn vị:

Thứnhất, phân công đúng người, đúng việc;

Thứhai, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcó hiệu quả;

Thứba, chính sách đối với cán bộphù hợp, vừa có tính khuyến khích vừa có răn đe, tạo được sựcạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ trong cơ quan;

Thứ tư, hệ thống quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp được xây dựng rõ ràng;

Cuối cùng, thường xuyên cập nhật phương pháp mới phục vụcông tác thanh tra.

Và các nội dung kểtrên có mức độ tương quan lẫn nhau khá chặt chẽ. Chi tiết vềkết quả đánh giávà mức độ tương quan giữa các đánh giá được cung cấp lần lượt ởBảng 2.14dưới đây:

Bảng 2.14 Mức độ đồng ý về các điểm tích cực trong công tác tổchức thanh tra

Mã hóa Nội dung đánh giá

Tỷ lệ đồng ý

(%) CBTT_1 Phân công đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí

việc làm của tổchức 77,80

CBTT_3 Chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

có hiệu quả 65,40

CBTT_5 Chính sách đãi ngộ cán bộ phù hợp 85,20

CBTT_9 Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp được xây

dựng rõ ràng cụ thể 85,20

CBTT_12 Áp dụng và cập nhật thường xuyên công nghệ mới,

phương pháp mới phục vụ công tác thanh tra 81,50 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016 của tác giả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh những ý kiến đồng thuận, tồn tại một điểm chênh khá lớn giữa nhìn nhận của cán bộ thanh tra và đơn vị được thanh tra. Điều này liên quan đến ba vấn đề, (i) thời gian thanh tra còn kéo dài, (ii) kếhoạch thanh tra chưa cụthể và (iii) kết luận thanh tra còn nhiều ý kiến trái chiều, tranh cãi. Bảng 2.15 cho thấy các đơn vị được thanh tra nhìn nhận ba vấn đề này nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các đánh giá của cán bộthanh tra. Cụthể, tỷlệcán bộ thanh tra và đơn vịthanh tra đồng ý lần lượt là 25,90%và 63,00% đối với ý kiến “Thời gian thanh tra còn kéo dài”; 18,5% và 52,7% đối với ý kiến “Kếhoạch thanh tra chưa cụ thể” và 14,8% và 21,9% đối với ý kiến “Kết luận thanh tra còn nhiều ý kiến trái chiều, tranh cãi”.

Lý giải vềthời gian thanh tra còn kéo dài: Thời gian thanh tra trung bình cho một cuộc thanh tra mà hiện nay các Đoàn thuộc Thanh tra tỉnh Quảng Trị thực hiện là 30 ngày, nằm trong phạm vi cho phép trong quy định tại Luật thanh tra 20104. Đó là cơ sở mà cán bộ thanh tra không đồng ý với quan điểm rằng thời gian thanh tra đang bị kéo dài. Tuy nhiên, cảm nhận của đơn vị được thanh tra là thời gian diễn ra cuộc thanh tra vẫn dài hơn kếhoạch 30 ngày. Thực tiễn cho thấy, phần lớn các cuộc thanh tra đảm bảo đúng tiến độ và kế hoạch, tức là không kéo dài hơn 30 ngày.

Theo số liệu thống kê giai đoạn 2011 - 2015 thì số cuộc thanh tra kéo dài chỉ có 09/56 cuộc, mà những cuộc này đều có các nguyên nhân riêng của nó. Ở đây cần làm rõ là 30 ngày làm việc, chứkhông phải 30 ngày liên tiếp. Kếhoạch thanh tra và quyết định thanh tra chưa có cụthểnên tạo rađiểm chênh này.

Bảng 2.15 Tỷlệ đồng ý với các điểm hạn chếtrong công tác thanh tra Ý kiến đánh giá

Cán bộ Thanh tra

(%)

Đơn vị bị thanh tra

(%)

Thời gian thanh tra kéo dài 25,90 63,00

Kế hoạch thanh tra chưa cụ thể 18,50 52,70

Kết luận thanh tra còn nhiều ý kiến trái chiều,tranh cãi 14,80 21,90 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016 của tác giả

4Dưới 45 đến 70 ngày tùy theo tính chất của từng cuộc thanh tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Xem xét về các tác nhân làm hạn chếhiệu quảcông tác thanh tra, có thểthấy tập trungở hai điểm sau, đó là:

Thứ nhất, cơ sở pháp lý còn chồng chéo. Đây được coi như là các quy định và tiêu chuẩn phải tuân thủ trong hoạt động của đơn vị đồng thời là bộ tham chiếu cho hoạt động thanh tra. Sựchồng chéo giữa các quy định thực sự đã gây ra một số khó khăn cho cảhai phía.

Thứ hai, sựphối hợp giữa các cơ quan thanh tra và các đơn vịliên quan còn rời rạc, chưa hoàn thiện.

Về cả hai điểm này, cả cán bộ thanh tra lẫn đơn vị bị thanh tra đều có những nhìn nhận tương đồng. Cụ thể, Bảng 2.16 cho thấy tỷ lệ cán bộ thanh tra và đơn vị được thanh tra đồng ý lần lượt là 37% và 38,4% đối với ý kiến “Sựphối hợp giữa cơ quan thanh tra và các đơn vị liên quan còn rời rạc, chưa hoàn thiện, làm cản trở quá trình thanh tra” và 51,4% và 55% đối với ý kiến “Cơ sởpháp lý còn chồng chéo”.

Bảng 2.16 Tỷlệ đồng ý với các điểm khó khăn trong công tác thanh tra

Ý kiến đánh giá

Cán bộ Thanh tra

(%)

Đơn vị được thanh tra

(%) Sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra và các đơn

vị liên quan còn rờirạc, chưa hoàn thiện, làm cản trở quá trình thanh tra

37,00 38,40

Cơ sở pháp lý còn chồng chéo 51,40 55,00

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016 của tác giả

2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ- XÃ HỘI

Qua phân tích hoạt động thực tiễn của đơn vị, kết hợp với việc đánh giá từ phía đối tượng thanh tra cũng như của chính cán bộ trong đơn vị, cho thấy: Công

Trường Đại học Kinh tế Huế

tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của Thanh tra tỉnh Quảng trị đã đạt được không ít thành công nhưngcũng không tránh khỏi một sốhạn chế. Kết quảkhảo sát cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân làm giảm hiệu quảcông tác thanh tra.

Nhìn chung, thời gian qua, công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế- xã hội tại cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Tri đã có chuyển biến tích cực, cơ quan thanh tra tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình, kếhoạch theo định hướng của thanh tra Chính phủvà bám sát yêu cầu của địa phương.Nỗlực chủ động, tổchức triển khai các nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chương trình công tácđãđược phê duyệt.

Thanh tra tỉnh đã kiện toàn bộ máy tổchức cán bộ công chức cả về số lượng và chất lượng, hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụhoạt động, xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hỗtrợ cho hoạt động thanh tra.

Công tác khảo sát, thu thập thông tin trước khi ra quyết định thanh tra đã có những đánh giá sát thực, từ đó đã có những đề xuất về định hướng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, nội dung tiến hành thanh tra cụ thể hơn, xác định đối tượng thanh tra tập trung hơn, triển khai kịp thời và kết thúc nhanh hơn. Việc điều phối kế hoạch thanh tra đã tạo được sự đồng bộ, phần nào hạn chếsựchồng chéo gây phiền hà đến đối tượng thanh tra. Công tác triển khai nhiệm vụ có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, phân công trách nhiệm rõ ràng.

Công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế- xã hội đạt được kết quả tương đối toàn diện, qua thanh tra đã phát huy được nhiều nhân tố tích cực trong hoạt động quản lý, chỉ ra cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh thấy được những hạn chế, sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá được tình hình chấp hành các quy định của pháp luật của các sở ban ngành, các huyện, thị xã, thành phố cũng như các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh. Qua đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong hoạt động quản lý, hạn chế được hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Cùng với nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tốcáo của công dân, công tác thanh tra hành chính thời gian qua góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động quản lý và ổn định an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội tỉnh nhà.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Mặc dù Thanh tra tỉnh Quảng trị đã tập trung nâng cao chất lượng của các cuộc thanh tra, chất lượng các kết luận, kiến nghị. Tuy nhiên,việc phát hiện các sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật chưa nhiều, hoặc không muốn nói là chưa mạnh dạn đưa vào kiến nghị; vẫn còn sựtranh cãi trong quá trình ban hành một số kết luận; Trong hoạt động thanh tra vẫn còn sựchồng chéo vềchức năng, nhiệm vụ giữa Kiểm toán, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở, ngành; Vẫn còn tình trạng vượt quá thời hạn quy định trong thanh tra phần nào ảnh hưởng đến hoạt động, tâm lý của các đối tượng thanh tra; Chất lượng công tác xử lý sau thanh tra chưa đạt yêu cầu, tỷlệ thu hồi trên kiến nghị đã tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp (tỷ lệ bình quân chỉ đạt 43,9%). Đây chính là khâu yếu nhất cần quan tâm nghiên cứu.

- Một sốnguyên nhân chủyếu:

+ Khung pháp liên quan đến công tác thanh tra kinh tế - xã hội còn chồng chéo, thiếu cụ thể, khó áp dụng: Hệ thống pháp luật của nước ta nói chung còn nhiều bất cập dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật khi thực hiện thanh tra, kiểm tra. Một số văn bản pháp luật thiếu rõ ràng, còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau dẫn đến việc hiểu và vận dụng khác nhau giữa các cơ quan, tổchức, cá nhân trong xã hội và khó cho cơ quan thanh tra khi kết luận, kiến nghị đối với những vấn đềcó liên quan.

+ Quy định hiện nay vềcông tác thanh tra còn nhiều bất cập. Việc quy định thời hạn cố định chung cho tất cảcác cuộc thanh tra theo từng cấp, mà chưa có quy định mởvềthời hạn thanh tra cho các cuộc thanh tra có quy mô và mức độphức tạp khác nhau, dẫn đền nhiều cuộc thanh tra không đảm bảo chất lượng, hiệu quả do phải chạy đua theo thời hạn cuộc thanh tra, hoặc phải kéo dài thời gian thanh tra dẫn đến thực hiện không đúng tiến độ thời hạn cuộc thanh tra theo quy định.

+ Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra hiện nay cũng chưa quy định những biện pháp cưỡng chếvà chếtài cụthểkhi các cá nhân, tổ chức sai phạm không chấp hành kết luận thanh tra. Trong khi đó, đối tượng có sai phạm thường viện dẫn nhiều lý do trì hoãn hoặc không chịu nộp tiền, tài sản đã nêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong kết luận mà họ có nghĩa vụ phải chấp hành. Trong các văn bản pháp luật về thanh tra không quy định rõ cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Vì vậy, hiệu lực các kết luận, kiến nghị thanh tra chưa cao, hiệu quảxửlý sau thanh tra còn thấp.

+ Đội ngũ làm công tác thanh tra chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng: Mặc dù hàng năm lãnhđạo Thanh tra tỉnh đã quan tâmđào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Ngoài việc tổ chức các lớp bồi dưỡng tại tỉnh, đơn vị còn gửi cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của trường Thanh tra chính phủ tổ chức. Tuy nhiên, với yêu cầu nhanh chóng của sự phát triển xã hội nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng, ngoài việc thực hiện tốt các luật quy định của ngành như: Luật Thanh tra, Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân và Luật Phòng chống tham nhũng, cán bộ thanh tra còn phải am hiểu các lĩnh vực của xã hội, mà trên thực tế anh em đơn vịmỗi người được tào tạo một chuyên ngành khác nhau, như: Luật, Kinh tế, Kiểm toán, Xây dựng cơ bản... mà chưa thể đào tạo được cán bộ am hiểu tất cả các lĩnh vực. Đây chính làtrăn trởcủa lãnh đạo đơn vị.

Mặt khác, nội dung và phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh rất rộng, nhưng biên chế được giao lại hạn chế, với sốcán bộtrực tiếp chỉ 16/31 cán bộlà quá mỏng so với yêu cầu, trong khi các tỉnh trong khu vựcnhư: Thanh tra Thừa Thiên Huếcó 56 biên chế, Hà Tĩnh có 34 biên chế, Nghệ An có 52 biên chế, Thanh Hóa có 50 biên chế, Quảng Bình có 37 biên chế.

+ Sự rời rạc trong việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các đơn vị liên quan làm cản trởquá trình thanh tra cũng như trong quá trình giải quyết nội dung và kết luận thanh tra. Trong thực tiễn, mặc dù lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến hiệu quả trong hoạt động thanh tra, đã có nhiều chỉ đạo hỗ trợ ngành trong thực hiện. Tuy nhiên, sự phối hợp của các đơn vị có liên quan với ngành nói chung, với Thanh tra tỉnh nói riêng là chưa thực sựchặt chẽ, một phần là do nhận thức của các đơn vị về hoạt động thanh tra còn hạn chế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại thanh tra tỉnh quảng trị (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)